Thứ năm 06/02/2025 01:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu: Tăng cường vai trò của chính quyền đô thị

08:00 | 29/01/2014

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 158 đô thị, phân bố theo các hành lang dọc hệ thống sông chính và các trục giao thông quan trọng của Vùng… Những năm qua, bên cạnh các thành tựu đạt được trong lĩnh vực phát triển đô thị, ĐBSCL cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những thách thức lớn là tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD).

Liên kết để phát triển đô thị và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Theo kịch bản BĐKH năm 2012 của Bộ TN&MT, khi NBD lên 1m, toàn bộ 13 tỉnh thành của vùng có nguy cơ ngập nặng. Cụ thể, toàn vùng sẽ có 63 đô thị có nguy cơ ngập cao, trong đó bao gồm cả TP Cần Thơ (đô thị loại I), TP Cà Mau (đô thị loại II), các TP Rạch Giá, Vị Thanh, Sóc Trăng, Bạc Liệu (đô thị loại III)…

Đề cập đến giải pháp tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH của các đô thị vùng ĐBSCL, TS.KTS Trần Lan Anh - Phó cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho rằng: ĐBSCL phải xây dựng công cụ đánh giá, quan trắc, đo vẽ hình thành cơ sở dữ liệu và bản đồ cập nhật thường xuyên trên hệ thống GIS đến tỷ lệ 1/2000 tại khu vực đô thị. Các chỉ tiêu tính toán tần suất mưa, lũ… là cơ sở để xác định cao độ nền cho các khu vực phát triển đô thị.

Theo bà Trần Lan Anh, vùng ĐBSCL cần xây dựng công cụ kiểm soát, tăng cường hiệu lực cơ chế, chính sách về quản lý xây dựng và phát triển đô thị tại các khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH; nghiên cứu bổ sung các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá về giảm phát thải. Bên cạnh đó, ĐBSCL cần nâng cao nhận thức, năng lực và tư vấn chuyên môn, quản lý phát triển đô thị, hạn chế tác động của BĐKH; tăng cường vai trò của chính quyền đô thị trong ứng phó với BĐKH… ĐBSCL cần kiểm soát việc hình thành và phát triển đô thị mới tại các địa phương thuộc vùng, trong điều kiện gia tăng thiên tai và NBD; rà soát điều chỉnh quy hoạch phù hợp với kịch bản BĐKH 2012.

Trước mắt, vùng ĐBSCL thực hiện thí điểm một số dự án quy hoạch, chương trình ưu tiên trọng điểm phát triển đô thị xanh, kiến trúc xanh; phối hợp với Hà Lan nghiên cứu bảo vệ nguồn nước cho ĐBSCL; nghiên cứu nhân rộng mô hình nhà ở vượt lũ ĐBSCL. Bên cạnh đó, vùng cần nghiên cứu giảm thiểu phát thải nhà kính, sử dụng năng lượng thay thế, VLXD tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.

Một trong những vấn đề hàng đầu cần được ưu tiên thực hiện tại vùng ĐBSCL là liên kết phát triển đô thị để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Do vậy, cần làm sớm các nghiên cứu xác định tác động của BĐKH, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị, phát triển các ngành sản xuất, du lịch, dịch vụ…, biến thách thức của BĐKH, NBD thành cơ hội mới cho phát triển vùng, từng tiểu vùng và từng đô thị.

Không nên đối kháng

Tương tự, khi nghiên cứu tác động của BĐKH tới hạ tầng kỹ thuật đô thị vùng ĐBSCL, TS Lưu Đức Cường - Giám đốc Viện Quy hoạch Môi trường hạ tầng kỹ thuật đô thị - nông thôn (thuộc Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia - VIUP) cũng cho rằng: “Không nên đối kháng mà phải giảm thiểu và thích ứng với BĐKH”.

Theo ông Cường, trong điều kiện nguồn lực hiện nay còn hạn chế,  ĐBSCL nên tập trung cho các giải pháp “các bên đều có lợi”. Đó là kết hợp giữa xây dựng công trình nhưng nâng cao hơn nữa giá trị thích ứng với BĐKH từ những điều kiện tự nhiên vốn có của vùng như thiết lập, bảo tồn các vùng cây xanh, mặt nước bán ngập tại các đô thị và khu vực lân cận nhằm giảm thiểu việc bê tông hóa bề mặt. Trong các giải pháp quy hoạch không gian cũng cần phải có các định hướng tránh phát triển đô thị tập trung trên các khu vực có khả năng sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi BĐKH, NBD, triều cường, cũng như có những đề xuất mô hình phát triển đô thị phù hợp. Quy hoạch thoát nước, quy hoạch đô thị nên tiếp cận ứng phó với lũ lụt, thiên tai, không nên dùng các giải pháp “chặn” nước mà nên tiếp cận trên phương diện “đón” nước và hoạch định “đường đi cho nước”.

TS.KTS Trương Văn Quảng (Phó viện trưởng VIUP) thì nhận định: Vùng ĐBSCL có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế xanh. Để góp phần xây dựng đô thị phát triển bền vững, trong quy hoạch xây dựng vùng phải bảo đảm các giải pháp thích ứng với BĐKH, NBD trên các cơ sở: Thứ nhất, xác định mô hình hệ thống đô thị phù hợp. Thứ hai, cân bằng hệ Địa - Kinh tế - Sinh thái trong cấu trúc đô thị. Thứ ba, tôn trọng “cấu trúc đô thị nước”. Thư tư, chủ động “dành chỗ cho nước” và phải có thêm ý tưởng quy hoạch nước trong quy hoạch xây dựng. Thứ năm, lồng ghép các giải pháp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị với các giải pháp quản lý nước.

Cùng với đó, ĐBSCL tiếp tục thực hiện các giải pháp kỹ thuật khác đã rút kinh nghiệm như xây dựng đê  bao, tôn nền vượt lũ, nhà trên cọc…

Khuyến khích cộng đồng tham gia phát triển đô thị xanh

Đó là các đề xuất của các chuyên gia đô thị, còn bản thân các đô thị thì sao? KTS Ngô Quang Hùng - Phó giám đốc Phân viện Quy hoạch đô thị và nông thôn (thuộc VIUP) cho biết: Theo ý tưởng điều chỉnh quy hoạch chung TP Cần Thơ đến năm 2030, sẽ phát triển các chuỗi đô thị dọc bờ sông Hậu. Thay vì xây dựng liên tục dọc bờ sông, đồ án quy hoạch đề xuất xen kẽ cảnh quan, hạ tầng cơ sở và đô thị hóa nhằm tạo ra các trung tâm chức năng khác nhau. Mỗi đô thị sẽ được tính hợp các dịch vụ đô thị và có sự độc lập nhất định. Mỗi trung tâm khu đô thị cũng sẽ được định hướng phát triển với các chiến lược và trọng tâm riêng.

Để thích ứng với BĐKH, đồ án quy hoạch chung cũng đề xuất các cao độ địa hình tương tứng với các hoạt động tụ thể, từ hoạt động nông nghiệp đến các chức năng đô thị. Bố cục của trục xương sống đô thị tùy thuộc vào cảnh quan mà trục này đi qua và chuyển đổi từ một trục quốc lộ hiện hữu thành một đại lộ đô thị. Trong đó, các không gian ở hai bên đường được dành cho các công trình công cộng.

Đề cập đến giải pháp xây dựng và phát triển TP Vĩnh Long bền vững, ông Đoàn Thanh Bình - Giám đốc Sở Xây dựng Vĩnh Long cho biết, trong quá trình xây dựng đô thị hướng đến nền kinh tế xanh, yêu cầu bảo đảm tính bền vững về môi trường phải được đặt ra ở tất cả các khâu, từ quy hoạch phát triển đến quản lý đô thị. Cụ thể, Vĩnh Long đưa quan điểm phát triển xanh và tiêu chí xanh vào công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị, thiết kế xây dựng hạ tầng đô thị như cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, cung cấp năng lượng, viễn thông, phát triển mạng lưới giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và không gian xanh đô thị. Vĩnh Long chú trọng tiết kiệm nguồn nguyên đất đai, ưu tiên phân bổ đất công để nâng cao diện tích không gian xanh và mặt nước của các đô thị. Các công trình xây dựng phải đảm bảo khai thác tối đa các nguồn năng lượng mặt trời, gió, nước mưa và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học - công nghệ trong phát triển công trình xanh, đô thị xanh. Vĩnh Long khuyến khích đầu tư và phát triển các khoảng không gian xanh trong các dự án đô thị và nhất là khuyến khích cộng đồng, DN và các hộ gia đình tham gia phát triển đô thị xanh, bảo vệ môi trường, huy động nguồn lực để xanh hóa cảnh quan đô thị. Vĩnh Long cũng chủ động triển khai các giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng có hại của BĐKH và NBD, chống ngập đến các khu đô thị.

Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong phát triển đô thị

Ngày 31/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với BĐKH giai đoạn 2013 - 2020". Mục tiêu của đề án là chủ động ứng phó với BĐKH, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong cải tạo, nâng cấp và phát triển đô thị; Rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, quản lý đầu tư phát triển đô thị trong bối cảnh gia tăng nguy cơ rủi ro từ BĐKH; Nâng cao nhận thức, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong điều hành, quản lý phát triển đô thị ứng phó với BĐKH.

Phạm vi thực hiện đề án là hệ thống đô thị trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào các tỉnh và các đô thị chịu ảnh hưởng mạnh từ BĐKH.

Đề án phân theo 2 khu vực chịu tác động, gồm hệ thống đô thị ven biển, ven sông, các khu vực đô thị đồng bằng có nguy cơ ngập lụt, nước biển dâng, triều cường, mất đất, nhiễm mặn nguồn nước và hệ thống đô thị miền núi, cao nguyên chịu ảnh hưởng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, suy giảm nguồn nước ngầm.

Đề án được lập cho giai đoạn từ nay đến 2020, tầm nhìn sau năm 2020. Theo đó, giai đoạn I (từ 2013 - 2015) thực hiện tại 6 đô thị gồm: TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng và tỉnh Cà Mau. Giai đoạn II (từ 2016 - 2020) thực hiện cho 35 đô thị trong đó có 24 đô thị thuộc 15 tỉnh vùng Duyên hải Bắc bộ, Duyên hải miền Trung và ĐBSCL; 11 đô thị thuộc 10 tỉnh vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Giai đoạn sau 2020, thực hiện trên hệ thống đô thị ven biển, đồng bằng có nguy cơ ngập lụt và hệ thống các đô thị có nguy cơ cao chịu tác động của lũ quét, sạt lở đất tại các vùng miền núi phía Bắc, duyên hải ven biển miền Trung, Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

 

Phạm Vũ

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Hà Lĩnh - từ một xã thuần nông trở thành đô thị

    (Xây dựng) – Với bề dày về lịch sử, sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cùng với đó là phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có, sau nhiều năm nỗ lực, xã Hà Lĩnh (Hà Trung, Thanh Hóa) đã trở thành đô thị loại V.

  • Khát vọng vươn mình

    Qua một năm vượt không ít chông gai để gặt lấy hoa thơm và quả ngọt, Hà Nội bước vào mùa xuân Ất Tỵ 2025 - một mùa xuân đổi mới, tràn trề khát vọng và đón kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bằng phong thái đĩnh đạc, tự hào của một Thủ đô “nghìn năm văn hiến”, “tụ khí anh hoa”!

  • Sơn La: Lập Chương trình phát triển đô thị khu vực dự kiến thành lập thị trấn Vân Hồ

    (Xây dựng) – Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã và đang nỗ lực xây dựng phát triển đô thị khu vực hiện đại đồng đều và bền vững, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sống của người dân.

  • Thành phố Bắc Ninh: Nỗ lực bứt phá, hội nhập và phát triển

    (Xây dựng) - Với những thành tựu nổi bật trong năm 2024, thành phố Bắc Ninh đang nỗ lực tiếp tục bứt phá, hội nhập và phát triển. Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Hiếu về những kinh nghiệm và giải pháp đã giúp thành phố đạt được những kết quả ấn tượng và những dự định cho năm tiếp theo.

  • Bắc Ninh dồn toàn lực để đạt mục tiêu thành phố trực thuộc Trung ương năm 2026

    (Xây dựng) - Với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2026, sớm hơn dự kiến 3 năm, Bắc Ninh đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí về kinh tế, xã hội, hạ tầng đô thị. Tầm nhìn của Bắc Ninh là xây dựng một thành phố mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc, hiện đại, thông minh và bền vững.

  • Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

    Với các cơ chế đặc thù vượt trội, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025 (một số nội dung có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025) là cơ hội để Hà Nội tháo gỡ “điểm nghẽn”, khơi mở các nguồn lực phát triển.

Xem thêm
  • Phát triển hành lang xanh, sinh thái dọc sông Đồng Nai

    (Xây dựng) - Sông Đồng Nai dài 586km là con sông nội địa dài nhất cả nước, bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (với tên gọi sông Đa Dâng), chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh trước khi nhập với sông Nhà Bè, Lòng Tàu đổ ra biển Đông. Trong đó, đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai khoảng 200km được địa phương xem là trục hàng lang phát triển kinh tế năng động, hướng tới phát triển bền vững dòng sông Đồng Nai.

    14:08 | 01/02/2025
  • Thành phố Bắc Giang: Điểm sáng xây dựng đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Thành phố (TP) Bắc Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Với sự thống nhất, đoàn kết của cả hệ thống chính trị, cùng phương châm hành động rõ ràng “Chủ động, rõ việc, quyết liệt và dứt điểm”, TP Bắc Giang quyết tâm duy trì tình hình kinh tế - xã hội ổn định, tạo nền tảng vững chắc để hoàn thành mục tiêu phát triển đô thị theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

    09:00 | 01/02/2025
  • Vận hội lớn của Thủ đô

    Luật Thủ đô 2024 được nhiều chuyên gia xem như nguồn tiếp lực quan trọng cho sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong kỷ nguyên mới. Thách thức lớn đan xen cùng những cơ hội lớn dành cho Hà Nội triển khai thực hiện Luật trong thực tiễn.

    09:02 | 30/01/2025
  • Hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Năm 2024, Cục Phát triển đô thị tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/01/2022 về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW; thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực được giao về quản lý và phát triển đô thị; tham mưu Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật…

    09:00 | 30/01/2025
  • Thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Nhiều hy vọng khởi sắc trong năm mới

    (Xây dựng) – Một mùa Xuân mới đã về, không khí Xuân rạo rực tràn ngập khắp các tuyến đường, khu phố. Trong hơi ấm của mùa Xuân, đô thị văn minh, hiện đại của thành phố Vĩnh Yên bừng lên sức sống mới với những tuyến đường rực rỡ cờ hoa.

    19:28 | 29/01/2025
  • Tạo lập không gian phát triển mới cho Thủ đô

    Năm 2024 khép lại với nhiều kết quả ấn tượng của Thủ đô. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự cố gắng của doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô, nhiều nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá được triển khai nhằm xây dựng cơ chế, chính sách, tạo lập không gian phát triển mới cho thành phố Hà Nội.

    09:03 | 29/01/2025
  • Ước vọng năm mới Ất Tỵ trên mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến

    Cùng với Luật Thủ đô (sửa đổi) và việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có thêm không gian và động lực để phát triển bứt phá.

    07:56 | 29/01/2025
  • Khắc phục bất cập trong quản lý, phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Để sớm khắc phục bất cập trong công tác quản lý và phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị (QLPTĐT) và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

    20:00 | 28/01/2025
  • Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết về phát triển thành phố Đà Nẵng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng vừa ký Quyết định 14/QĐ-BCĐNQ136 ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động, danh sách thành viên Ban Chỉ đạo này.

    07:50 | 28/01/2025
  • Định vị tầm cao Thủ đô trong kỷ nguyên mới

    “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” đã trở thành lời hiệu triệu đánh thức lòng tự hào của mỗi người Việt Nam, là mệnh lệnh cho toàn hệ thống chính trị vào cuộc để đưa đất nước sánh vai các cường quốc năm châu như mong ước của Bác Hồ kính yêu.

    07:46 | 28/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load