Thứ hai 09/12/2024 23:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Việt Nam hướng đến thương hiệu quốc gia xanh

18:06 | 21/04/2023

(Xây dựng) - Xây dựng thương hiệu quốc gia mạnh là điều vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi đất nước, là nhận định từ các chuyên gia tại Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2023 do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Đại học RMIT tổ chức. Với chủ đề “Định vị thương hiệu quốc gia Việt Nam xanh”, Diễn đàn là dịp để các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia trong ngành đóng góp giải pháp đưa Việt Nam trở thành một quốc gia xanh, bền vững và phát triển hơn.

Việt Nam hướng đến thương hiệu quốc gia xanh
Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2023 do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Đại học RMIT tổ chức.

Một trong những diễn giả chính tại sự kiện là Tiến sỹ Nancy Snow, Giáo sư danh dự Đại học bang California, Fullerton kiêm cố vấn thương hiệu quốc gia cho Chính phủ Nhật Bản. Theo Tiến sỹ Nancy Snow, thương hiệu quốc gia (tức thương hiệu chung của một quốc gia trong tương quan với các quốc gia khác) cung cấp nền tảng cho tăng trưởng kinh tế dài hạn, nâng cao giá trị tài sản và mang lại lợi thế cạnh tranh, từ đó thu hút đầu tư, khách du lịch và nhiều lợi ích khác.

Tiến sỹ Nancy Snow nhấn mạnh: Quan ngại xung quanh các vấn đề môi trường và phát triển bền vững đang ngày càng gia tăng. Do đó, thương hiệu quốc gia “xanh” sẽ có ảnh hưởng ngày một mạnh mẽ hơn, đặc biệt khi nhiều quốc gia đang nỗ lực đạt được 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Việt Nam có cơ hội đặc biệt để định vị mình trên trường quốc tế như là một “quốc gia xanh” – với những thương hiệu quốc gia mạnh, đạt chuẩn xanh, đại diện cho đất nước trên thị trường toàn cầu. Cho đến nay, cả giới học thuật lẫn thực tiễn đều chưa đưa ra định nghĩa hay mô hình hoàn chỉnh nào về thương hiệu xanh của một quốc gia. Cách tiếp cận điển hình là tích hợp các vấn đề môi trường và phát triển bền vững vào mô hình thương hiệu quốc gia chung.

Theo nhóm nghiên cứu đến từ Đại học RMIT do Tiến sỹ Erhan Atay và Tiến sỹ Đặng Thảo Quyên đứng đầu, thương hiệu xanh của một quốc gia có thể được định nghĩa là “thương hiệu bao trùm của một đất nước, đặt trọng tâm và đạt kết quả vượt trội trong việc phát triển bền vững mà vẫn bảo vệ môi trường”.

Theo đó, các yếu tố cấu thành thương hiệu xanh của một quốc gia bao gồm nhận định của công dân trong nước và quốc tế về: Các chính sách của Chính phủ nhằm phát triển bền vững song song với bảo vệ môi trường; Nguồn nhân lực của quốc gia – các kỹ năng và năng lực của nguồn nhân lực, phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững; Các mặt hàng xuất khẩu của quốc gia, cụ thể là danh tiếng của các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt và thân thiện với môi trường; Sức hấp dẫn của ngành Du lịch quốc gia và liệu du lịch có gắn liền với các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp hay không; Văn hóa và di sản quốc gia gắn liền với các giá trị môi trường; Khả năng thu hút các cá nhân đến sinh sống, làm việc, học tập hay hấp dẫn các doanh nghiệp đến kinh doanh tại quốc gia, nhờ vào uy tín quốc gia được bồi đắp từ các hành động môi trường tích cực.

Theo Tiến sỹ Erhan Atay: “Nói một cách ngắn gọn, thương hiệu xanh giúp các quốc gia định vị mình là đất nước dẫn đầu về tính bền vững với các sản phẩm và dịch vụ được công nhận vì sự tôn trọng môi trường và phát triển bền vững”.

Các chuyên gia đồng thuận rằng Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ trong việc xây dựng thương hiệu xanh cho đất nước, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm tiếp theo.

Hành trình ấn tượng của Việt Nam từ một quốc gia có thu nhập thấp đến trung bình đã giúp 40 triệu người thoát nghèo từ năm 1993 đến năm 2014. Dẫu đạt được thành tích đáng nể này, Việt Nam đang phải vật lộn với các vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí và nước, nạn phá rừng và mất đa dạng sinh học.

Năm 2022, Việt Nam xếp thứ 56 trên 76 quốc gia về Chỉ số tương lai xanh (Green Future Index - GFI) của Viện Công nghệ Massachusetts và thứ 178 trên 180 quốc gia về Chỉ số hiệu quả môi trường (Environmental Performance Index - EPI) của Đại học Yale.

Việt Nam đã đặt ra các mục tiêu phát triển cho từng ngành nghề dựa trên các mục tiêu môi trường. Tuy nhiên, Việt Nam đang đối mặt với thách thức trong việc đạt được những mục tiêu này do còn phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống như than đá.

Việt Nam hướng đến thương hiệu quốc gia xanh
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn.

Để giải quyết những vấn đề trên, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong việc triển khai mô hình tài chính bền vững, bằng cách xây dựng khuôn khổ bài bản về tài chính xanh cho các dự án khả thi. Khuôn khổ này nhằm mục đích thúc đẩy đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường và khuyến khích áp dụng các thông lệ bền vững trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, cần phải làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy tính bền vững và nhận thức về môi trường ở cấp quốc gia.

Tiến sỹ Đặng Thảo Quyên, giảng viên Đại học RMIT nhận định: Việt Nam cần áp dụng các chính sách và thông lệ bền vững, quảng bá sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, đồng thời thu hút người dân và doanh nghiệp cùng nỗ lực cải thiện môi trường. Một cách nữa là đưa các yêu cầu liên quan đến thực hành xanh và bền vững làm tiêu chí bắt buộc cho doanh nghiệp khi bình chọn các Thương hiệu quốc gia của Việt Nam.

Giáo sư Robert McClelland, Trưởng khoa Kinh doanh Đại học RMIT Việt Nam cho biết thêm: Bằng cách thúc đẩy các hoạt động và sản phẩm thân thiện với môi trường, Việt Nam có thể trở thành một quốc gia có trách nhiệm và bền vững, thu hút thêm nhiều khách du lịch, người tiêu dùng và nhà đầu tư toàn cầu quan tâm đến bảo vệ môi trường, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thẩm tra, quyết toán chi phí giám sát thi công thế nào?

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Toàn (Thừa Thiên - Huế) công tác tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (đơn vị sự nghiệp công lập). Đơn vị ông được giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng, trong đó chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình.

    11:25 | 09/12/2024
  • Vị trí “chiến lược” của Đồng Nai trong phát triển kinh tế, xã hội

    (Xây dựng) - Với Đề án quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lợi thế từ hạ tầng giao thông kết nối, là “cửa ngõ” của miền Đông Nam bộ, tỉnh Đồng Nai có vị “chiến lược” đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội.

    11:22 | 09/12/2024
  • Kinh tế tiếp tục giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – Việt Nam đang thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm trong việc nỗ lực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), quan hệ ngoại giao đối tác chiến lược toàn diện với các nước lớn. Và đã được minh chứng bằng việc liên tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 11 tháng năm 2024 đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

    11:19 | 09/12/2024
  • Vĩnh Phúc: Huyện Bình Xuyên đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư công

    (Xây dựng) – Những năm trở lại, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) thực hiện hiệu quả công tác đấu thầu nhiều dự án, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

    10:24 | 09/12/2024
  • Chuẩn bị vận hành Công viên Logistics Lạng Sơn

    (Xây dựng) - Ngày 11/12 tới đây, Viettel Post dự kiến sẽ bắt đầu vận hành Công viên Logistics Lạng Sơn dựa trên hạ tầng rộng 144ha thuê từ Công ty Cổ phần Trung chuyển Lạng Sơn (nhà đầu tư cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư là 3.300 tỷ đồng).

    10:20 | 09/12/2024
  • Phát huy tiềm năng đặc thù, lợi thế vượt trội của Thủ đô Hà Nội

    Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh thành phố nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, tiềm năng đặc thù, lợi thế vượt trội để tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2025.

    10:11 | 09/12/2024
  • Hà Trung (Thanh Hóa): Phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 12/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, về phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị huyện Hà Trung, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) đã đạt kết những quả đáng khích lệ.

    08:50 | 09/12/2024
  • Quảng Ngãi nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch số 231/KH-UBND về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

    20:03 | 08/12/2024
  • Quảng Ngãi khẩn trương thu hồi vốn tạm ứng quá hạn đối với dự án đầu tư công

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Công văn số 6517/UBND-KTTH chỉ đạo thực hiện thu hồi vốn tạm ứng quá hạn đối với dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh.

    19:47 | 08/12/2024
  • Thủ tướng: Ngành điện phải có dự án, công trình mang tính xoay chuyển tình thế

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh ngành điện phải có các dự án, công trình mang tính xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái và không để thiếu điện.

    17:46 | 08/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load