Thứ tư 05/02/2025 19:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Về một nền kiến trúc Việt Nam

10:22 | 05/05/2008
 
Bỏ qua những hiện tượng không lành mạnh trong các hoạt động sáng tác kiến trúc gần đây với những mục đích khác nhau bên ngoài nghệ thuật của khá đông KTS, thì ngay ở phần “nghiêm chỉnh” nhất, kiến trúc “mới” Việt Nam, vẫn đang “chấp chới” giữa các khuynh hướng kiến trúc ngoại nhập của phương Tây với nghệ thuật dân gian. Nói “chấp chới”, bởi không thấy gốc rễ, không có dấu hiệu của sự chuyển hóa thích ứng, sự thống nhất mang tính nội tại. Chỉ cần đặt những cuốn giải thưởng kiến trúc Việt Nam bên cạnh bất cứ cuốn sách nào điểm lại nghệ thuật kiến trúc phương Tây thế kỷ XX, và chỉ cần xem phần hình ảnh minh họa, ai cũng dễ dàng nhận thấy, kiến trúc “mới” Việt Nam cứ như một phiên bản mờ nhạt. Có lẽ, hoàn toàn không quá khi nói, trong một diện mạo như thế, kiến trúc “mới” Việt Nam nói chung, vẫn chỉ là một vùng ngoại vi của kiến trúc thế giới. Tất cả những cái được gọi là “Biểu hiện”, là “Trừu tượng”, “Phi cấu tạo” v.v… mà các KTS đang tự hào cho là “mới” và áp dụng vào thực tế, chỉ tô đậm thêm cho tính chất ngoại vi của kiến trúc “mới” Việt Nam mà thôi - đi sau quá xa là một, nhưng quan trọng hơn, là kém thực chất: cách vẽ mới đã không mang ý nghĩa của một cách nhìn mới, và đi kèm với nó là của khoa học công nghệ và vật liệu mới, nên tuy làm theo những hình thức rất mới của thiên hạ nhưng khi diễn giải, các KTS vẫn không có mấy sự khai phá, tự thể hiện, chỉ có sự đi theo, lặp lại… Còn trong những nỗ lực khác để tìm về với truyền thống dân tộc, để khai thác những hình ảnh biểu trưng của cái được gọi là “văn hóa làng”, “văn hóa tâm linh” v.v… thì hầu hết các tác phẩm mới chỉ dừng lại ở mức làm thỏa mãn sự hiếu kỳ văn hóa của một số người, của khách nước ngoài nói chung, chứ chưa làm nên giá trị và vị thế cho kiến trúc Việt Nam xét trên phương diện nghệ thuật. 
 

Bưu điện Quốc tế Hà Nội
 
Đến lúc này, dường như, đã có thể nói về một sự đứt đoạn trong các quan hệ văn hóa kiến trúc. Hầu như ai cũng cảm thấy nghệ thuật của kiến trúc là thứ thật cần thiết như một nguồn năng lượng làm gia tăng chất lượng cuộc sống, làm gia tăng các khả năng thích nghi với cuộc sống đương đại…nhưng đồng thời, lại chẳng có mấy ai thực sự quan tâm, tiếp cận, tìm hiểu mỹ thuật kiến trúc trong một ý hướng chủ động, tích cực, cặn kẽ, và bài bản. Phần lớn các KTS vẫn chỉ chạy theo nhu cầu của thị trường, còn với số đông công chúng những người tạo nên thị trường thì nghệ thuật là thứ “kính mà không dám đến gần” biết là hay đấy nhưng không hiểu, không biết nên không tiếp cận, hoặc chỉ tiếp cận một cách sơ sài, cẩu thả; về phía các cơ quan quản lý, dường như cũng mới chỉ quan tâm đến khía cạnh pháp lý, những tiêu chuẩn về an toàn nói chung, tác phẩm không vi phạm luật pháp, chính trị là được chứ chưa thật sự quan tâm đến chất lượng nghệ thuật và thẩm mỹ của kiến trúc, giới phê bình kiến trúc thì hầu như không tồn tại, nếu có thì cũng im hơi lặng tiếng một cách khó hiểu v.v…
 
Có thể giải thích một phần nguyên nhân thực trạng này, bằng những phân tích về sự yếu kém của hoạt động phê bình và thông tin tuyên truyền kiến trúc. Phê bình kiến trúc đã không đảm nhiệm được vai trò của nó, không kích thích được nhu cầu và khai mở ý thức sáng tạo nơi các KTS, không có khả năng làm cho công chúng yêu thích và hiểu biết sâu hơn về nghệ thuật, không thuyết phục được các nhà quản lý trong việc định hướng v.v… Sinh hoạt lý luận, học thuật rất ít, hình thức lại không phong phú, và thường chỉ dừng lại trong khuôn khổ của một vài hội thảo, diễn đàn xong rồi thôi, ít tạo được hiệu quả. 
 

Trụ sở Bộ Tài Chính
 
Trong bối cảnh ấy, đa số các chủ đầu tư lại không hiểu hết cái đặc thù của công việc sáng tạo nghệ thuật. Họ thiếu hiểu biết về mỹ thuật, trong công việc còn mang nặng tính ngẫu hứng, nên nhiều khi đã can thiệp khá thô bạo vào công việc sáng tạo của KTS. Phần lớn thích bắt chước người khác mà làm chứ hiếm khi có “triết lý”, có “gu” riêng trong nghệ thuật…Trong một môi trường hành nghề như vậy, nên tuy số lượng KTS của chúng ta khá đông đảo, công trình mọc lên nhiều nhưng dường như chẳng có mấy tác phẩm có tiếng nói riêng, có khả năng đại diện cho nền kiến trúc Việt Nam để hòa nhập một cách hữu cơ vào đời sống xã hội và tạo được phong cách. Rất hiếm KTS sáng tạo “như một cuộc phiêu lưu”, thử nghiệm. Đa số, thường tìm đến những giải pháp an toàn với sự thỏa hiệp và cuối cùng là chiều chủ đầu tư để “phục vụ” cho cái này, hoặc cho cái kia... 
 

Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Mỹ Đình, Hà Nội
 
Nhiều người cho rằng: đừng nên sốt ruột, thời gian sẽ tự điều chỉnh v.v... Nhưng thời gian cũng sẽ vô ích nếu không có sự vận động của ý thức và ý chí con người. Đúng là kiến trúc đương đại Việt Nam đang cần có phê bình, đang cần được nhìn lại. Nhưng, sẽ không có phê bình thực sự nếu không có căn cứ học thuật. Và sẽ không thể xây dựng cơ sở học thuật thực sự nếu không bắt đầu bằng thay đổi cách nhìn về văn hóa kiến trúc…Có lẽ không cần phải viện dẫn sách “Tây”, sách “Tàu” để biện giải cho khái niệm văn hóa kiến trúc. Bất cứ ai, suy nghĩ một cách thực tế, tiếp cận kiến trúc từ cơ sở tồn tại và phát triển của nó, từ các yếu tố chi phối, tác động đến sự vận động đổi mới của nó, từ nhận thức về ý nghĩa và giá trị của nó v.v…, đều dễ dàng nhận thấy sự tồn tại khái niệm văn hóa kiến trúc là đương nhiên và cần thiết. Không có gì mới mẻ hay đáng ngờ. Đương nhiên tồn tại và cần thiết được ý thức, nhưng cho đến nay, trong thực tế, khái niệm văn hóa kiến trúc chưa bao giờ được gọi tên với một nội hàm xác định, và đây là điều đáng phải suy nghĩ!?
 
Trong thực tế, cách tiếp cận kiến trúc của chúng ta, từ trước đến nay về thực chất vẫn còn nhiều bất cập. Điều này có nhiều biểu hiện. Một, trong khâu đào tạo và đầu tư cho sáng tác, chúng ta quan tâm đến yếu tố kỹ thuật nhiều hơn là nghệ thuật, thời gian và số môn ngoài nghệ thụât vẫn chiếm một tỷ trọng quá lớn trong chương trình đào tạo KTS, và ở nhiều nơi cách hiểu về công trình kiến trúc cũng không hơn một công trình xây dựng thuần tuý. Hai, trong khâu đánh giá và bình chọn tác phẩm chúng ta thường chỉ quan tâm đến những giá trị cũ ít nhiều đã ổn định, thích cái vừa phải, chừng mực, và thuận mắt hơn là khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo mới về mặt hình thức nghệ thuật (đây cũng là một đặc tính của dân tộc khó thay đổi). Ba, trong khâu tổ chức hoạt động phong trào, chúng ta nhấn mạnh đến ý nghĩa quần chúng, chính trị (của nó) với phương châm “vui là chính” nhiều hơn là ý nghĩa nâng cao chất lượng chuyên môn, học thuật. Bốn, trong định hướng sáng tác, chúng ta có khuynh hướng quay về các giá trị truyền thống với những ám ảnh về “bản sắc” không dứt ra được; chúng ta quan tâm đến vấn đề làm sao cho công chúng hiểu tác phẩm nhiều hơn là đề cao cái mới, cái tiền phong. Và, năm, như một hệ quả, chúng ta buông lỏng công tác phổ cập kiến thức nghệ thuật. Cách tiếp cận này có thể chấp nhận được trong điều kiện thời chiến. Nhưng nếu kéo dài, thì thực tế, ở một khía cạnh, nó trở thành sức ì cản trở sự phát triển bình thường của cả nền văn hóa mỹ thuật nói chung và văn hóa kiến trúc nói riêng, và ở khía cạnh khác, nó tự vô hiệu hóa, khiến cho cả nền kiến trúc rơi vào tình cảnh có định hướng, có tổ chức nhưng vẫn cứ như không… 
 

Các cấu kiện trong thức kiến trúc cổ Việt Nam
 
Một thực tế khác: trước các khuynh hướng nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại phương Tây lan tràn, cả một thời gian dài, bởi đồng nhất tất cả chúng trong cái gọi là “nghệ thuật tư sản - suy đồi”, nên về mặt học thuật, chúng ta chưa bao giờ tiếp cận chúng một cách có hệ thống với thái độ phân tích khách quan để tìm cái hay, cái dở. Kết quả, cho đến nay, hầu như chẳng có mấy KTS Việt Nam thực sự am tường các khuynh hướng nghệ thuật đang hấp dẫn họ. Mơ hồ, nên họ không biết khai thác năng lượng ở đâu cho sự tiếp thu, sáng tạo. Ngay cả với giới phê bình cũng vậy, không được tiếp cận lý thuyết một cách đầy đủ, họ không biết căn cứ trên tiêu chuẩn nào để phê bình. Còn căn cứ trên các tiêu chuẩn quen thuộc, cũ kỹ tiếng nói của họ rất dễ trở nên lạc điệu, thậm chí vô duyên trước một thực tế kiến trúc nhiều biến đổi. Trước thực tế này, nhiều người đã đặt lại vấn đề về vai trò và trách nhiệm của phê bình kiến trúc. Nhưng thực ra, phê bình kiến trúc cũng “vậy thôi”. Thậm chí còn “tệ” hơn. Hầu như chưa có trường lớp nào đào tạo chuyên ngành phê bình kiến trúc, chưa có ai được chuẩn bị chu đáo cho công việc phê bình. Trên cả nước, cũng chẳng thấy ai đủ sức đi làm cái công việc cắt nghĩa, phân biệt các giá trị nghệ thuật một cách bài bản và có hệ thống. Rất nhiều bài viết gọi là phê bình kiến trúc trên báo chí, nếu không phải là những bài mang tính chất giới thiệu, đưa tin thì cũng sa vào lối tán tụng hoặc phê phán một cách cảm tính. Nhiều bài viết đã nhầm lẫn trong việc đồng hóa cái đẹp trong nghệ thuật với cái đẹp trong cuộc sống, hay đồng hóa các giá trị thẩm mỹ với các giá trị đạo đức, luân lý v.v… Những bài viết này càng nhiều chỉ càng làm nản lòng những người muốn sống hết mình cho nghệ thuật, muốn đổi mới thực sự, và chỉ đẩy các KTS “yếu bản lĩnh” vào mê lộ, với những ham mê đầy ảo tưởng, và đẩy công chúng vào những ngộ nhận không biết đâu là nghệ thuật, đâu là phi nghệ thuật nữa… 

Th.S.KTS. Lê Hữu Trúc (Ashui.com)

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Kiến trúc càng phát triển càng đòi hỏi bồi dưỡng tri thức

    (Xây dựng) - Từ chiếc nôi của Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, đến nay, Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) trong từng giai đoạn đều gắn với những dấu mốc quan trọng, nhu cầu và định hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng của đất nước, ngành Xây dựng. Trước thềm năm mới 2025, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, TS.KTS Hồ Chí Quang đã chia sẻ về vai trò, định hướng phát triển của Viện trong công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ quản lý nhà nước, ngành Xây dựng.

    14:00 | 31/01/2025
  • VIUP năm 2024: Tiến bước mạnh mẽ trong quy hoạch đô thị - nông thôn

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát triển, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) khép lại năm 2024 với bước phát triển mới trong lĩnh vực quy hoạch và nghiên cứu khoa học. Năm 2024 chứng kiến sự kiện quan trọng khi Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam chính thức sáp nhập vào VIUP. Viện nhanh chóng ổn định tổ chức và duy trì đà tăng trưởng, tạo tiền đề vững chắc cho các hoạt động chuyên môn, khẳng định vai trò đơn vị đầu ngành trong công tác quy hoạch.

    09:00 | 31/01/2025
  • Vĩnh Phúc: Quy hoạch và quản lý quy hoạch góp phần đưa huyện Bình Xuyên phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Xác định công tác quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển đô thị phải đi trước một bước, huyện Bình Xuyên đã và đang làm tốt công tác rà soát, đánh giá thực trạng quy hoạch và quản lý quy hoạch; phát triển, chỉnh trang đô thị… Đây là tiền đề để huyện thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển đô thị tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

    21:39 | 30/01/2025
  • Đà Nẵng: Quản lý đô thị bằng công nghệ số

    (Xây dựng) - Thành phố Đà Nẵng tích cực triển khai chuyển đổi số trong quản lý quy hoạch và phát triển đô thị, với mục tiêu xây dựng một trong những đô thị đáng sống và phát triển bền vững hàng đầu Việt Nam.

    20:00 | 29/01/2025
  • Hà Nội đi đầu về việc quản lý kiến trúc

    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội. Trao đổi cùng phóng viên Báo Hànộimới, TS.KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định, với quy chế này, Hà Nội đi đầu về việc quản lý kiến trúc trong cả nước.

    16:38 | 29/01/2025
  • Đưa Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sớm vào cuộc sống

    (Xây dựng) - Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn chính thức được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Luật gồm 5 Chương và 59 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

    09:00 | 29/01/2025
  • Vụ Quy hoạch - Kiến trúc hoàn thiện thể chế quy hoạch - kiến trúc

    (Xây dựng) - Năm 2025, Vụ Quy hoạch – Kiến trúc tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng quy hoạch và kiến trúc tại các địa phương.

    09:00 | 29/01/2025
  • Ứng dụng VIUP-NCD 2024, giải pháp chuyển đổi số trong quy hoạch đô thị và nông thôn

    (Xây dựng) – Nhằm đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong quy hoạch, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp chuyển đổi số trong quy hoạch đô thị và nông thôn, ứng dụng VIUP-NCD 2024”.

    17:08 | 27/01/2025
  • Quy hoạch Thủ đô: Động lực bứt phá

    (Xây dựng) - Với quy hoạch vừa được phê duyệt, Hà Nội sẽ có cơ hội vươn mình phát triển vượt bậc, trở thành một Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại và đáng sống.

    09:00 | 27/01/2025
  • Thanh Hóa: Thống nhất quy hoạch chi tiết Khu dân cư Tây Nam đường sắt cao tốc Bắc Nam

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Công văn số 1271/UBND-CN về Đồ án quy hoạch chi tiết Khu dân cư Tây Nam đường sắt cao tốc Bắc Nam, xã Đông Văn và Đồ án quy hoạch chi tiết khu dân cư hai bên đường từ trung tâm thành phố Thanh Hóa đến đường Sao Vàng - Nghi Sơn.

    08:40 | 27/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load