Thứ sáu 26/04/2024 21:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bốn linh vật được chọn làm hình ảnh nhận diện Festival Huế 2020

11:57 | 07/11/2019

Ban tổ chức Festival Huế 2020 cho biết, bộ hình ảnh từ bốn linh vật trong nghệ thuật cung đình Huế: Long, ly, quy, phụng được chọn làm hình ảnh nhận diện và sẽ xuất hiện xuyên suốt trên tất cả các sản phẩm truyền thông tại Festival Huế lần thứ XI năm 2020.

Bốn linh vật được chọn làm hình ảnh nhận diện Festival Huế 2020
Bộ linh vật được chọn làm hình ảnh nhận diện Festival Huế 2020

Riêng hình ảnh long mã gắn liền với logo Festival Huế từ năm 2000 sẽ là hình ảnh chủ đạo trên poster chính thức của Festival Huế 2020. Màu sắc chủ đạo của poster là màu tím đặc trưng gắn liền với Huế, vừa trang nhã, thơ mộng, vừa sâu sắc và suy tư, pha một chút rực rỡ của không khí lễ hội để tông màu ngả sang tím xanh, kết hợp với màu vàng hoàng kim làm điểm nhấn, tạo sự sang trọng. Tổng thể màu sắc dung hòa các yếu tố truyền thống và hiện đại của một thành phố giàu di sản, vươn mình hội nhập.

Khác với việc sử dụng một hình ảnh duy nhất trong công tác tuyên truyền-quảng bá của các kỳ festival trước, Ban tổ chức Festival Huế 2020 đã quyết định lựa chọn bốn hình ảnh đồ hoạ được thiết kế cách điệu từ bốn linh vật trong mỹ thuật cung đình Huế gồm: Long (rồng), lân (kỳ lân), quy (rùa), phụng (phượng) để minh hoạ cho bốn cụm chủ đề: “Một Huế di sản, một Huế tâm linh, một Huế nên thơ và hiện đại, và một Festival Huế độc đáo”.

Các cụm chủ đề vừa phù hợp với phương pháp tiếp cận truyền thông đa chiều tại Festival Huế 2020, hướng đến thông điệp về một “Huế luôn luôn mới”, một thành phố cổ kính đầy quyến rũ, ẩn chứa bề dày văn hóa vô cùng độc đáo. Đến với Huế để có những khám phá và trải nghiệm thật mới mẻ.

Festival Huế lần thứ XI sẽ là cột mốc đánh dấu chặng đường 20 năm hình thành và phát triển của một Festival văn hóa - nghệ thuật - du lịch mang tầm quốc gia và có tính quốc tế đầu tiên của cả nước. Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Huế luôn luôn mới”, Festival Huế lần thứ XI diễn ra từ ngày 1-6/4 với các chương trình, lễ hội chính như: Chương trình nghệ thuật khai mạc, chương trình văn hiến kinh kỳ, chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn, lễ hội áo dài, lễ hội Huế - kinh đô ẩm thực, lễ hội đường phố…

Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, cộng đồng diễn ra liên tục trong suốt 6 ngày đêm bao gồm: Lễ hội diều, festival khoa học, lễ hội bia, hội chợ thương mại quốc tế, các hoạt động thể dục thể thao, các cuộc trưng bày, triển lãm mỹ thuật… hứa hẹn mang lại cho người tham dự những trải nghiệm mới lạ và độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật.

Theo Thế Phong/Baochinhphu.vn

Cùng chuyên mục
  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load