Thứ sáu 27/12/2024 07:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Vì sao xăng Việt Nam đắt hơn Mỹ?

10:53 | 08/07/2014

Xăng dầu tại Mỹ không thể hô biến về Việt Nam, phải mất 15 ngày cho việc vận chuyển và nhiều chi phí khác đến bán hàng là của quá trình.

Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã phân tích để lý giải cho việc giá xăng dầu Việt Nam có thời điểm đã tăng và cao hơn giá xăng dầu tại Mỹ đến hơn 4.000 đồng/lít.


Giá xăng dầu đã liên tục tăng 5 lần trong năm nay với mức tăng cao nhất là 420 đồng/lít vào ngày 7/7

- Ngày 23/6 vừa qua, giá xăng dầu Việt Nam đã tăng 330 đồng/lít, với mức giá hiện nay, giá xăng dầu Việt Nam đang cao hơn giá xăng dầu tại Mỹ hơn 4.000 đồng/lít, điều này có bất thường không thưa ông?

Không thể so giá hôm nay của Việt Nam với bất kỳ giá của nước nào, vấn đề là cách tính giá theo Nghị định 84 hiện tại.

Giá xăng dầu tại từng thời điểm nếu chúng ta so sánh chưa thể chính xác được vì cách tính từ trước đến nay theo Nghị định 84 đang có hiệu lực đang tính thời điểm cách đó 30 ngày.

Hôm nay xăng ở Mỹ không thể hô biến về Việt Nam vì đòi hỏi 15 ngày xăng dầu mới về tới Việt Nam, những chi phí cửa hàng, nhân công… tồn kho đến bán cho người tiêu dùng là cả quá trình. Nhưng sắp tới theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ có sự thay đổi. Sẽ chỉ còn 15 ngày sẽ thay đổi thì giá xăng dầu sẽ gần hơn với giá thế giới.

Tôi khẳng định, giá xăng dầu ngày hôm nay không thể so sánh với giá hôm nay ở nước khác, doanh nghiệp không thể làm thế được mà sẽ được tính giá hôm nay lùi lại 15 ngày thay vì 30 ngày trước kia, tức là sẽ gần hơn một nửa

Tất cả các mặt hàng phải vận động theo quy luật của thị trường trong đó cơ cấu giá phải được tính đúng tính đủ theo thị trường. Bên cạnh đó, vẫn phải có chính sách phù hợp hỗ trợ cho đối tượng nghèo và đối tượng chính sách.

Cơ quan điều hành giá xăng dầu Thủ tướng có quyết Bộ Công thương chủ trì điều hành giá xăng dầu và quỹ bình ổn giá xăng dầu, Bộ Tài chính thực hiện chức năng về giá chủ trì hướng dẫn việc trích lập, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quỹ bình ổn giá xăng dầu. Như vậy sẽ tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, chúng tôi hoàn toàn nhất trí.

- Bộ giải thích như thế nào về lo ngại nếu doanh nghiệp được tự quyết trong phạm vi 3%, giá xăng dầu sẽ dễ tăng nhanh và tăng nhiều lần?

Về biên độ, chúng tôi đề xuất mức 2% nhưng các Phó Thủ tướng và cuối cùng là Thủ tướng đã quyết định biên độ theo 3 mức dưới 3%, từ 3% đến dưới 7% và trên 7%, trong đó dưới 3% do doanh nghiệp quyết định, từ 3% đến dưới 7% phải xin phép Bộ Công thương và trên 7% phải xin Thủ tướng Chính phủ.

- Có ý kiến cho rằng duy trì quỹ bình ổn xăng dầu, giá xăng dầu sẽ khó minh bạch, Bộ Công thương có quan điểm như thế nào? Được biết, trước đó quỹ bình ổn có giữ một phần để chống buôn lậu xăng dầu xin cho biết hiện có duy trì không?

Quỹ bình ổn xăng dầu thời gian tới sẽ không có phần để chống buôn lậu xăng dầu, giá cơ sở sẽ không bổ sung mức chi bình ổn giá tức giá là mới không có gì trong quỹ bình ổn trong khi trước kia có.

Tất cả những điều này đã được tính rất kỹ còn vì sao lâu ban hành Nghị định 84, cũng chứng tỏ đây là vấn đề rất nhạy cảm và hết sức thiết yếu với nhân dân, Bộ Công thương đã trình lên Chính phủ 8 tháng.

Xăng tăng liên tiếp trong nửa tháng

Tối 7/7, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam thông báo, xăng ở vùng một tăng 410 đồng, còn ở vùng hai (xa trung tâm, kho, cảng xăng dầu) tăng thêm 420 đồng.

Đây là lần tăng giá xăng thứ hai liên tiếp trong vòng nửa tháng qua. Tính từ đầu năm tới nay, giá xăng đã tăng 5 lần và đây cũng là lần tăng mạnh nhất. Với lần tăng thứ năm này, giá xăng đến gần hơn với ngưỡng 27.000 đồng mỗi lít (xăng RON 95 ở vùng hai là 26.660 đồng một lít).

Trước đó, ngày 23/6, giá xăng RON 92 và RON 95 đồng loạt tăng thêm 330 đồng một lít. Bộ Tài chính cho biết, giá xăng dầu thế giới từ sau ngày 23/6 nhìn chung có xu hướng tăng và đứng ở mức cao.

 

Theo Đất Việt

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load