Chủ nhật 03/11/2024 04:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới Điện Biên: Điểm sáng và hướng đi hiệu quả

17:27 | 05/10/2022

(Xây dựng) - Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-HĐND ngày 10/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020, bức tranh nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Song do những khó khăn mang tính đặc thù, địa phương vẫn còn nhiều tiêu chí chưa đạt và khó thực hiện nếu như không có giải pháp hiệu quả.

xay dung nong thon moi dien bien diem sang va huong di hieu qua
Một góc xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé (Ảnh: Tâm Văn).

Điểm sáng nông thôn mới

Cách đây chưa lâu, chúng tôi có dịp tham quan lớp kỹ thuật chăn nuôi gia súc do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Mường Nhé tổ chức. Buổi tập huấn đã kết thúc nhưng vẫn có rất nhiều dân bản nán lại để hỏi thêm về các kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi cho đàn gia súc. Phần lớn các hộ dân này đều là những tấm gương tiêu biểu trong tăng gia sản xuất ở địa phương.

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé cho biết: Thực hiện tiêu chí xây dựng NTM, thời gian qua, việc đào tạo nghề cho người lao động đã giúp người dân Mường Nhé thay đổi về nhận thức. Trước đây, nhiều người tham gia học nghề để được hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí thì đến nay người lao động đã ý thức học nghề sẽ giúp họ tận dụng tài nguyên đất đai, đa dạng ngành nghề để vươn lên xóa đói giảm nghèo. Từ đó, huyện đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Theo số liệu, hiện nay huyện Mường Nhé có tổng số lao động nông thôn được đào tạo giai đoạn 2015-2020 (từ 3 tháng đến trình độ cao đẳng) là gần 4.000 người. Sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề có hơn 3.400 lao động có việc làm; trong đó số gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ có thu nhập khá đạt gần 600 hộ. Đây là kết quả tích cực trong thực hiện xây dựng tiêu chí NTM ở địa phương.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên khẳng định: Một trong những kết quả nổi bật sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-HĐND, đó là tỷ lệ lao động của tỉnh có việc làm ngày càng tăng. Bình quân giai đoạn năm 2016-2020, tỉnh Điện Biên đào tạo hơn 6.400 lao động/năm. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt 73%, đạt 124,5% so với mục tiêu nghị quyết đề ra. Đến nay, có 100% xã đạt tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm, tăng 34 xã, đạt 141% so với mục tiêu nghị quyết. Đây được xem là nỗ lực của hệ thống chính trị các cấp trong việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, qua đó góp phần phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người lao động theo bộ tiêu chí NTM.

Điện Biên là tỉnh miền núi có 129 xã, phường, thị trấn. Giai đoạn 2016-2020 toàn tỉnh vẫn còn 114 xã cần phải hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Tỉnh xây dựng NTM trong điều kiện nhiều khó khăn, như: Nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng chống phá; di cư tự do gây mất an ninh chính trị. Một số địa phương còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước... Trong điều kiện đó, thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-HĐND về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020, cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình.

Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM theo tinh thần Nghị quyết số 50/NQ-HĐND đã tạo được chuyển biến tích cực trong đời sống của nhân dân trên địa bàn. Xây dựng NTM trở thành phong trào sôi nổi và rộng khắp. Nông thôn được quy hoạch theo hướng phát triển toàn diện. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tỷ lệ hộ nghèo giảm. Các điều kiện về y tế, giáo dục, văn hóa và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện.

Tìm hướng đi hiệu quả

Không thể phủ nhận những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-HĐND về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh Điện Biên. Song do nhiều nguyên nhân mang tính đặc thù của địa phương dẫn đến nhiều tiêu chí trong chương trình chưa đạt được, đặc biệt là ở các huyện vùng sâu, vùng xa, một số chỉ tiêu nghị quyết được xem là khó thực hiện.

Mới đây, chúng tôi về Tả Sìn Thàng là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn thuộc huyện Tủa Chùa. Với xuất phát điểm kinh tế thấp, mức thu nhập bình quân đầu người toàn xã mới chỉ đạt 8 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo gần 49%, sau 5 năm xây dựng NTM đến nay xã mới đạt 7/19 tiêu chí. Đối với các tiêu chí chưa đạt, trong đó tiêu chí về: Thu nhập, hộ nghèo, môi trường và an toàn thực phẩm được đánh giá là khó thực hiện. Thực tế thì không chỉ riêng Tả Sìn Thàng, đây là thực trạng chung của nhiều địa phương trong quá trình xây dựng NTM. Dẫn chứng như xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, đến nay còn 4 tiêu chí chưa đạt, gồm: Giao thông, thu nhập, hộ nghèo và nhà ở dân cư. Theo đồng chí Quàng Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Mường Pồn: Địa phương phấn đấu đến năm 2022 đạt chuẩn NTM, tuy nhiên cả 4 tiêu chí trên đều rất khó thực hiện, đặc biệt tiêu chí nhà ở dân cư và giao thông cần phải có nguồn lực mới có thể thực hiện. Trong khi đó, đến cuối năm 2021, xã chưa được phân bổ nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng NTM; vốn huy động trong nhân dân không có. Vì vậy, một số công trình, dự án đến nay vẫn chưa thực hiện được, như: Xây dựng kè chống sạt lở kênh Phai Đán Cò Chạy; đường nông thôn bản Huổi Un...

Nguyên nhân tình trạng trên được lý giải bởi Điện Biên là tỉnh miền núi, xa các trung tâm kinh tế lớn, trình độ sản xuất còn hạn chế, quy mô nền kinh tế còn nhỏ lẻ. Mặc dù nhu cầu xây dựng NTM là rất lớn nhưng nguồn lực huy động, đầu tư còn hạn chế. Một số chính sách, cơ chế thực hiện NTM, đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp còn chưa đồng bộ. Năng lực của cán bộ cơ sở và nhận thức của đồng bào các dân tộc còn chưa đồng đều nên ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai và chất lượng chương trình. Một số địa phương vẫn nặng về thành tích, số lượng dẫn đến việc xây dựng NTM mặc dù có thay đổi nhưng đời sống nhân dân chưa được nâng cao. Nhiều địa phương vẫn còn mang tính trông chờ vào Nhà nước. Cá biệt một bộ phận tâm lý không muốn thoát nghèo để hưởng trợ cấp... Đây chính là rào cản lớn khiến cho Chương trình xây dựng NTM chưa đạt được kết quả mong muốn.

Mục tiêu tỉnh Điện Biên phấn đấu đến hết năm 2025 có khoảng 40% số xã đạt chuẩn NTM (trong đó, có 10% số xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu); 50% số thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM. Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh Điện Biên xác định, tập trung ưu tiên chỉ đạo xây dựng NTM cấp thôn, bản, trong đó nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Các địa phương cần xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện thật cụ thể, chi tiết, nhất là giải pháp hỗ trợ các thôn, bản địa bàn vùng gian khó để từng bước hoàn thành tiêu chí NTM, giảm nghèo bền vững và coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm.

Thực tế cho thấy, ở nhiều địa phương khi thực hiện các tiêu chí NTM về hệ thống hạ tầng, làm đường giao thông, nhiều hộ dân hiến đất, hiến nhà để làm NTM. Vì vậy, việc huy động sức mạnh tinh thần, vật chất của nhân dân trong xây dựng NTM là vấn đề quan trọng. Muốn vậy, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân để khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉnh ủy Điện Biên ban hành Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày 29/7/2021 về phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển toàn diện sản xuất nông lâm nghiệp trên cơ sở cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, có liên kết và ứng dụng công nghệ cao, tăng cường khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương. Đây được xem là giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy quá trình xây dựng NTM hiệu quả, góp phần xây dựng tỉnh Điện Biên ngày càng phát triển, bền vững.

Kết quả thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 50/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh: Điện Biên có 38 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM, vượt 3 xã, đạt 108,57% so với nghị quyết; số tiêu chí bình quân đạt 11,9 tiêu chí/xã, vượt 0,6 tiêu chí/ xã so với mục tiêu nghị quyết.

 Phạm Kiên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Phú Xuyên (Hà Nội): Lấy thế mạnh làng nghề truyền thống làm điểm tựa xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Nổi tiếng là vùng đất trăm nghề, những năm qua, huyện Phú Xuyên đã nỗ lực phát huy thế mạnh các làng nghề truyền thống, gây dựng nhiều sản phẩm OCOP chất lượng. Từ đó tạo điểm tựa để địa phương này hòa mình vào công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM).

    14:48 | 31/10/2024
  • Tiên Phước (Quảng Nam): Quyết tâm trong việc xây dựng huyện nông thôn mới

    (Xây dựng) – Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Tiên Phước (Quảng Nam) có 14/14 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM (tỷ lệ 100%). Lãnh đạo huyện chia sẻ, về xây dựng huyện NTM giai đoạn 2021 - 2025, Tiên Phước đã thực hiện đạt 7/9 tiêu chí, 2 tiêu chí chưa đạt gồm giao thông, môi trường đang được nỗ lực triển khai thực hiện.

    11:33 | 31/10/2024
  • Nghệ An: Lấy ý kiến nhân dân về việc huyện Nam Đàn đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản tiếp nhận ý kiến góp ý của nhân dân trên địa bàn tỉnh, về việc huyện Nam Đàn đủ điều kiện đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

    09:40 | 31/10/2024
  • Hà Nam: Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – Với cách làm sáng tạo, Hà Nam trở thành điểm sáng trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Theo ông Ngô Mạnh Ngọc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam, tính đến hết tháng 09/2024, tỉnh Hà Nam công nhận thêm 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và có thêm 38 sản phẩm OCOP được công nhận hạng 3 sao.

    21:47 | 30/10/2024
  • Hà Tĩnh: Đề xuất công nhận xã Thuận Lộc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Hội đồng thẩm định xét, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), xã đạt chuẩn NTM nâng cao, xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức họp, thảo luận, bỏ phiếu xét, đề nghị công nhận xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh đạt chuẩn NTM nâng cao.

    10:39 | 30/10/2024
  • Hương Sơn (Hà Tĩnh): Phấn đấu đến hết năm 2024 có thêm 2 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Các xã, thị trấn huyện Hương Sơn tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung của Nghị quyết 04, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách về xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Phấn đấu đến hết năm 2024, Hương Sơn có thêm 2 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, 17 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu.

    19:07 | 29/10/2024
  • Ứng Hòa (Hà Nội): Phấn đấu đến năm 2026 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ và nhân dân huyện Ứng Hòa (Thành phố Hà Nội) đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đến nay, toàn huyện đã có 28/28 xã được UBND Thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn NTM; 9/28 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 3/28 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

    16:00 | 29/10/2024
  • Lý Nhân (Hà Nam): Sức sống mới từ chương trình nông thôn mới

    (Xây dựng) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, các tổ chức, doanh nghiệp, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) đã đạt nhiều kết quả quan trọng. 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nhiều xã đang bứt tốc về đích nông thôn mới nâng cao. Với hệ thống hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục được nâng cấp, mở rộng, diện mạo và đời sống của người dân Lý Nhân đang được đổi mới từng ngày.

    19:19 | 28/10/2024
  • Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Từng bước hướng đến nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Huyện Thiệu Hóa hiện là một trong những địa phương điển hình trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thanh Hóa. Với sự quyết tâm của chính quyền và đồng thuận của người dân, huyện Thiệu Hóa phấn đấu đạt huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2025.

    15:44 | 25/10/2024
  • Mỹ Đức (Hà Nội): Xã Thượng Lâm quyết tâm xây dựng nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Trước những yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 về việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thượng Lâm (huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội) đã xác định quyết tâm xây dựng xã nông thôn mới nâng cao để không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu xây dựng người Hà Nội văn minh thanh lịch.

    21:52 | 24/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load