Thứ sáu 29/03/2024 15:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Xúc tiến thương mại giày dép Việt Nam – Hoa Kỳ hậu Covid-19

10:29 | 01/06/2020

(Xây dựng) - Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giày dép Việt Nam tìm hiểu tình hình, xu hướng và cơ hội thị trường, thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang thị trường Hoa Kỳ, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ phối hợp với Hiệp hội các nhà phân phối và bán lẻ giày dép Hoa Kỳ, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam và Dự án USAID LinkSME tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến “Xúc tiến thương mại giày dép Việt Nam - Hoa Kỳ hậu COVID-19”.

xu c tie n thuong ma i gia y de p vie t nam hoa ky ha u covid 19
Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (giữa) phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, do tác động nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu, các hoạt động Xúc tiến thương mại truyền thống giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ, đặc biệt trong lĩnh vực giày dép buộc phải tạm ngưng trong thời gian qua. Do đó, việc nhanh chóng thiết lập được sự kiện hội nghị giao thương trực tuyến chính là một trong những giải pháp góp phần hỗ trợ doanh nghiệp hai bên duy trì tiếp xúc, kết nối và cùng tìm ra các cơ hội thông thương sản phẩm giày dép trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

Mặc dù Hoa Kỳ đang là trọng điểm dịch Covid-19 lớn nhất trên thế giới, công tác Xúc tiến thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nhưng Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã nỗ lực hết sức để Hội nghị diễn ra, tạo dịp thiết thực cho doanh nghiệp giày dép Việt Nam cập nhật thông tin thị trường, thúc đẩy các cơ hội kinh doanh tiềm năng với các đối tác Hoa Kỳ.

Thông tin tới các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường giày dép Hoa Kỳ, ông Matt Priest - Chủ tịch, CEO FDRA cho biết, dịch Covid-19 đã khiến cho tình hình thất nghiệp tại nước này tăng cao, thu nhập của người dân giảm khiến họ e dè hơn trong việc mua sắm hàng hóa, trong đó có mặt hàng giày dép. Nhu cầu thị trường giày dép tại Mỹ từ tháng 1-5/2020 đã giảm. Dự báo những tháng còn lại của năm sẽ có xu hướng giảm tương tự.

Tuy nhiên, ông Matt Priest cũng chỉ ra những cơ hội mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang Hoa Kỳ. Giai đoạn từ năm 2003 – 2020, theo ông Matt, trong khi kim ngạch nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ từ các nước trên thế giới biến đổi bất ổn với chiều hướng giảm thì giày dép của Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn liên tục tăng. Tính riêng những tháng đầu năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho kim ngạch nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ từ Việt Nam giảm nhưng vẫn tốt hơn hẳn so với nhập khẩu từ các nước còn lại.

Đáng chú ý, thời gian gần đây, mức thuế mà Hoa Kỳ áp vào mặt hàng giày dép xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng lên, do xung đột về chính trị giữa hai nước. Thời gian tới, thế giới sẽ thiết lập lại chuỗi cung ứng, tình hình xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ cũng có những thay đổi và Việt Nam sẽ trở thành nơi tăng nguồn cung ứng giày dép cho Hoa Kỳ.

Theo ông Matt Priest, mặc dù chịu tác động của dịch Covid 19 nhưng kim ngạch nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ từ Việt Nam trong những tháng còn lại của năm 2020 so với thời điểm hiện tại dự kiến sẽ đi ngang chứ không tăng hoặc giảm.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp da giày Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, bà Dương Thị Kim Liên - Phó Giám đốc Dự án USAID LinkSME cho biết, dự án sẽ đồng hành với Cục Xúc tiến thương mại và Lefaso để tổ chức các khóa đào tạo, chương trình thực tế… hỗ trợ doanh nghiệp giày dép nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm nhằm đạt các chứng chỉ, chứng nhận theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Đặc biệt, Dự án sẽ có những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu Covid-19.

Ông Diệp Thành Kiệt - Phó Chủ tịch Lefaso cũng cho biết, hiệp hội này luôn hỗ trợ các doanh nghiệp da giày Việt Nam trong việc phát triển thị trường như việc phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại tổ chức đoàn tham gia hội chợ chuyên ngành da giày tại Mỹ vào mỗi năm… Phía các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cho biết sẽ tích cực hỗ trợ doanh nghiệp giày dép Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.

xu c tie n thuong ma i gia y de p vie t nam hoa ky ha u covid 19
Ông Bùi Huy Sơn – Tham tán Công sứ, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ trao đổi về các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam Xúc tiến thương mại với Hoa Kỳ.

Ông Bùi Huy Sơn - Tham tán Công sứ, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ cam kết chia sẻ thông tin về Xúc tiến thương mại với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành da giày nói riêng. Đồng thời khẳng định, Thương vụ sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xác minh thông tin về đối tác, sản phẩm cũng như kết nối doanh nghiệp Việt Nam với đối tác tại thị trường Hoa Kỳ.

Với Cục Xúc tiến thương mại, ông Vũ Bá Phú khẳng định, Cục luôn sẵn sàng phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ có thêm nhiều cơ hội kết nối kinh doanh hiệu quả, ổn định lâu dài.

Sau phiên Hội nghị buổi sáng, các doanh nghiệp giày dép Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia các phiên giao thương trực tuyến với những nhà phân phối, nhập khẩu Hoa Kỳ.

Hạ Ly

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhà thầu phụ có được thuê lại nhân công của chủ đầu tư?

    (Xây dựng) - Bà Hoàng Thị Hóa (Quảng Bình) đang công tác tại đơn vị sự nghiệp, tự bảo đảm chi thường xuyên. Đơn vị có 250 viên chức và người lao động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính do UBND thành phố giao.

  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

  • Đề nghị sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình dự án đã xây dựng

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load