Thứ bảy 27/04/2024 10:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Vĩnh Long: Tái hiện văn hóa Nam Bộ từ căn nhà được làm bằng gốm

15:48 | 04/03/2021

Là một nghệ nhân có thâm niên trong nghề làm gốm, ông Nguyễn Văn Buôl, ngụ tại phường 5, thành phố Vĩnh Long đã xây dựng nên một căn nhà bằng gốm đỏ tươi, bên trong bày trí với rất nhiều đồ cổ. Những món đồ đã từng gắn bó với cuộc sống của người dân Nam Bộ từ thời xa xưa nay đã được giữ gìn và tái hiện lại.

vinh long tai hien van hoa nam bo tu can nha duoc lam bang gom
Căn nhà được xây dựng theo lối kiến trúc xưa với 3 gian, 2 chái và được làm từ nguyên liệu thiên nhiên là đất sét nung. Vì thế, nhìn tổng thể căn nhà rất chắc chắn tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái và hoài cổ.
vinh long tai hien van hoa nam bo tu can nha duoc lam bang gom
Điểm nhấn độc đáo của ngôi nhà thông qua những chi tiết như: tường rào, kèo, cột, đòn dông, mái nhà,... đều được làm bằng gốm. Ngoài ra, những cây cột lớn bên ngoài còn được chủ nhân khắc họa với những hình ảnh về miền đất Nam Bộ trù phú. Đó là những tiểu cảnh sinh hoạt hằng ngày, người dân canh tác lúa nước, những lễ hội văn hoá và cả những con vật thân thuộc như trâu, bò cũng được tái hiện.
vinh long tai hien van hoa nam bo tu can nha duoc lam bang gom
Niềm đam mê đặc biệt với gốm và mong muốn truyền đạt những nét văn hoá truyền thống Nam Bộ của cha ông để lại cho con cháu sau này, chủ nhân của căn nhà gốm đã tái hiện một căn buồng với bộ bàn ghế, bàn trang điểm, giường ngủ cổ xưa kết hợp với nhau rất hài hoà và đẹp mắt.
vinh long tai hien van hoa nam bo tu can nha duoc lam bang gom
Ông Nguyễn Văn Buôl (chủ nhân của ngôi nhà gốm) chia sẻ: “Tôi đã từng sống ở một làng nghề làm gốm và gốm cũng là một chất liệu đặc trưng của Vĩnh Long. Vì thế, tôi muốn xây dựng một ngôi nhà bằng gốm để phần nào giữ lại linh hồn của đất, của quê hương Nam Bộ mình. Khi xây dựng ngôi nhà này tôi ý thức được mình phải bám theo văn hóa, lịch sử của vùng đất phương Nam. Chẳng hạn như cây cột, cây kèo được thiết kế là một ngôi làng, rồi lễ hội mùa xuân, quết bánh phồng ngày Tết... đều là những chủ đề làm nên những kỉ niệm".
vinh long tai hien van hoa nam bo tu can nha duoc lam bang gom
vinh long tai hien van hoa nam bo tu can nha duoc lam bang gom
Là người muốn lưu giữ lại nét văn hóa Nam Bộ xa xưa, nên theo ông Buôl đã làm thì phải làm cho tới. Bên trong căn nhà, ông đã sưu tầm rất nhiều đồ cổ, đồ đồng quý hiếm. Những món đồ đã gắn bó với người dân Nam Bộ từ rất lâu: bộ cân đòn, bộ đèn dầu xưa, bộ tách trà, những cây đờn dân tộc...
vinh long tai hien van hoa nam bo tu can nha duoc lam bang gom
Bên ngoài căn nhà lại là một dấu ấn khác với những dụng cụ canh tác, sinh hoạt của người Nam Bộ thân thương được lưu giữ lại. Đối với ông Buôl, ngôi nhà gốm này không chỉ là nơi để ở, mà còn chứa đưng cả tình yêu, niềm đam mê với cái nghề mà ông đã gắn bó với cả đời mình.
vinh long tai hien van hoa nam bo tu can nha duoc lam bang gom
Một góc nhỏ hội tụ những đồ cổ quý được ông Buôl sưu tập để mang đến dấu ân riêng biệt cho ngôi nhà của mình. Những gì ông tái hiện cũng chính là một niềm vui khi mang đến cho mọi người một cái nhìn sâu sắc về miền đất Nam Bộ, đặc biệt là giới trẻ ngày nay cần hiểu hơn về những giá trị xưa cũ để góp phần giữ gìn và phát triển.
vinh long tai hien van hoa nam bo tu can nha duoc lam bang gom
Căn nhà gốm không chỉ là nơi lưu giữ những món đồ cổ xưa mà còn là ngọn lửa nuôi hy vọng của một người nghệ nhân gắn bó với nghề làm gốm và mảnh đất Nam Bộ từ bao đời: “Dù sau này chất liệu gốm có trở nên mai một thì vẫn còn giữ được dấu ấn đặc trưng của những sản phẩm bằng gốm cho thế hệ mai sau”.

Theo Vi Cúc - Thanh Sơn/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load