Thứ tư 08/01/2025 15:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Xu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp ngành Xây dựng quý IV/2024

11:44 | 07/01/2025

(Xây dựng) - Cơn bão số 3 xảy ra vào tháng 9/2024 tại các tỉnh, thành phố phía Bắc đã làm gián đoạn hoạt động thi công của nhiều công trình xây dựng. Nhiều công trình nhà ở, nhà xưởng sản xuất bị hư hỏng nặng cần phải sửa chữa và xây dựng mới ngay trong quý IV/2024 để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân cũng như phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) cho doanh nghiệp.

Xu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp ngành Xây dựng quý IV/2024
Hai yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp xây dựng là hợp đồng xây dựng mới và nguyên vật liệu xây dựng. (Ảnh minh họa)

29,9% doanh nghiệp nhận định thuận lợi trong hoạt động SXKD

Theo Tổng cục Thống kê, hoạt động SXKD của các doanh nghiệp xây dựng quý IV/2024 được nhận định tốt hơn quý III/2024 với 29,9% doanh nghiệp nhận định thuận lợi hơn; 43,8% doanh nghiệp nhận định giữ ổn định và 26,3% doanh nghiệp nhận định khó khăn hơn. Dự báo quý I/2025 so với quý IV/2024, các doanh nghiệp xây dựng nhận định khó khăn hơn với 22,7% doanh nghiệp dự báo thuận lợi hơn; 45,9% nhận định giữ ổn định và 31,4% dự báo khó khăn hơn.

Về sản xuất lao động, kết quả khảo sát quý IV/2024 cho thấy, có 24,7% doanh nghiệp nhận định lao động trong doanh nghiệp tăng so với quý III/2024; 59,6% doanh nghiệp nhận định lao động không đổi và 15,7% doanh nghiệp nhận định lao động giảm. Dự báo quý I/2025, có 17,7% doanh nghiệp nhận lao định lao động tăng; 63,9% doanh nghiệp nhận định không đổi và 18,4% doanh nghiệp nhận định lao động giảm.

Về yếu tố chi phí sản xuất, trong quý IV/2024, có 47,8% doanh nghiệp nhận định tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tăng so với quý III/2024; 37,1% doanh nghiệp nhận định không thay đổi; 15,1% doanh nghiệp nhận định tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm giảm.

Trong quý I/2025, so với quý IV/2024 có 36,8% doanh nghiệp dự báo tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tăng; 45,3% doanh nghiệp dự báo không đổi và 17,9% doanh nghiệp dự báo tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm giảm.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong quý IV/2024 có 48,9% doanh nghiệp nhận định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng so với quý III/2024; 37,3% doanh nghiệp nhận định không đổi và 13,8% doanh nghiệp nhận định giảm. Dự báo quý I/2025, có 39,3% doanh nghiệp dự báo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng so với quý IV/2024; 44% doanh nghiệp nhận định không đổi và 16,7% doanh nghiệp dự báo giảm.

Với chi phí nhân công trực tiếp, quý I/2025 có 34,6% doanh nghiệp dự báo chi phí nhân công trực tiếp tăng so với quý IV/2024; 49,3% doanh nghiệp nhận định không đổi; 16,1% doanh nghiệp dự báo chi phí nhân công trực tiếp giảm.

Về hợp đồng xây dựng mới, quý IV/2024, có 78,3% doanh nghiệp nhận định số lượng hợp đồng xây dựng mới tăng và không đổi so với quý III/2024; có 21,7% doanh nghiệp nhận định số lượng hợp đồng xây dựng mới giảm.

Trong quý I/2025, các doanh nghiệp nhận định hợp đồng xây dựng mới nhiều hơn quý IV/2024 với 74,7% doanh nghiệp nhận định tăng và không đổi; 25,3% doanh nghiệp nhận định số lượng hợp đồng xây dựng mới giảm.

Doanh nghiệp mong muốn thông tin về các dự án công khai

Trong lĩnh vực vay vốn phục vụ SXKD, quý IV/2024 có 76,1% doanh nghiệp vay vốn cho hoạt động SXKD. Trong số các doanh nghiệp có vay vốn, 76,2% doanh nghiệp vay ngân hàng; 12,4% doanh nghiệp vay người thân, bạn bè; 6,9% doanh nghiệp vay tổ chức tín dụng khác; 3,2% doanh nghiệp vay nhân viên ngân hàng, tổ chức tín dụng không qua thủ tục chính thức; 1,3% doanh nghiệp vay từ các nguồn khác.

Hai yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp xây dựng là hợp đồng xây dựng mới và nguyên vật liệu xây dựng. Theo kết quả khảo sát quý IV/2024, có 45,7% doanh nghiệp gặp khó khăn do giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao; có 44,7% doanh nghiệp gặp khó khăn do không có hợp đồng xây dựng mới.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số yếu tố đầu vào khác có ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp xây dựng. Về nguồn vốn, có 21,8% doanh nghiệp khó khăn do thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; 26,3% doanh nghiệp khó khăn do nợ đọng xây dựng cơ bản không được thanh quyết toán đúng kỳ hạn.

Về lao động, có 13,2% doanh nghiệp khó khăn do không tuyển được lao động theo yêu cầu. Nguyên nhân chủ yếu do đặc thù về công việc, một số vị trí yêu cầu về trình độ chuyên môn cao nhưng do phần lớn doanh nghiệp xây dựng có quy mô nhỏ, chế độ đãi ngộ không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp, nhà thầu lớn nên không thể ký được được hợp đồng lao động dài hạn. Nguồn lao động thời vụ không ổn định, lao động tại địa phương còn dè chừng với những doanh nghiệp ngoài tỉnh do lo sợ về việc thanh toán lương, thưởng...

Về nguồn cung nguyên vật liệu xây dựng, có 15,9% doanh nghiệp khó khăn do thiếu nguồn cung về nguyên vật liệu xây dựng như không có sự ổn định về giá cả, không cung cấp kịp thời khối lượng nguyên vật liệu cho công trình.

Xu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp ngành Xây dựng quý IV/2024
Trong năm 2025, thị trường bất động sản có nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là việc triển khai các dự án nhà ở xã hội. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, có một số yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp xây dựng như có 18,6% doanh nghiệp khó khăn do điều kiện thời tiết không thuận lợi; 18,1% doanh nghiệp khó khăn do thủ tục hành chính phức tạp; 16,9% khó khăn do công tác giải phóng mặt bằng chậm; 11,6% doanh nghiệp khó khăn do không biết đến các thông tin đấu thầu nên làm giảm cơ hội ký kết thêm các hợp đồng xây dựng mới.

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động SXKD, doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng kiến nghị Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương có phương án hỗ trợ. Cụ thể, có 46,3% doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ về nguyên vật liệu như đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá nguyên vật liệu xây dựng; 42,3% doanh nghiệp đề nghị được hỗ trợ về vốn cho SXKD như được vay vốn ưu đãi, thủ tục vay vốn thuận lợi và nhanh chóng hơn, giảm lãi suất cho vay; 40,7% doanh nghiệp đề nghị công khai, minh bạch các thông tin về đấu thầu.

34,6% doanh nghiệp đề nghị tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp rút ngắn thời gian xử lý thủ tục hành chính; 27,1% doanh nghiệp đề nghị được bàn giao mặt bằng sạch đúng kế hoạch để đảm bảo thời gian thi công đúng hợp đồng đã ký kết; 26,8% doanh nghiệp đề nghị phải có chế tài xử phạt các chủ đầu tư chậm thanh quyết toán nợ đọng xây dựng cơ bản để doanh nghiệp xây dựng quay vòng vốn cho hoạt động SXKD.

Ngoài các nhóm kiến nghị trên, các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng kiến nghị Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương một số nội dung: Thứ nhất, các doanh nghiệp nhận định trong năm 2025, thị trường bất động sản có nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là việc triển khai các dự án nhà ở xã hội, tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục pháp lý để cấp phép các dự án cũ. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng được ký kết thêm các hợp đồng xây dựng mới. Vì vậy, doanh nghiệp và nhà thầu xây dựng mong muốn thông tin về các dự án, gói thầu xây dựng được công khai, minh bạch hơn nữa.

Thứ hai, năng lực nội tại của nhiều doanh nghiệp nhỏ không thể tham gia đấu thầu các dự án lớn. Vì vậy, doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng mong muốn được tạo điều kiện để tham gia các hạng mục xây dựng nhỏ tại địa phương, nhất là những dự án từ nguồn ngân sách địa phương quản lý.

Thứ ba, doanh nghiệp tiếp tục mong muốn được cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường điện tử hóa các giao dịch, thủ tục giấy tờ; hướng dẫn chi tiết, phản hồi nhanh các hồ sơ, giấy tờ đã nộp để doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi kịp thời. Từ đó, doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, hoàn tất thủ tục nhanh chóng để triển khai công việc kịp thời và hiệu quả.

Mai Chi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Doanh nghiệp xây dựng tìm cơ hội vượt khó

    (Xây dựng) – Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng, đại diện các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp đã cùng nêu lên những khó khăn, đưa ra các kiến nghị để phát huy lợi thế, tạo thêm nguồn việc cho doanh nghiệp và đối mặt thách thức trong thời gian tới.

  • Thái Nguyên: Đưa sản phẩm hàng hóa lên sàn thương mại điện tử Shopee

    (Xây dựng) – Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên của cả nước vừa chính thức tổ chức đưa sản phẩm hàng hóa địa phương vào gian hàng sản phẩm trên sàn thương mại điện tử Shopee. Đây là một trong những hướng đi đúng đắn không những góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

  • Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam: Cải cách – kiến tạo kỷ nguyên kinh tế mới

    (Xây dựng) - Ngày 7/1, tại Hà Nội, với sự chỉ đạo của Ban Kinh tế Trung ương, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam và Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) chủ trì tổ chức Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam (VESF) lần thứ 17 – Phiên toàn thể mùa xuân 2025.

  • Hà Nội: Thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế năm 2025

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Công văn số 40/UBND-KTTH ngày 07/01/2025 về việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế năm 2025 trên địa bàn Thành phố.

  • Thành phố Huế: Năm 2024, ngành Xây dựng có giá trị sản xuất ước đạt 12.050 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Năm 2024, ngành Xây dựng thành phố Huế tăng trưởng mạnh, giá trị sản xuất ước đạt 12.050 tỷ đồng, tăng 17,1% và tỷ lệ đô thị hóa toàn thành phố đạt 60%.

  • Nam Định: Đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất tại khu vực Cồn Xanh

    (Xây dựng) - Các dự án của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Thiện tại khu vực Cồn Xanh, huyện Nghĩa Hưng là nhóm dự án trọng điểm, có ý nghĩa động lực, tạo nền tảng phát triển công nghiệp công nghệ cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của huyện Nghĩa Hưng và của tỉnh Nam Định; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, tăng thu ngân sách Nhà nước và nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load