Thứ sáu 26/04/2024 21:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Độc đáo ngôi chùa “không nóc” đang cưu mang gần 250 trẻ mồ côi

17:24 | 15/09/2019

Chùa Kỳ Quang 2 (ở quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh) hiện đang là nơi trú ngụ của 245 trẻ mồ côi. Khác với những ngôi chùa khác ở TP.Hồ Chí Minh, ngôi chùa này được thiết kế không ngăn tường, không nóc, không cửa.


Ngôi chùa "không nóc" độc đáo ở Sài Gòn. Ảnh TK.

Kiến trúc đặc biệt của chùa dựa trên quan niệm của Phật giáo, tượng trưng cho 9 phương trời, 10 phương Phật, không ngăn cách, không giới hạn.

Thầy Thích Thiện Chiếu - Trụ trì chùa Kỳ Quang 2 cho biết, ngôi chùa được hình thành từ năm 1926. Tổng thể ngôi chùa gồm 18 ngọn núi được mô phỏng theo 5 non 7 núi (Ngũ hành Sơn và Thất Sơn), 4 thác nước, 11 hang động.


Phần nóc ở giữa ngôi chùa có một lỗ to khoảng 20m2. Ảnh TK.

“Nhiều người mẹ sau khi sinh xong không có khả năng nuôi dưỡng, thường bế con đặt ở chùa rồi lặng lẽ bỏ đi. Sau đó, thầy đến gặp chính quyền địa phương làm giấy khai sinh, đăng ký tạm trú, tạm vắng. Hiện tại, cháu nào đã đến tuổi đi học được thầy đăng ký đến trường, nếu chưa đến 6 tuổi thì được chăm sóc học mẫu giáo tại chùa” – thầy Thích Thiện Chiếu cho biết thêm.


Được bao bọc bởi 9 ngọn tháp trên mái chùa, nên nước mưa khó có thể tạt vào phần trống rộng khoảng 20m2 “không nóc“. Ảnh TK.

Theo quan sát của PV Lao Động, ở giữa nóc chùa có một khoảng không rộng khoảng 20m2, nhưng do được thiết kế độc đáo, che chắn bởi 9 ngọn tháp xung quanh nên nước mưa khó có thể tạt vào bên trong.


Các lối dẫn vào chùa đều không có cửa. Ảnh TK.


Xung quanh chùa cũng không có tường che chắn. Ảnh TK.


Trong lúc trò chuyện, thầy Thích Thiện Chiếu giới thiệu chiếc bát bằng đồng đen, xuất từ Tây Tạng. Ảnh TK.


Những đứa trẻ đang độ tuổi cấp 1 được thầy Thích Thiện Chiếu chăm lo ăn học đầy đủ. Ảnh TK.


Các cháu chưa đến tuổi đi học thì được chăm sóc tại chùa. Ảnh TK.


Các cháu khuyết tật thường xuyên được các mạnh thường quân đến chăm sóc nuôi dưỡng. Ảnh TK
.

Theo Trần Khanh/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load