(Xây dựng) – Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), kinh tế hộ gia đình phát triển trên địa bàn. Qua đó, huyện Vân Hồ tập chung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng, nhu cầu thực hiện thủ tục, hồ sơ thành lập và đăng ký hợp tác xã, đăng ký hộ kinh doanh, hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp với các cấp có thẩm quyền.
Mô hình HTX rau an toàn Vân Hồ được hỗ trợ nhà lưới phục vụ sản xuất.
Thời gian qua, huyện Vân Hồ đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu hút, hỗ trợ các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu đầu tư vào địa bàn. Theo báo cáo tổng hợp đánh giá thực hiện sơ kết giữa nhiệm kỳ đối với các Nghị quyết, Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ của Tỉnh ủy, trong đó có Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộ theo hướng đồng bộ giai đoạn 2021 – 2025; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về định hướng phát triển cơ cấu hạ tầng về định hướng hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 – 2025. Phối hợp tổ chức khánh thành Trung tâm Chế biến Rau quả Doveco Sơn La. Chỉ đạo tổ chức thường xuyên các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn. Đồng thời, kiến nghị UBND tỉnh, các Sở, ngành, tiến hành kiểm tra, rà soát đối với các dự án chậm tiến độ.
Hiện nay, toàn huyện có 44 HTX đang hoạt động với 671 thành viên, cụ thể: HTX nông nghiệp là 62 HTX nông nghiệp, HTX phi nông nghiệp là 04 HTX, trong đó thành lập mới có 07 HTX, hoàn thành giải thể tự nguyện có 03 HTX. Tổng số vốn hoạt động của HTX đạt trên 259 tỷ đồng, thu nhập bình quân của thành viên HTX đạt khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Cùng với đó, huyện cũng chú trọng đến việc hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn theo chính sách của tỉnh. Song, khuyến khích phát triển các hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (như: Sản phẩm chanh leo, chè, bò sữa, rau củ quả…); liên kết các hộ sản xuất thành các tổ hợp tác, HTX nhằm từng bước chuyển từ mô hình sản xuất theo các hộ gia đình riêng lẻ sang mô hình sản xuất hợp tác, tập trung, quy mô như (sản phẩm chè, rau, quả các loại).
Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế - xã hội, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, vừa nâng cao thu nhập cho người dân, vừa góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của địa phương.
Phượng Nguyễn
Theo