Thứ sáu 27/12/2024 13:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Xí nghiệp Tập thể thương binh Quang Minh Hải Phòng thực hiện Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương

16:05 | 27/10/2021

(Xây dựng) - Xí nghiệp Tập thể thương binh Quang Minh được thành lập ngày 05/06/1996 và được công nhận là cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ của thương bệnh binh và người khuyết tật theo Quyết định số 2480/QĐ ngày 25/10/1996 của UBND thành phố Hải Phòng. Xí nghiệp hoạt động theo mô hình hợp tác xã; Xí nghiệp hiện có 96 lao động thường xuyên, trong đó có 82% là thương binh. Số còn lại là con em thương binh, gia đình chính sách, bộ đội đã hoàn thành nghĩa vụ. Là đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ đa ngành nghề, với số vốn Điều lệ ban đầu năm 1996 là 250 triệu đồng.

xi nghiep tap the thuong binh quang minh hai phong thuc hien nghi quyet 13 cua ban chap hanh trung uong
Anh hùng lao động, Giám đốc Xí nghiệp Tập thể thương binh Quang Minh Hải Phòng Trần Hồng Quảng.

Dưới ánh sáng Nghị quyết 13 – Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng – Khóa 9, ngày 18/03/2002 “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”; Các chương trình hành động của Thành ủy Hải Phòng, Quận ủy Ngô Quyền; Cùng với sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của chính quyền các cấp, các Bộ, ngành, Đoàn thể Trung ương, địa phương, đặc biệt là Liên minh Hợp tác xã và doanh nghiệp thành phố; sự nỗ lực, cố gắng của thành viên và người lao động Xí nghiệp, trong những năm qua Xí nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc.

Hiện nay, vốn Điều lệ của Xí nghiệp là 925 tỷ đồng, tăng hơn 42 lần so với năm 2002. Doanh thu năm 2021 ước đạt 187 tỷ 132 triệu đồng, tăng gấp 4,15 lần so với năm 2002. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2021 là 6 triệu đồng, tăng gấp 10 lần so với năm 2002. Năm 2014, Xí nghiệp đã hoàn thành việc chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã 2012. Xí nghiệp luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm đề ra, đóng góp đầy đủ ngân sách Nhà nước, đảm bảo đời sống, việc làm và quyền lợi cho hàng trăm thương binh, con em thương binh, gia đình chính sách, bộ đội đã hoàn thành nghĩa vụ và người lao động. Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội thiện nguyện, từ năm 2002 đến nay với số tiền ủng hộ lên đến hàng chục tỷ đồng. Xí nghiệp luôn tích cực, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước. Nhờ sự nỗ lực đó, tập thể Xí nghiệp và đồng chí Tổng Giám đốc đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều danh hiệu cao quý khác. Đặc biệt đồng chí Tổng Giám đốc đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Với thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và hoạt động xã hội, thiện nguyện; Xí nghiệp Tập thể thương binh Quang Minh đã vinh dự được đón tiếp hàng trăm đoàn đại biểu, trong đó có các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Quân đội đã về thăm và trồng cây lưu niệm, như các đồng chí: nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước); Đại tướng Võ Nguyên Giáp; nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Phúc Thanh; đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ); cùng nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp khác của Trung ương, Quân đội và thành phố Hải Phòng.

Từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, chúng tôi nhận thức rằng Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương – Khóa 9 thể hiện quyết tâm chính trị và sự nhất quán về chủ trương, đường lối của Đảng về kinh tế tập thể và hợp tác xã trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết là một chủ trương đúng đắn, sáng suốt, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Các Nghị quyết, Chương trình hành động của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt của thành phố Hải Phòng và quận Ngô Quyền đã thực sự cụ thể hóa Nghị quyết một cách chi tiết với các chính sách cụ thể, bước đi phù hợp tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn vừa qua. Sự quán triệt, triển khai Nghị quyết của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thành phố hết sức bài bản, kịp thời phù hợp với tình hình của địa phương; Góp phần nâng cao nhận thức, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước của toàn thể cán bộ đảng viên và người lao động; Giúp cho các mô hình kinh tế tập thể và các thành viên vững vàng với sự lựa chọn của bản thân, để cùng nhau đoàn kết, gắn bó xây dựng đơn vị phát triển ổn định, bền vững.

Từ kết quả thực hiện Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương – Khóa 9, Xí nghiệp đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

1. Làm tốt công tác quán triệt, triển khai Nghị quyết, đặc biệt là các Chương trình hành động của các cấp; Chú trọng tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần thống nhất, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, thành viên và người lao động gắn với việc nghiêm chỉnh thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương.

2. Đơn vị phải xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết nghiêm túc, bám sát chủ trương Nghị quyết và Chương trình hành động của cấp trên, có lộ trình, bước đi cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

3. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và người lao động. Thường xuyên đổi mới công tác quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý Xí nghiệp, các phòng ban, đơn vị. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh và quản lý điều hành để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

4. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và tổ chức hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội trong Xí nghiệp. Duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua yêu nước, lao động sáng tạo. Xây dựng và nhân rộng nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động xã hội, thiện nguyện. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, thành viên và người lao động, đặc biệt là thương binh và người khuyết tật.

5. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự giúp đỡ tạo điều kiện của các cơ quan quản lý Nhà nước, Liên minh hợp tác xã và doanh nghiệp thành phố. Nâng cao năng lực tiếp cận, khai thác các chính sách ưu đãi của Nhà nước và thành phố đối với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Tôi xin phép đề xuất một số kiến nghị sau:

Một là, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương – Khóa 9, Nghị quyết đã đem lại thành tích lớn lao cho phát triển kinh tế tập thể, kinh tế - xã hội. Tuy nhiên tình hình thực tiễn đòi hỏi phải có các bước đi, giải pháp mới phù hợp hơn. Vì vậy chúng tôi đề nghị tiếp tục quán triệt tinh thần, quan điểm chủ đạo của Nghị quyết. Bên cạnh đó, Trung ương Đảng và Chính phủ nên xem xét, xây dựng, bổ sung các chính sách phù hợp hơn với tình hình thực tiễn.

Hai là, tiếp tục xây dựng, đổi mới phương thức triển khai các chính sách hỗ trợ, ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã thụ hưởng và phát triển, đưa kinh tế tập thể thực sự là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Chú trọng đến các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc thù của Nhà nước để khuyến khích các hợp tác xã phát triển đặc biệt là mô hình hợp tác xã thương binh và người khuyết tật.

Ba là, có thể chế cụ thể hơn nữa để nâng cao vai trò, trách nhiệm của Liên minh hợp tác xã Việt Nam; Liên minh hợp tác xã các tỉnh, thành phố để thực hiện tốt chức năng, tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã. Tạo điều kiện cho kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển các hình thức liên kết, hợp tác đa dạng, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và hội nhập.

Anh hùng lao động, Giám đốc Xí nghiệp Tập thể thương binh Quang Minh Hải Phòng Trần Hồng Quảng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nghệ An: Thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, đơn vị

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản về việc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.

  • 8 kết quả nổi bật của tỉnh Thái Bình năm 2024

    (Xây dựng) – Năm 2024 với nhiều khó khăn, thách thức song ngay từ đầu năm Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định và đạt được một số kết quả nổi bật.

  • Ngoại giao kinh tế là then chốt cho động lực tăng trưởng

    (Xây dựng) - Trong gần 60 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt Đảng, Nhà nước trong năm 2024, nội dung kinh tế đã trở thành trọng tâm, mang lại các kết quả cụ thể, thực chất. Nổi bật là các chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ tới Ấn Độ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, UAE, Qatar, Saudi Arabia, Hungary, Romania, Dominica; thăm làm việc tại Trung Quốc, Nga... Hơn 170 thỏa thuận hợp tác đã được ký kết nhân dịp các hoạt động cấp cao.

  • Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm đứng Top đầu về công tác đầu tư xây dựng

    (Xây dựng) - Ngày 26/12, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán thu - chi ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp và phát động thi đua năm 2025.

  • Quảng Nam: Yêu cầu thi công “3 ca, 4 kíp” để giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao nhất

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng tại cuộc họp nghe các chủ đầu tư, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh báo cáo tiến độ thực hiện và bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan.

  • Quyết liệt gỡ khó cho dự án, đất đai để khơi thông nguồn lực, tránh thất thoát lãng phí

    Chiều 26/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, văn bản có liên quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load