Thứ ba 05/11/2024 13:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Xác lập khung chính sách rõ ràng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng

08:04 | 17/11/2019

(Xây dựng) – Ngày 14/8/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, yêu cầu hội nhập quốc tế và giải quyết những phát sinh từ thực tiễn.

Xác lập khung chính sách rõ ràng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Cụ thể, bằng việc bổ sung dự án PPP thuộc đối tượng áp dụng quản lý chi phí đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư của dự án sẽ được tính đúng, tính đủ và phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng, đảm bảo đồng bộ mục tiêu quản lý các dự án đầu tư công, khắc phục những tồn tại trong các báo cáo kiểm toán các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư, đặc biệt là dự án BOT giao thông, đồng thời xác lập khung chính sách rõ ràng về quản lý chi phí để nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước làm cơ sở thực hiện.

Việc điều chỉnh một số nội dung về nguyên tắc, phương pháp xác định và cơ cấu khoản mục chi phí tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, đảm bảo được yêu cầu về mức độ chính xác cần thiết của tổng mức đầu tư theo yêu cầu quản lý về tính đúng, tính đủ, nhất là các dự án có quy mô lớn, các dự án xác định giá gói thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt để thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC, EC… qua đó khắc phục thực trạng nhiều dự án phải điều chỉnh chi phí nhiều lần do xác định tổng mức đầu tư không đủ so với yêu cầu thực tế hoặc vốn Nhà nước bị thất thoát do tổng mức đầu tư được xác định cao hơn yêu cầu.

Quy định nguyên tắc, phương pháp xác định, cập nhật và sử dụng chi phí dự phòng trong giá gói thầu xây dựng, cho phép xác định giá gói thầu trên cơ sở dự toán được phê duyệt mà không cần thêm bước lập, thẩm định, phê duyệt lại dự toán gói thầu, cắt giảm được thời gian, chi phí và thủ tục cho việc phải lập lại dự toán gói thầu xây dựng để xác định giá gói thầu, đồng thời loại bỏ lạm quyền của chủ đầu tư điều chỉnh chi phí các công việc trong dự toán được duyệt trong quá trình lập lại dự toán gói thầu.

Quy định về lập, thẩm định tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng phù hợp với dự án thực hiện theo phương thức hợp đồng EPC, EC, EP chấm dứt thực trạng nhiều dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC, EC đã hình thành giá hợp đồng trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt nhưng đến giai đoạn dự toán vẫn phải thực hiện thẩm định gây mất thời gian và công sức nhưng không phục vụ mục tiêu quản lý chi phí.

Quy định thời điểm điều chỉnh và phê duyệt tổng mức đầu tư thực hiện ngay tại thời điểm phát sinh chi phí nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả công tác quản lý chi phí, tránh thực trạng các dự án đều điều chỉnh và phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh tại thời điểm kết thúc dự án, khi đó thủ tục điều chỉnh và phê duyệt không còn phục vụ quản lý chi phí mà mang ý nghĩa hợp thức hóa.

Quy định việc sử dụng dự phòng phí và thẩm quyền điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng thuộc người quyết định đầu tư khắc phục chủ đầu tư lạm quyền trong sử dụng dự phòng phí sai mục đích, chấm dứt tình trạng hầu hết các dự án được chủ đầu tư phân bổ và điều chỉnh sử dụng hết dự phòng phí không đúng với bản chất của chi phí này.

Quy định ban hành định mức, giá và chỉ số giá xây dựng để áp dụng đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước, dự án PPP khắc phục việc vận dụng định mức, giá và chỉ số giá tùy tiện, nhiều trường hợp cố tình vận dụng sai làm tăng chi phí đầu tư xây dựng, gây thát thoát, lãng phí. Quy định này là cơ sở để tiêu chuẩn hóa, số hóa trong áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Quy định quản lý sử dụng báo giá và quy định xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu định mức và giá xây dựng sẽ khắc phục tình trạng sử dụng báo giá tùy tiện, theo ý chí chủ quan của người lập dự tính chi phí. Quy định này sẽ tạo ra một hệ thống cơ sở dữ liệu định mức, giá xây dựng thống nhất trên toàn quốc phục vụ mục tiêu quản lý chi phí minh bạch, hiệu quả và khách quan, khắc phục tồn tại về giá chênh lệch giữa địa giới hành chính hai tỉnh, phục vụ quản lý Nhà nước và dự báo thị trường, xây dựng chiến lược phát triển Ngành.

Quy định trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý chi phí đầu tư xây dựng nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý thông qua quy định cụ thể về trách nhiệm và chế tài xử lý đối với các chủ thể khi gây nên phát sinh chi phí bất hợp lý, chậm tiến độ, thất thoát, lãng phí cho công trình do không thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ quản lý chi phí.

Đồng thời, việc ban hành Nghị định số 68/2019/NĐ-CP (Nghị định 68), Chính phủ điều chỉnh một số chính sách chủ yếu trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng như: Bổ sung dự án PPP thuộc đối tượng áp dụng quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Điều chỉnh một số nội dung về nguyên tắc, phương pháp xác định và cơ cấu khoản mục chi phí tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng; Quy định nguyên tắc, phương pháp xác định, cập nhật và sử dụng chi phí dự phòng trong giá gói thầu xây dựng; Quy định về lập, thẩm định tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng phù hợp với dự án thực hiện theo phương thức hợp đồng EPC (thiết kế, mua sắm thiết bị và thi công xây dựng công trình), EC (thiết kế và thi công xây dựng công trình), EP (thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ); Quy định thời điểm điều chỉnh và phê duyệt tổng mức đầu tư thực hiện ngay tại thời điểm phát sinh chi phí; Quy định việc sử dụng dự phòng phí và thẩm quyền điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng thuộc người quyết định đầu tư; Quy định ban hành định mức, giá và chỉ số giá xây dựng để áp dụng đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước, dự án PPP; Quy định quản lý sử dụng báo giá và quy định xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu định mức và giá xây dựng; Quy định trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Các chính sách mới về quản lý chi phí đầu tư xây dựng sẽ bảo đảm việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án công (dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước ngoài ngân sách, dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư PPP), phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tạo thị trường xây dựng minh bạch, cạnh tranh, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng.

PV

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • M-Tech Osaka 2024: Đưa hợp tác cơ khí chế tạo Việt Nam - Nhật Bản tiến xa hơn

    (Xây dựng) - Đó là thông điệp của triển lãm M-Tech Osaka - một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản. Triển lãm còn giúp ngành cơ khí chế tạo tiến sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp, ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

    07:57 | 05/11/2024
  • Công nghiệp hỗ trợ cần các giải pháp về nguyên liệu

    (Xây dựng) - Một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất mong tìm được nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất. Thời gian tới, nếu Việt Nam khuyến khích phát triển nhanh công nghiệp hỗ trợ và tiếp tục ký thêm các hiệp định thương mại tự do sẽ tạo sức hút lớn cho doanh nghiệp nước ngoài.

    07:56 | 05/11/2024
  • Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất may công nghiệp

    (Xây dựng) - Đó là Đề án vừa được tỉnh Bình Định nghiệm thu, đã giúp huyện miền núi Vĩnh Thạch phát triển sản xuất hàng may mặc với công suất 80.000 sản phẩm/năm, đạt chất lượng.

    21:11 | 04/11/2024
  • Bình Định hiện thực hoá phát triển công nghiệp hỗ trợ hài hòa, bền vững

    (Xây dựng) - Thực hiện Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định đã đề ra những nhiệm vụ giải pháp trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX là “Bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo với hàm lượng khoa học công nghệ cao, tăng tỷ lệ nội địa hóa; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ...”.

    21:09 | 04/11/2024
  • Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chuyển đổi xanh trên từng ngành, lĩnh vực

    (Xây dựng) – Đó là kiến nghị của đại biểu Lê Đào An Xuân, Đoàn Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH) tỉnh Phú Yên tại phiên Quốc hội họp toàn thể Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, ngày 4/11.

    20:53 | 04/11/2024
  • Bắc Giang: Dự án Logistics hơn 4.000 tỷ đồng có dấu hiệu “hồi sinh”

    (Xây dựng) – Sau nhiều năm “đắp chiếu”, dự án hạ tầng, kho bãi Trung tâm Logistics quốc tế thành phố Bắc Giang (dự án Trung tâm Logistics thành phố Bắc Giang) do Công ty TNHH Logistics quốc tế Bắc Giang làm chủ đầu tư đang có dấu hiệu được tái khởi động.

    20:50 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước

    (Xây dựng) - Ngày 4/11, huyện Thanh Oai (Thành phố Hà Nội) tổ chức Lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Với sự kiện này, Thanh Oai là huyện thứ 2 của Hà Nội hoàn thành khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ 5/5 cụm công nghiệp, đạt tỷ lệ 100%.

    20:48 | 04/11/2024
  • Bình Dương sẽ tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, Bình Dương đã thu hút hơn 1,58 tỷ USD vốn FDI, gồm 163 dự án mới, 131 dự án điều chỉnh tăng vốn và 105 dự án góp vốn mua cổ phần. Để tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư, Bình Dương khẳng định sẽ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa, công khai và minh bạch các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính…

    20:17 | 04/11/2024
  • Hà Nội hướng tới thành quả thu hút FDI cao hơn

    Kể từ khi Việt Nam mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến nay, Hà Nội luôn đứng trong tốp đầu cả nước về lĩnh vực này, tạo được ấn tượng tích cực, cũng như thúc đẩy tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế. Đó cũng là thực tế tương xứng với vị thế, sức hấp dẫn và nỗ lực tự thân của thành phố Hà Nội.

    19:23 | 04/11/2024
  • Bình Định: Chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp

    (Xây dựng) – “Khẩn trương kêu gọi nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đầu tư vào những cụm công nghiệp có trong quy hoạch; chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp”, Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đến UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu được giao trong năm 2024.

    14:32 | 04/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load