Thứ sáu 08/11/2024 12:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Xác định giá nước sạch nông thôn theo quy định nào?

14:23 | 26/02/2023

(Xây dựng) - Giá tiêu thụ nước sạch được tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất hợp lý, giá thành toàn bộ trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ và lợi nhuận định mức hợp lý. Phương án giá nước sạch do đơn vị cấp nước xây dựng trình, Sở Tài chính chủ trì thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.

Xác định giá nước sạch nông thôn theo quy định nào?
Ảnh minh họa (nguồn: TL).

Theo phản ánh của ông Nguyễn Thanh Toàn (Phú Yên), căn cứ Điều 5 Thông tư số 44/2021/TT-BTC về phương pháp xác định tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch thì:

"1. Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch dự kiến trong phương án giá nước sạch được xác định tương ứng với sản lượng nước sạch thương phẩm kế hoạch trong 01 năm của đơn vị cấp nước và được xác định bằng công thức:

CT = CVt + CNc + CSxc + CQl + CBh + CTc + CAt

Trong đó:

… CVt: Là chi phí vật tư trực tiếp (đồng);…

a) Chi phí vật tư trực tiếp là những khoản chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, động lực, công cụ, dụng cụ sử dụng trực tiếp sản xuất ra nước sạch như: nước sạch, nước thô (đối với các doanh nghiệp phải mua nước sạch, nước thô), điện, hóa chất và các vật liệu, công cụ, dụng cụ khác dùng cho công tác xử lý nước. Chi phí vật tư trực tiếp được xác định bằng tổng khối lượng của từng loại vật tư sử dụng nhân (x) với đơn giá vật tư tương ứng cộng (+) chi phí mua vật tư (nếu có); trong đó:

- Khối lượng từng loại vật tư sử dụng để sản xuất nước sạch áp dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất nước sạch...".

Theo Điều 60 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch:

"Điều 60. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cấp nước

… 2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc:

… c) Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về cấp nước đô thị và khu công nghiệp;

… 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước tại các khu vực nông thôn:

… c) Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về cấp nước nông thôn;…".

Ngày 30/5/2014, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 590/QĐ-BXD về công bố định mức dự toán sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng cấp nước.

Như vậy, căn cứ theo Điều 60 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP thì định mức dự toán sản xuất nước sạch theo Quyết định số 590/QĐ-BXD chỉ được áp dụng cho nước sạch đô thị, còn định mức kinh tế - kỹ thuật cho cấp nước nước sạch nông thôn chưa được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Ông Toàn hỏi, trong khi Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn (nếu có), thì có được phép áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật được ban hành kèm theo Quyết định số 590/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 để áp dụng trong việc lập phương án giá nước sinh hoạt nông thôn không? Nếu được phép áp dụng thì được quy định tại văn bản hướng dẫn nào?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Trước hết, Bộ Tài chính xin ghi nhận và trân trọng cảm ơn phản ánh của ông, đồng thời cung cấp một số thông tin như sau:

Luật Giá quy định nước sạch sinh hoạt thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ nhà nước định giá.

Theo quy định tại Thông tư số 44/2021/TT-BTC ngày 18/6/2021 của Bộ Tài chính quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt thì giá tiêu thụ nước sạch được tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất hợp lý, giá thành toàn bộ trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ và lợi nhuận định mức hợp lý. Phương án giá nước sạch do đơn vị cấp nước xây dựng trình, Sở Tài chính chủ trì thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.

Theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 44/2021/TT-BTC thì: "Các khoản chi phí chưa có định mức xác định theo chi phí thực hiện bình quân của 3 năm trước liền kề năm lập phương án giá nước sạch".

Theo quy định tại Điểm a, Điểm d Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 44/2021/TT-BTC thì:

"2. Nguyên tắc xác định tổng chi phí

a) Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch được xác định căn cứ các yếu tố chi phí hợp lý, hợp lệ và phù hợp định mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh công bố, ban hành theo thẩm quyền (đối với chi phí đã có định mức).

d) Khoản chi phí không tính theo định mức đã đưa vào tính toán giá nước sạch trong phương án giá nước sạch làm cơ sở ban hành giá nước sạch hiện hành nhưng trong kỳ áp dụng giá không phát sinh hoặc giá trị thực hiện thấp hơn thì giảm trừ trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh nước sạch kỳ tính giá sau".

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 590/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 của Bộ Xây dựng thì:

"Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quyết định:

Công bố định mức dự toán sản xuất nước sạch và quản lý, vận hành mạng cấp nước kèm theo Quyết định ngày để các tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc xác định và quản lý giá tiêu thụ nước sạch".

Tại Khoản 4 Điều 11 Luật Giá quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được quyền áp dụng nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá do Nhà nước quy định để định giá hàng hóa, dịch vụ.

Phương pháp định giá chung đối với hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/2/2014 của Bộ Tài chính quy định: "Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có quyền áp dụng phương pháp định giá tại Thông tư này để tính toán và quy định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc quyền định giá của mình".

Do vậy, đề nghị ông căn cứ các quy định nêu trên để áp dụng (các quy định về định mức trong Quyết định số 590/QĐ-BXD là để các tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc xác định và quản lý giá tiêu thụ nước sạch;...) trong việc xây dựng phương án giá nước gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định.

Huyền Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load