Chủ nhật 13/10/2024 11:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Vì sao cần trục tháp vẫn quay trong siêu bão Yagi?

15:20 | 12/09/2024

(Xây dựng) - Vừa qua, khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua Thủ đô, nhiều người dân lo sợ khi thấy những cần trục tháp tại một số công trình xây dựng bị thổi quay trong bão. Vậy việc này có đảm bảo an toàn hay không, mời bạn đọc cùng Báo điện tử Xây dựng tìm hiểu các quy định về việc sử dụng cần trục tháp ra sao để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

Vì sao cần trục tháp vẫn quay trong siêu bão Yagi?
Cần trục tháp được sử dụng phổ biến ở những công trình xây dựng quy mô lớn.

Pháp luật quy định ra sao?

Để trả lời những thắc mắc này, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã “gõ cửa” cơ quan chuyên môn là Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng).

Đại diện Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho biết, theo các quy định hiện hành, thì cần trục tháp thuộc loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sử dụng trong thi công xây dựng.

Đối với cần trục tháp, việc quản lý, sử dụng, kiểm định, bảo trì,… kèm theo quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đã được quy định trong: (1) Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (bao gồm: Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015; Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ; Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); và (2) Pháp luật về xây dựng (bao gồm: Luật Xây dựng năm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020; Nghị định số 06/2021//NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ; Thông tư số 29/2016/TT-BXD ngày 29/12/2016 và Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng); và (3) Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (bao gồm QCVN 7:2012/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với thiết bị nâng và QCVN 18:2021/BXD về an toàn trong thi công xây dựng).

Cụ thể, trong QCVN 18:2021/BXD quy định về việc sử dụng cần trục tháp như sau:

Tại mục 2.4.5.10: Khi không có người vận hành hoặc người giám sát các hoạt động cẩu, phải thực hiện hạ và tháo vật nâng khỏi móc cẩu; kéo móc cẩu lên cao và để ở vị trí có tầm với nhỏ nhất, tắt động cơ và đưa cần nằm ngang. Trường hợp cần trục tháp phải ngừng hoạt động trong khoảng thời gian dài hoặc ngừng hoạt động do điều kiện thời tiết bất lợi (theo dự báo) thì trình tự ngừng hoạt động phải thực hiện theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và phải nhả phanh cơ cấu quay. Cũng theo QCVN 18:2021/BXD thì trước khi ngừng thi công phải thực hiện quy các quy định sau:

a) Thực hiện ngắt tất cả các nguồn cấp không cần thiết như điện, gas, nước, khí nén, nhiên liệu khác để cấp cho: Các dây dẫn điện, thiết bị điện, hệ thống điện; máy, thiết bị thi công trong công trình, trên công trường; Phải thực hiện quy trình ngừng sử dụng đối máy, thiết bị thi công theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất và các quy định có liên quan nêu trong quy chuẩn này. Đối với cần trục tháp, nếu thời gian ngừng thi công lớn hơn thời gian kiểm định an toàn định kỳ hoặc 12 tháng, phải tháo dỡ cần trục tháp hoặc hạ thấp xuống bằng chiều cao tự đứng và phải đảm bảo toàn bộ cần trục tháp nằm trong rào chắn công trường.

b) Thực hiện chống đỡ, che chắn các khu vực đã thi công có nguy cơ bị sụp đổ, hư hỏng khi có tác động của thiên tai hoặc điều kiện thời tiết nguy hiểm, cực đoan;

c) Thực hiện các công việc bảo vệ chống xâm nhập công trường.

Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, kiểm định, bảo trì… đối với cần trục tháp phải tuân thủ các quy định pháp luật và quy định kỹ thuật như đã nêu trên.

Trả lời cho câu hỏi, vì sao khi mưa bão xảy ra, một số công trình xây dựng cho cần trục tháp quay tự do, đại diện Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho rằng, đối với trường hợp cần trục tháp ngừng hoạt động do điều kiện thời tiết bất lợi (ví dụ: bão) thì nhà thầu thi công xây dựng phải tuân thủ quy định nêu tại mục 2.4.5.10 QCVN 18:2021/BXD như đã nêu ở trên.

Như vậy, tại một số công trình xây dựng, người dân nhìn thấy “Cần trục tháp quay tự do” có nghĩa là nhà thầu đã nhả phanh cơ cấu quay theo quy định.

Vì sao cần trục tháp vẫn quay trong siêu bão Yagi?
Việc sử dụng cần trục tháp trong thi công xây dựng buộc phải đáp ứng hàng loạt quy định của pháp luật.

Đảm bảo an toàn thi công cả trước và sau thiên tai

Ngoài các nội dung nêu trên, đại diện Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cũng đưa ra thêm những khuyến cáo an toàn.

Cần trục tháp là một trong những thiết bị được sử dụng ở công trường. Đối với việc đảm bảo an toàn thi công xây dựng trong mùa mưa bão, ngoài việc quan tâm đến cần trục tháp; các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định nêu tại mục “Thiên tai và các điều kiện thời tiết nguy hiểm” của QCVN 18:2021/BXD, trong đó, quy định cụ thể những nội dung cần thực hiện trước và sau thiên tai.

Một là, thu gom và lưu trữ ở nơi đảm bảo đối với các vật dễ bay khi có gió mạnh như thanh gỗ, ván gỗ, hộp hoặc thùng kim loại, cánh cửa và các vật dễ bay khác để không gây nguy hiểm cho người ở trong và ở khu vực lân cận công trường;

Hai là, che chắn hoặc có biện pháp bảo vệ đối với các kết cấu chống đỡ tạm, giàn giáo (đặc biệt là khi chúng được lắp đặt ngoài trời), máy, thiết bị thi công, đường dây dẫn điện, thiết bị điện, hệ thống điện, hệ thống chống sét, kho chứa các chất, hóa chất độc hại, nguy hiểm có thể phát tán ra môi trường;

Ba là, có piện pháp bảo vệ (nếu cần thiết) đối với đường đi, rào chắn, kết cấu móng đỡ máy, thiết bị và các đối tượng khác trên công trường có thể bị ảnh hưởng của lũ, lụt;

Bốn là, có thêm các biện pháp cần thiết khác để đảm bảo an toàn cho người ở công trường trước các tác động của bão, giông lốc, mưa do bão, mưa đá, lũ, lụt.

Cơ quan này cũng lưu ý rằng, sau thiên tai, thì nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, đánh giá các nguy cơ gây mất an toàn trên công trường (như lún, sạt lở đất, sụt mặt đất, hố đào, sự cố đường dây dẫn điện, thiết bị điện, hệ thống điện và các yếu tố nguy hiểm khác).

Ngoài ra cũng cần kiểm tra tình trạng của giàn giáo, kết cấu chống đỡ tạm, an toàn kết cấu, tình trạng các vật treo (hoặc neo) trên công trình và các hạng mục công việc khác. Người lao động chỉ được phép tiếp tục làm việc sau khi nhà thầu kiểm tra và khẳng định đủ điều kiện đảm bảo an toàn để tiếp tục làm việc.

Kế Toại – Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

  • Yên Bái: Đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã Y Can và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là liệt sỹ Phan Văn Ngó (xã Y Can) và liệt sỹ Nguyễn Văn Bình (xã Cường Thịnh).

  • Đông Anh (Hà Nội): Gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị Khu dân cư Thăng Long

    (Xây dựng) – Mới đây, Hội Nông dân huyện Đông Anh, Hội Nông dân xã Hải Bối tổ chức bàn giao, gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị trên địa bàn Khu dân cư Thăng Long.

  • Bài 7: Công tác quản lý trật tự xây dựng với những chuyển biến tích cực

    (Xây dựng) - Suốt chặng đường hình thành và phát triển, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và cũng đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Từ đó, góp phần hình thành nhiều khu đô thị có quy mô lớn, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, diện mạo đô thị và nông thôn Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load