Thứ sáu 29/03/2024 16:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Vương quốc Anh hỗ trợ định hướng xây dựng thị trường vốn xanh tại Việt Nam

22:40 | 17/12/2021

(Xây dựng) – Ngày 17/12, Đại sứ quán Anh phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức Hội thảo “Báo cáo Khảo sát và Khuyến nghị hướng tới xây dựng thị trường vốn xanh”. Báo cáo là một phần hoạt động thuộc Hợp phần Tài chính xanh của Chương trình Hỗ trợ các-bon thấp của Vương quốc Anh dành cho các nước ASEAN do Ernst & Young (EY) là đơn vị chủ trì tư vấn.

vuong quoc anh ho tro dinh huong xay dung thi truong von xanh tai viet nam

Trong những năm qua, phát triển bền vững đã trở thành một xu hướng chung trên toàn cầu. Tính riêng trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của Covid-19, thị trường đầu tư xanh và bền vững của ASEAN đã đạt giá trị 12,1 tỷ đô la phát hành, tăng 5,2% so với 2019. Trong bối cảnh này, nghiên cứu được thực hiện với mong muốn góp phần ứng phó với những thách thức mới để định hình cho một tương lai xanh, nắm bắt những cơ hội và xu hướng mới, xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán bền vững.

Nội dung nghiên cứu và phân tích của báo cáo bao gồm khảo sát các bên tham gia thị trường (thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) các khó khăn, vướng mắc của thành viên thị trường khi tiếp cận và phát hành trái phiếu xanh và thực hành báo cáo ESG (Tác động về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp). Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và đánh giá bối cảnh ở Việt Nam, EY đưa ra khuyến nghị về những nhóm hành động mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần nghiên cứu thực hiện để thúc đẩy thị trường vốn xanh, với các mục tiêu cụ thể bao gồm thúc đẩy doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh và cải thiện số lượng và chất lượng báo cáo ESG.

Nghiên cứu đã đề xuất một khung kế hoạch hành động thúc đẩy thị trường vốn xanh cùng lộ trình triển khai trong giai đoạn 5 năm, hướng tới xây dựng thị trường vốn xanh mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể chủ trì thực hiện hoặc tham gia phối hợp thực hiện với các bên liên quan và các hành động cần ưu tiên triển khai ngay trong năm 2021-2022. Hội thảo lần này là một bước tiếp nối trong nỗ lực của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đơn vị tư vấn nhằm triển khai các quyết sách quan trọng của Chính phủ Việt Nam vì một nền kinh tế xanh, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chia sẻ về nghiên cứu này, bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Vụ trưởng, Vụ Hợp tác quốc tế Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết: “Đây là cơ hội giúp doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhìn lại để đánh giá những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, tập trung vào những thách thức khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh và xây dựng báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), từ đó đề ra giải pháp khắc phục và xây dựng kế hoạch hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phát triển bền vững. Đồng thời, những nghiên cứu này sẽ được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, coi như một nguồn tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.”

Chương trình Hỗ trợ Các-bon thấp của Vương quốc Anh dành cho các nước ASEAN 2019-2022 (LCEP) của Vương quốc Anh dành cho ASEAN là chương trình hỗ trợ thuộc Quỹ Thịnh vượng của Vương quốc Anh, nhằm giúp các nước ASEAN khai thác các lợi ích từ việc triển khai năng lượng các-bon thấp thông qua hỗ trợ kỹ thuật của Vương quốc Anh cho hai hợp phần về Tài chính xanh và Sử dụng năng lượng hiệu quả.

Hợp phần Tài chính xanh hướng đến thúc đẩy chính sách và hỗ trợ xây dựng các khung quy định về tài chính xanh, tạo điều kiện đầu tư mạnh mẽ hơn về các công nghệ phát thải ít các-bon, bao gồm cả việc làm tăng các dòng tài chính xanh thông qua hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức và tạo cầu nối cho các dự án xanh.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhà thầu phụ có được thuê lại nhân công của chủ đầu tư?

    (Xây dựng) - Bà Hoàng Thị Hóa (Quảng Bình) đang công tác tại đơn vị sự nghiệp, tự bảo đảm chi thường xuyên. Đơn vị có 250 viên chức và người lao động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính do UBND thành phố giao.

  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

  • Đề nghị sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình dự án đã xây dựng

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load