Thứ bảy 29/06/2024 11:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Vĩnh Phúc: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các công trường xây dựng

16:23 | 13/06/2024

(Xây dựng) – Với khẩu hiệu “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, thời gian qua, việc đảm bảo an toàn lao động tại các công trình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc luôn được các chủ đầu tư và nhà thầu thi công quan tâm, chú trọng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và tiến độ của các dự án.

Vĩnh Phúc: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các công trường xây dựng
Công nhân tại công trường luôn được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động và được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động.

Cùng Đoàn kiểm tra của Chi cục Giám định xây dựng về kiểm tra thực tế sự tuân thủ các quy định về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong thi công xây dựng công trình “Xây dựng Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc tại địa điểm mới”, phóng viên nhận thấy đơn vị thi công luôn thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Trần Đức Tùng – Chỉ huy trưởng công trình cho biết: Kiến trúc tổng thể của công trình có hình dạng phức tạp, đặc biệt, việc thi công phần kết cấu mái cong tầng 4 được xem là phức tạp và nguy hiểm đối với các công nhân thi công trực tiếp (vòng cong và dốc, nằm trên cao cách mặt nền 14 đến 18m, nhịp dầm lớn 28m). Nhận thức rõ những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình thi công có thể gây mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động và tiến độ của dự án, khi thi công liên danh các nhà thầu thi công đã dùng các biện pháp đặc thù để triển khai đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình như: Sử dụng hệ thống giáo chống zinglock đặc thù, trang bị dây đai cho các công nhân thi công ở khu vực trên cao, nơi nguy hiểm, lắp đặt camera giám sát xung quanh khu vực thi công.

Vĩnh Phúc: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các công trường xây dựng
Vật liệu xây dựng được để đúng vị trí.

Hơn nữa, toàn bộ công nhân làm việc trực tiếp tại công trình đều phải thường xuyên tham gia các buổi tập huấn về công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và xử lý các tình huống tai nạn lao động có thể xảy ra. Đây là quy định, yêu cầu bắt buộc của nhà thầu đối với người lao động. Do vậy, việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động luôn được chính mỗi người công nhân thực hiện nghiêm túc, bởi họ đều nhận thấy rõ được nguy hiểm, cũng như các rủi ro, hậu quả nghiêm trọng sẽ gặp phải nếu không tuân thủ các quy định. Đặc biệt, đơn vị nhà thầu còn xây dựng phương án ngăn ngừa tại nạn có thể xảy ra trên công trường, tăng cường lắp đặt các biển báo, cảnh cáo ở những nơi nguy hiểm. Công tác kiểm định về an toàn lao động cho người, máy móc, thiết bị phục vụ thi công tại công trường được triển khai đến toàn bộ công nhân trên công trường.

Anh Hà Văn Thoan - một công nhân tại công trường chia sẻ: Vấn đề an toàn lao động luôn được chủ đầu tư và liên danh nhà thầu chú trọng quan tâm sát sao. Hàng tuần tôi cùng mọi người được đơn vị nhà thầu phổ biến các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường để đảm bảo an toàn cho bản thân và các công nhân nên tôi khá yên tâm khi làm việc tại công trình này.

Vĩnh Phúc: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các công trường xây dựng
Tại công trường Khu công nghiệp Sông Lô II, chủ đầu tư lắp đặt hệ thống phun rửa xe ngay tại lối ra của cổng chính.

Trên địa bàn huyện Yên Lạc, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các công trình cũng được thực hiện nghiêm túc. Với vai trò là chủ đầu tư dự án, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Yên Lạc luôn chỉ đạo sát sao, có văn bản đôn đốc các đơn vị thi công thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và chất lượng công trình.

Tại công trình xây dựng nhà lớp học 3 tầng 12 phòng học trường THCS Liên Châu, xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, nhà thầu thi công luôn thực hiện nghiêm túc việc lắp đặt các biển cảnh báo an toàn, hướng dẫn kỹ thuật; nội quy an toàn công trường. Toàn bộ khu vực thi công được quây tôn lá kín, công nhân được trang bị và mặc đầy đủ đồ bảo hộ lao động như giày, mũ, găng tay và trang bị dây đai đối với người thi công trên cao...

Cùng với đó, tại một số dự án thi công đường giao thông, việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường cũng được thực hiện nghiêm túc như: Phân luồng giao thông, lắp đặt biển bảng chỉ dẫn, đổ vật liệu xây dựng đúng chỗ, sử dụng xe tưới rửa đường…

Vĩnh Phúc: Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các công trường xây dựng
Bố trí công nhân vệ sinh đường và xe tưới rửa đường thường xuyên để giảm bụi, bẩn ra đường giao thông.

Trên công trường xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Lô II, huyện Sông Lô, chủ đầu tư là Công ty Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc luôn thực hiện toàn bộ các biện pháp nhằm bảo bảo an toàn vệ sinh lao động. Phấn đấu đến tháng 9/2024 sẽ có khoảng 20ha đất sạch và có hạ tầng để cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại. Hiện nay phía chủ đầu tư đang đẩy nhanh tiến độ san lấp mặt bằng và triển khai thi công 05 gói thầu về đường giao thông, đường ống nước thải, lắp dựng cột điện động lực, điện chiếu sáng… và san lấp mặt bằng.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, các nhà thầu thi công đã trang bị đầy đủ các biển bảng cảnh báo xung quang khu vực thi công, chăng dây, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trên công trường. Đặc biệt, với khối lượng đất san lấp rất lớn, xe tải chở đất nối đuôi nhau đi ra đi vào công trường, để tránh đất cát bám theo bánh xe ra đường giao thông, chủ đầu tư đã lắp đặt hệ thống phun rửa xe ngay tại lối ra của cổng chính. Cùng với đó, bố trí 01 nhân công chuyên quét đường và 01 xe tưới rửa đường 2 lần/ngày để tránh bụi bẩn, ảnh hưởng đến giao thông.

Bích Huệ

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tổng Công ty LILAMA tổ chức thành công Hội nghị Người lao động năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 27/6, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đã tổ chức thành công Hội nghị Người lao động năm 2024.

  • Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4: Giải đáp kịp thời tâm tư nguyện vọng người lao động

    (Xây dựng) - Hội nghị đối thoại định kỳ là cầu nối giữa lãnh đạo Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và người lao động (NLĐ), kịp thời trao đổi những nội dung, vấn đề các bên cùng quan tâm và giải đáp kịp thời, thấu đáo các tâm tư nguyện vọng của NLĐ để xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh.

  • Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định hỗ trợ xây và sửa chữa 94 nhà cho đoàn viên công đoàn

    (Xây dựng) - Hướng tới chào mừng ngày Gia đình Việt Nam (28/6), ngày 27/6, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị biểu dương “Gia đình công nhân, lao động tiêu biểu” năm 2024.

  • Bí quyết tăng lương không cần “nhảy” việc

    (Xây dựng) - Dường như rất ít người trong chúng ta chủ động đề xuất với sếp một buổi đánh giá công việc và cân nhắc lại mức lương. Chúng ta thường đợi đến lúc cuộc sống có quá nhiều thay đổi, quá nhiều gánh nặng hoặc khi cảm nhận sâu sắc áp lực đồng trang lứa, bạn bè xung quanh đã nhận được mức lương cao hơn trong khi chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ thì mới đánh liều xin sếp tăng lương. Chúng ta hoàn toàn không có sự chuẩn bị hay một chiến lược cụ thể nào để thuyết phục sếp rằng mình xứng đáng nhận được mức lương tốt hơn. Bởi vậy, tỷ lệ thành công khi đánh giá lại mức lương thường không vượt quá 5 phần.

  • Công đoàn Văn phòng Bộ Xây dựng: Nhiều hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

    (Xây dựng) - Thực hiện Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024), kỷ niệm 131 năm Ngày sinh của Bác, kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2024), được sự đồng ý của Đảng ủy Văn phòng Bộ, Công đoàn Văn phòng Bộ đã tổ chức chương trình về nguồn, gặp mặt tri ân với cán bộ Công đoàn là lãnh đạo và những đồng chí có nhiều thành tích đóng góp vào công tác Công đoàn Văn phòng Bộ cùng gia đình các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Bộ.

  • Bảo đảm nguồn lực chăm lo cho người lao động

    Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) quy định, kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load