Thứ sáu 26/04/2024 10:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Việt Nam: Cần hành động mạnh mẽ hơn nữa trong thực hiện quyền trẻ em

12:21 | 14/11/2019

(Xây dựng) – Trong 30 năm qua, Việt Nam đã hết sức nỗ lực trong việc thực hiện quyền trẻ em, giúp cải thiện cuộc sống cho hàng triệu trẻ em trên khắp mọi miền Tổ quốc. Mặc dù, trẻ em ngày nay đang phải đối mặt với những mối đe dọa mới xâm phạm quyền trẻ em nhưng các em cũng có những cơ hội mới để thực hiện quyền của mình.

Việt Nam: Cần hành động mạnh mẽ hơn nữa trong thực hiện quyền trẻ em
Năm 1990, trong chuyến thăm Việt Nam, Đại sứ thiện chí của Unicef, nghệ sỹ diễn viên Audrey Hepburn phân phát sách bài tập do UNICEF cung cấp cho học sinh dân tộc tại tỉnh Hoàng Liên Sơn xa xôi ở miền Bắc Việt Nam. (Ảnh: Unicef.org).

Quyền có tuổi thơ cho mọi trẻ em

Năm 1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em – một bộ luật quốc tế cho trẻ em.

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (CRC) vào năm 1990. Trong suốt 3 thập niên qua, những cam kết chính trị cũng như sự lãnh đạo mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam đã giúp cải thiện cuộc sống cho hàng triệu trẻ em trên đất nước.

Cụ thể, tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi giảm ¾. Hơn 7 triệu trẻ em đã được tiêm chủng và tỉ lệ tiêm chủng cao đã giúp thanh toán bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh và kiểm soát được bệnh sởi. Tỉ lệ trẻ em duy dinh dưỡng thấp còi giảm một nửa. Tỉ lệ người được sử dụng nước sạch tăng gấp đôi.

Các bà mẹ đang đi làm cũng được hưởng các điều kiện tốt hơn để chăm sóc con nhỏ. Luật Lao động năm 2012 đã nâng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng, tạo điều kiện cho các bà mẹ có thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Chính phủ ủng hộ việc tăng cường nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thông qua việc ban hành Nghị định 100/2014/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Nghị định đã hạn chế việc quảng cáo và tiếp thị các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho trẻ em.

Về giáo dục, 95% trẻ em trai và gái nhập học đúng tuổi, đạt mốc phổ cập tiểu học.

Về hành lang pháp lý, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 là một bước tiến bộ về bảo đảm quyền trẻ em với một chương quy định về quyền con người và các điều khoản cụ thể về quyền trẻ em. Trong các điều khoản của Hiến pháp, Luật trẻ em năm 2016 đã đưa ra một khung pháp lý nền tảng nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền cho mọi trẻ em với các điều khoản phù hợp hơn với Công ước về quyền trẻ em.

Tuổi thơ hôm nay: Hiểm họa và cơ hội

30 năm qua, những điều được quy định trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em vẫn có giá trị thực tiễn. Tuy nhiên những thay đổi trên toàn cầu cũng như sự phát triển của công nghệ số, biến đổi của môi trường sống… đã làm thay đổi tuổi thơ của các em. Trẻ em ngày nay phải đối mặt với những mối đe dọa mới xâm phạm quyền trẻ em nhưng các em cũng có những cơ hội mới để thực hiện quyền của mình.

Ngày nay, Chính phủ đã tiến hành nhiều hoạt động mạnh mẽ hơn đẻ đảm bảo trẻ em được sống và phát triển, được bảo vệ khỏi những nguy cơ và được tham gia tích cực hơn vào xã hội. Song vẫn còn nhiều trẻ em không được hưởng tuổi thơ một cách trọn vẹn.

Những vấn đề mới phát sinh

Theo Báo cáo số 475/BC-CP ngày 11/10/2019 về kết quả thực hiện quyền trẻ em và thực hiện nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương liên quan đến trẻ em từ khi Luật Trẻ em có hiệu lực, hiện nay, tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em vẫn diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong 2 năm 2017 – 2018 cả nước có gần 3.000 vụ với 3.400 đối tượng và 3.200 trẻ em bị xâm hại. Trong đó, xâm hại tình dục trẻ em chiếm tới 81,3% trong các vụ xâm hại.

Tình trạng mua bán trẻ em diễn ra phức tạp, các đối tượng lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, nhà trường, thông qua các trang mạng xã hội để tiếp cận, rủ rê, lôi kéo, thực hiện các hành vi mua bán trẻ em.

Các nghiên cứu khảo sát gần đây cho thấy, trẻ em Việt Nam đã bị bắt nạt và quấy rối trên mạng, tự đặt mình vào nguy hiểm khi chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng.

Theo Tổ chức y tế thế giới, hàng năm có khoảng 1.000 trẻ dưới 14 tuổi tử vong do các nguyên nhân liên quan đến biến đổi khí hậu, phần lớn là trẻ em dưới 5 tuổi. Ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng đến trẻ em ngay khi còn là bào thai trong bụng mẹ, ô nhiễm có thể làm trẻ bị ốm, không đi học được, ảnh hưởng đến khả năng học tập và phát triển của trẻ.

Theo báo cáo học sinh ngoài trường học của Việt Nam năm 2017, Unicef Việt Nam và Bộ Giáo dục & Đào tạo, hơn 8% trẻ em từ 11-14 tuổi và gần 30% trẻ em dân tộc thiểu số là trẻ em ngoài trường học. Các em bị thiếu những kỹ năng cần có để có thể tìm kiếm việc làm và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế.

Hiện có gần 6% trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân và thêm 10% người trong độ tuổi 5-19 bị thừa cân. Tổng cộng, Việt Nam có khoảng 2 triệu trẻ em và thanh niên bị thừa cân. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiêu đường loại 2 và bệnh tim (Theo báo cáo tình trạng trẻ em thế giới năm 2019, Unicef).

Đã đến lúc phải hành động: Quyền cho mọi trẻ em

Tại Việt Nam, bảo vệ trẻ em vẫn còn là vấn đề cần hành động mạnh mẽ hơn. Điều quan trọng là Việt Nam cần đẩy mạnh khung pháp lý để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Bao gồm: Nâng cao độ tuổi trẻ em trong Luật Trẻ em lên 18 tuổi, để các em có thể được hưởng lợi từ hệ thống bảo vệ trẻ em.

Trẻ em phải được pháp luật bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại, bạo lực, trừng phạt thân thể, quấy rối hoặc bất kỳ hình thức khiêu dâm trẻ em hay xâm hại tình dục. Do đó, cần có một hệ thống công tác xã hội mạnh hơn, có thể đảm bảo một mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, bắt đầu từ phòng ngừa và can thiệp sớm tại cấp cơ sở, cho đến các dịch vụ chuyển gửi và bảo vệ trẻ em chuyên biệt.

Việt Nam hiện đang đối mặt với “những thách thức ở chặng cuối cùng” trong việc không để lại phía sau bất cứ trẻ em hay người chưa thành niên nào. Để vượt qua thách thức này, cần hành động mạnh mẽ và tăng cường đầu tư hơn nữa để giảm tử vong ở trẻ em và bà mẹ, phòng ngừa và điều trị trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, cải thiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường, đẩy mạnh giáo dục chất lượng và hòa nhập…

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Tĩnh: Chủ động phòng, chống cháy rừng trong cao điểm nắng nóng

    (Xây dựng) - Vào mùa hè, thời tiết tại Hà Tĩnh rất khắc nghiệt, xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài kèm theo gió phơn Tây Nam, nhiệt độ trung bình có thể lên tới 38 - 40 độ C, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Các phương án, kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCC) đã được các đơn vị, địa phương triển khai bài bản.

    08:04 | 26/04/2024
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

    20:38 | 25/04/2024
  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

    20:34 | 25/04/2024
  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

    20:20 | 25/04/2024
  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

    20:06 | 25/04/2024
  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

    19:51 | 25/04/2024
  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

    19:45 | 25/04/2024
  • Thái Bình: Kiểm tra sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân

    (Xây dưng) - Cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình đang tiến hành lập Đoàn kiểm tra về sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Cổ phần Thương mại tổng hợp Toan Vân (Công ty Toan Vân) ra môi trường làm hơn 8 mẫu ruộng của 10 hộ dân trong xã Vũ Lạc, thành phố Thái Bình bị cháy lá và một số hoa màu của người dân bị ảnh hưởng.

    18:03 | 25/04/2024
  • Quảng Trị: Sở Xây dựng đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực hoạt động

    (Xây dựng) - Được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ sâu sát của Bộ Xây dựng và chính quyền địa phương, trong những tháng đầu năm 2024 Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực hoạt động.

    17:59 | 25/04/2024
  • Quảng Nam: Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ hồ chứa nước được đầu tư tổng kinh phí gần 300 tỷ đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh (chủ đầu tư) tổ chức rà soát, đánh giá lại năng lực, kinh nghiệm hiện nay của nhà thầu thi công để xem xét về khả năng tiếp tục thi công dự án hồ chứa nước Lộc Đại.

    15:56 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load