Thứ tư 15/01/2025 15:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sự kiện & Bình luận /

Vì sao doanh nghiệp sợ lớn?

15:00 | 26/11/2019

(Xây dựng) - Cuộc cách mạng CN 4.0 đang mở ra cho các DN cách nhìn mới trong sản xuất. Không chỉ phải đầu tư thiết bị, đào tạo nguồn lực để đáp ứng yêu cầu mới của một nền sản xuất công nghệ cao mà còn là xây dựng quản lý DN theo mô hình mới thế nào để theo kịp dòng chảy thời đại?

Vì sao doanh nghiệp sợ lớn?

Mới thấy thực tế luôn chuyển động đòi hỏi phải thay đổi từ tư duy cho đến chiến lược cách làm. Nhiều chính sách cởi mở thông thoáng, những quy định của pháp luật cũng ngày càng rộng mở cho những ý tưởng sáng tạo và khát vọng vươn tới làm giàu!

Ai cũng nhìn rõ: Mở DN giờ đây đã thông thoáng và dễ dàng hơn. Nhưng áp lực với DN lại không hề nhỏ. DN mở ra có phát triển đi lên được không mới là cái đích cần hướng đến. Trong những con số hàng trăm nghìn DN mới ra đời hàng năm, bao nhiêu DN trụ vững phát triển, bao nhiêu DN phải giơ tay “chịu trận”? Mới hay nhiều chủ DN khi khai trương “trống rong cờ mở”, nhưng khi không trụ nổi trước sức ép rát bỏng của cơ chế thị trường, thì “chết” không “lời điếu”.

Ai đó bảo làm giàu không khó? Ai đó còn nhìn DN mơ hồ mà không tỏ rõ những gian nan, những cam go trong bước chân đi vào khởi nghiệp? Cần phải biết DN làm ăn tử tế đàng hoàng, đĩnh đạc tuân thủ nghiêm túc những quy định của pháp luật chưa bao giờ có thể nói dễ dàng. Dễ là dễ với các DN “sân sau” được o bế, bợ đỡ. Dễ là dễ với các DN trốn thuế như “làm xiếc”, là nhái giả thương hiệu, ăn vào thương hiệu lừa dối người dùng.

Nhiều diễn đàn về DN mở ra mổ xẻ rất mạnh trước câu hỏi: Vì sao DN Việt không chịu lớn, không muốn lớn? Vì sao DN mới thành lập nhiều, nhưng số DN gục ngã cũng không hề ít?

Đã đến lúc cần nói thẳng: Chủ trương quốc gia khởi nghiệp là tư duy sáng, là chiến lược hay, nhưng các bộ ngành và chính quyền 63 tỉnh thành đã thấm chủ trương này ra sao? Thời gian không biết đợi chờ. Nhưng câu chuyện phát triển DN vẫn cứ loay hoay, vẫn cứ nói nhiều, nhưng làm thì còn ít.

Lắng nghe DN, lắng nghe người dân để ban hành chính sách, nhưng vì sao vẫn không ít chính sách, quy định của bộ này ngành kia không đi vào cuộc sống. Nói bứt bỏ hàng trăm, hàng ngàn thủ tục để làm cho DN và người dân nhẹ lòng, mà DN và người dân vẫn kêu, vẫn than trời, thì những bộ ngành “ban ra” chính sách cần soi lại xem. Có không bứt bỏ thủ tục này, thì những thủ tục khác lại “nhô ra”? Có không những hồ sơ văn bản của DN còn bị “ngâm” ở các cục, vụ trung gian quá lâu để cho DN ngửa cổ chờ? Quốc gia khởi nghiệp tạo ra khát vọng mở mang DN, tạo ra bầu không khí cởi mở thoáng đạt cho nhà nhà đi tới sự giàu, nhưng các cơ quan thực thi chính sách lại chần chừ chậm chạp. Vì sao? Đừng đổ cho tư duy bao cấp chưa thoát hết, đừng vin cớ còn quen cách làm “đường xưa lối cũ”, nên bộ máy hành chính còn nặng nề đủng đỉnh chăng?

DN và người dân nói nhiều đến cái sự “bôi trơn”, đến cái sự “xin - cho” đang bó tay các DN mới thành lập và cả những DN đã có bề dày sản xuất kinh doanh. Liệu có còn nhiều DN bị nhũng nhiễu, sách nhiễu không? Cần nhìn thẳng xem trong đạo quân chống tham nhũng có tham nhũng không? Các công bộc nắm giữ quyền uy của các bộ ngành, giữ trọng trách ở các tỉnh thành có mở “sân sau” cho vợ con người nhà, hay có xòe ô chống lưng cho các DN tư nhân nào không? Ngay cả các cơ quan thanh tra cũng cần soi lại đội ngũ của mình đã thật chuẩn chỉ, nghiêm túc trong thi hành công vụ chưa? Thanh tra DN, địa phương có sách nhiễu dọa nạt cơ sở để “làm tiền” không? Vụ công an Đồng Nai tố cáo “sếp trên” bảo kê cho xe sai phạm. Những cú điện thoại “tới lui” bị ghi âm chính là bằng chứng sống cho ba cái trò “o bế, bảo kê” bát nháo với những “ma trận” làm luật làm tiền nghe quá giật mình về hình ảnh rất xấu của cảnh sát giao thông không chỉ ở Đồng Nai đâu.

Thử nghĩ xem: Thanh tra cơ sở, thanh tra DN, kiểm tra giao thông mà như đi “làm tiền” trắng trợn thế nghe thật quá xót xa(?). Mới thấy: Nhiều cán bộ thực thi theo dõi DN không sống bằng lương mà nhăm nhắm vào phong bao phong bì, đủ thấy nỗi truân chuyên của DN đâu dễ nói cùng ai? Đã nghe DN “kêu trời” vì một năm phải đón thanh tra hết đoàn nọ đoàn kia, thời gian đâu để lo sản xuất kinh doanh. Nhiều DN còn sợ ngành thuế, né nể ngành thuế, thì chính ngành thuế cần soi lại chính mình. Nói thu ngân sách vượt mức rất đáng ghi nhận, nhưng liệu đã thu đủ, thu hết, thu đúng chưa? Có không những cái “bắt tay ngầm” của cán bộ thuế với các chủ hộ kinh doanh? Câu chuyện không mấy vui ở An Giang khi cán bộ thuế đem trả lại tiền vay của hộ kinh doanh. Bạc tiền không lớn chỉ 5 triệu đồng, nhưng rõ ràng hình ảnh cán bộ thuế sao có được cái đẹp trong mắt người dân?

Đất nước hội nhập trong thực trạng DN nhỏ và vừa chiếm phần lớn, số DN tầm cỡ không nhiều thì cách quản lý DN thế nào cũng là việc cần bàn. Vì sao DN không chịu lớn, không thể lớn, và không muốn lớn? Trả lời câu hỏi này đâu khác các bộ ngành chính quyền các tỉnh thành phải vi hành cơ sở mới có thể nghe được những “tiếng lòng” của DN.

Quốc gia khởi nghiệp! Chiến lược đầy nhân văn nằm gọn cả trong những ngôn từ đó. Nhưng xem ra nói nhiều tới quốc gia khởi nghiệp, mà thực hiện từ chính các bộ ngành vẫn còn như níu chân nhau. Không thể chỉ nói “khởi nghiệp” như hô khẩu hiệu, mà phải đi vào thực chất từ những chính sách ban ra. Nâng bước các DN, muốn cho DN lớn nhanh trụ vững cần phải có kế sách dài xa. Ngành thuế phải nhìn các DN mới thành lập để nuôi dưỡng nguồn thu, chứ không phải kiểu ép thu, cưỡng thu. Ngành ngân hàng phải biết nhìn DN với con mắt cùng đồng hành, chứ không phải với con mắt “tín dụng ban ơn”.

Vừa qua cuộc hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì nhằm khuyến khích mô hình kinh doanh mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 rất kịp thời. Nhưng sách lược, chiến lược để các DN Việt Nam đón nhận những mô hình DN mới này cũng không ít vấn đề đặt ra. Chủ động hội nhập 4.0 là không thể khác. Nhưng muốn DN sáng tạo thì chính sách phải xây dựng hướng về DN thế nào? Sáng tạo cũng chính là đồng nghĩa với rủi ro. Nếu thành công không nói làm gì. Nhưng nếu không thành công, thì ai nâng bước các DN này đứng lên, chính sách nào giúp họ gượng dậy khi tài sản bạc tiền ném cả vào cái sự “sáng tạo” ấy?

DN đi vào hội nhập 4.0 điều cần nhất chính là đổi mới thể chế, cơ chế. Thể chế không gì khác là minh bạch, là sản xuất kinh doanh trung thực. Cơ chế không gì khác chính là sự công khai trong đầu vào đầu ra, trong giá thành, xuất xứ và chất lượng sản phẩm làm ra. Nhìn về yêu cầu hàng hóa xuất ra các nước, họ đòi hỏi ngày càng chặt chẽ. Không chỉ thị trường Mỹ, châu Âu, mà ngay cả thị trường các nước kề bên cũng khác xa rồi, họ khắt khe về xuất xứ và chất lượng hàng hóa. Đừng cho rằng EC rút thẻ vàng với thủy sản Việt Nam là họ gây khó, mà phải coi đó là yêu cầu cho sự làm ăn trung thực tử tế của thời mở cửa. Đó chính là yêu cầu tất yếu của thời hội nhập kinh tế, mà các DN Việt muốn đi lên bền vững phải coi đó là cơ hội để tự thay đổi mình.

Ngay trên nghị trường Quốc hội đang họp lại rất nóng chuyện quản lý hộ kinh doanh với nhiều tiếng nói, góc nhìn trái chiều. Hãy nhìn thẳng xem: Hơn 5 triệu hộ kinh doanh cả nước đang làm ăn thế nào? Bà bán nước góc phố thu đồng tiền lẻ, bác xe ôm hay cô bán nắm cơm muối vừng đầu đường thì thu cái gì từ những hộ kinh doanh này? Nói đưa hộ kinh doanh lên DN, thì ngay cả các quán phở, các cửa hàng tạp hóa cũng chả đủ tiền để thuê kế toán, thuê người để đi họp hành khi phường xã mời, lúc quận huyện gọi! Nhưng nhiều hộ kinh doanh lớn hơn vì sao cũng không thích lớn lên thành DN? Vì họ sợ nộp thuế tăng, sợ hết đoàn này đến kiểm tra, đoàn khác ghé thăm. Mà đã thăm, đã ghé lại chả tránh được phong bì dày mỏng “tiễn chân” mới có thể đón nhận những nói cười vui vẻ(?).

Đã phơi ra: Việc khoán thuế cho hộ kinh doanh lại chính là kẽ hở cho cán bộ thuế tiêu cực với thuế “chia đôi”, thuế “băm ba”, Nhà nước đâu có thu được bao nhiêu, có hay đều vào túi riêng hết.

Quốc gia khởi nghiệp đi vào hội nhập dứt khoát các DN phải bình đẳng trên một “sân chơi”! Xây dựng DN thời 4.0, thì chính các DN phải là “hạt nhân” của quá trình chuyển đổi số. Các chính sách từ vĩ mô ban ra phải theo sát thực tiễn. Hơn thế, chính các bộ ngành phải thực sự hiểu rõ việc chuyển đổi số để đi tới kinh tế số và xã hội số là cái đích của một xã hội văn minh. Chỉ khi thực hiện được việc cốt lõi này mới có thể xây dựng được môi trường kinh doanh mới cho những đổi mới sáng tạo trong cộng đồng DN. Khi đó đất nước mới kỳ vọng nhiều DN lớn nhanh, mới không còn tâm thế DN không chịu lớn, không muốn lớn, sợ lớn như hiện nay.

Đổi mới quốc gia sáng tạo hội nhập 4.0 là cơ hội “ngàn vàng”, các DN Việt đừng để vuột tay.

Đỗ Quang Đán

Theo

Cùng chuyên mục
  • Giảm phiền hà từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

    Ngày11/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

  • Từ kiểm soát đến kiến tạo và sáng tạo

    Nhà nước phải tập trung vào vai trò điều tiết, giám sát, và tạo khuôn khổ pháp lý minh bạch, thay vì ôm đồm tất cả các chức năng. Việc giao quyền quản lý cho các tổ chức, cá nhân có năng lực vượt trội không chỉ tăng hiệu quả quản lý mà còn giải phóng nguồn lực cho những lĩnh vực cần thiết hơn.

  • Viết tiếp trang sử hào hùng trong thời kỳ mới

    Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, cả nước đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

  • Doanh nghiệp phục hồi, kinh tế tăng trưởng

    Theo thống kê của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2024 kinh tế Việt Nam đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ, dần lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch Covid-19, với nhiều điểm sáng, nhất là trong xuất khẩu và thu hút FDI.

  • Thực hiện phân cấp, phân quyền và việc lựa chọn nhân sự

    Ngoài các vấn đề liên quan tới cơ chế, chính sách, một trong những yếu tố quan trọng trong thực hiện phân cấp, phân quyền là nhân lực. Theo chuyên gia, cần áp dụng công cụ quản trị nguồn nhân lực khoa học, để họ không né tránh, chây ì mà quyết tâm thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.

  • Nhân lên tình người vượt mưa lũ

    Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với đời sống hàng nghìn người ở nhiều địa phương, vì thế, cần thêm nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào mình, tiếp sức cho họ trong hành trình gian nan vượt qua hoạn nạn.

Xem thêm
  • Bài học không bao giờ cũ và bản lĩnh chính trị Việt Nam

    Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học không bao giờ cũ; luôn được Đảng đặc biệt coi trọng như là nhân tố tăng cường sức mạnh, bản lĩnh chính trị Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

    09:57 | 04/09/2024
  • Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

    Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

    10:42 | 02/09/2024
  • Kỳ tích mới từ "vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão"

    Chỉ trong hơn 6 tháng, chúng ta đã kéo đường dây điện 500 kV mạch 3 dài 519 km, vượt địa hình hiểm trở để đưa điện ra miền Bắc. Đây là một kỳ tích có được nhờ tinh thần "thần tốc, quyết thắng, vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão" để "biến cái không thể thành có thể".

    15:10 | 31/08/2024
  • Phát triển đất nước lên tầm cao mới

    (Xây dựng) - Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02/9 vào thời điểm đất nước có bước chuyển mình của cơ hội cùng thách thức mới trên con đường phát triển. Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế mà nòng cốt là mở rộng thị trường, địa bàn kinh tế, đòi hỏi tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Mục tiêu cơ bản là thực hiện thắng lợi 23 chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng XIII đề ra, phấn đấu đến năm 2030 thoát khỏi mức thu nhập trung bình thấp, trở thành quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển…

    10:59 | 30/08/2024
  • Ngăn chặn tình trạng đấu giá đất bất thường

    Những ngày gần đây, thị trường bất động sản Hà Nội liên tục chứng kiến các kỷ lục về giá trúng đấu giá đất tại khu vực ngoại thành, phiên sau cao hơn phiên trước. Đơn cử, ngày 28/7, huyện Đan Phượng đấu giá 85 lô đất ở các xã Đan Phượng, Hạ Mỗ, Phương Đình, giá trúng lô đất cao nhất hơn 99 triệu đồng/m2, gấp hơn 2 lần giá khởi điểm.

    07:50 | 22/08/2024
  • Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

    Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

    09:31 | 20/08/2024
  • Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trong thời đại mới

    Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đập tan ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mùa thu lịch sử ấy mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta.

    09:00 | 19/08/2024
  • Trách nhiệm với người dân

    Theo dự thảo bảng giá đất mới Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá đất trên địa bàn sẽ tăng cao rất nhiều lần; thậm chí, có nơi tăng gấp 37 lần so với bảng giá hiện hữu. Điều này khiến người dân ùn ùn kéo nhau đi làm thủ tục đăng ký đất đai, thậm chí vay mượn tiền bạc kịp đóng tiền sử dụng đất theo bảng giá đất hiện hành. Tại nhiều Văn phòng đăng ký đất đai ở thành phố Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi,… hồ sơ thủ tục nhà đất tăng đột biến, cán bộ làm không xuể.

    14:07 | 12/08/2024
  • Nỗi lo an toàn cây xanh trong đô thị

    Vụ việc một nhánh cây dầu phân loại 3 (cây có kích thước lớn) trong công viên Tao Đàn (quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) bỗng nhiên gãy và rơi từ độ cao khoảng 25m khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương, thêm một lần nữa cảnh báo về an toàn cây xanh trong đô thị.

    10:56 | 11/08/2024
  • Chậm một giờ cũng là tội lớn với nhân dân!

    (Xây dựng) - Hôm qua, khi hỏi vị lãnh đạo tỉnh Cà Mau về tiến độ Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 1.200 giường bệnh, tôi nhận được câu trả lời đầy “tâm trạng”: “Tỉnh đang lập Hội đồng Tư vấn giải quyết kiến nghị lựa chọn nhà thầu. Dự án chậm thì chắc chậm rồi. Nhưng cách làm việc “cù cưa” kiểu này hoài, điệp khúc “lỡ hẹn” với bệnh nhân biết đến bao giờ”. Thực trạng 2 bệnh nhân, 1 giường bệnh là “chuyện thường ngày ở huyện” tại Cà Mau. Một số bệnh nhân chấp nhận điều trị trái tuyến lên tuyến Trung ương với hy vọng, tương lai không xa miền cuối đất xóa vùng trũng về y tế.

    21:59 | 07/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load