Thứ tư 15/01/2025 13:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thoát nước cho các khu đô thị phía Tây Hà Nội:

Vẫn chờ giải pháp căn cơ...

09:31 | 06/08/2024

Nằm trong danh sách các “điểm đen” về ngập úng trên địa bàn thành phố, hàng loạt khu đô thị, tuyến đường thuộc khu vực phía Tây Hà Nội đang tiếp tục chịu cảnh chìm trong biển nước sau mỗi trận mưa lớn.

Các biện pháp xử lý hiện nay vẫn chỉ mang tính tình thế trong khi giải pháp căn cơ về lâu dài vẫn phải... chờ!

Vẫn chờ giải pháp căn cơ...
Cán bộ trực điều hành tại Trung tâm Giám sát hệ thống thoát nước (Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội). Ảnh: Quang Thái

Mưa lớn là ngập úng

Trước mùa mưa bão năm 2024, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội khuyến cáo về 19 điểm úng ngập phát sinh trên địa bàn thành phố khi lượng mưa hơn 70mm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong thời gian vừa qua đã gây mưa lớn vượt xa mức dự báo. Tổng lượng mưa đo được từ đêm 23 đến trưa ngày 24-7 tại quận Hà Đông lên tới 300mm. Địa bàn một số quận như Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng hay các huyện Quốc Oai, Thanh Oai, Thanh Trì, Đông Anh, lượng mưa đều trên 200mm. Nhận xét về lượng mưa tại khu vực Hà Đông, một chuyên gia thoát nước cho biết đây là con số kỷ lục bởi xảy ra trong thời gian ngắn.

“Theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, lượng mưa tính toán là 310mm/2 ngày, nhưng trên thực tế, các trận mưa vừa qua đã lên tới trên 400mm/2 ngày, vượt qua tính toán của hệ thống thoát nước chung thành phố. Đây cũng là nguyên nhân khách quan khiến nhiều khu đô thị như Dương Nội, Văn Quán, Văn Phú… gặp mưa lớn là ngập sâu 40-60cm. Một số hầm chui tại Đại lộ Thăng Long và khu vực ngã ba giao với đường Lê Trọng Tấn cũng bị nhấn chìm trong nước. Sau mưa, nước rút rất chậm, có nơi bị ngập tới 2-3 ngày”, Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam phân tích.

Anh Cao Hoàng Nguyên (35 tuổi, cư dân Khu đô thị Nam An Khánh, huyện Hoài Đức) cho biết: "Sau 3 năm sinh sống tại đây, gia đình đã khốn khổ khi phải hứng chịu cảnh ngập úng, nước rút chậm mỗi khi mưa lớn. Hệ thống thoát nước kém, hễ mưa trận nào là ngập lần đó, nước không thoát đi đâu nổi. Cứ bắt đầu mưa là nhiều nhà dùng bao cát làm đập ngăn nước hay chăng bạt để nước không vào được nhà. Tuy nhiên, nước vẫn dâng cao, tràn khắp nơi, khiến phương tiện đi lại khó khăn, đồ đạc trong nhà hư hỏng, cuộc sống đảo lộn".

Trên thực tế, một số điểm úng ngập tại khu vực phía Tây, trên Đại lộ Thăng Long, đoạn qua địa phận quận Nam Từ Liêm như ngã ba Lê Trọng Tấn, hầm chui số 3, 5, 6, nút giao An Khánh từ lâu đã nằm trong danh sách các “điểm đen” về thoát nước trên địa bàn thành phố. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, diễn biến khó lường, các trận mưa lớn kỷ lục được cảnh báo sẽ còn tiếp tục gây nguy cơ ngập úng kéo dài tại khu vực trên.

Vẫn chờ giải pháp căn cơ...
Ngập sâu tại Khu đô thị Geleximco (huyện Hoài Đức) trong đợt mưa cuối tháng 7-2024. Ảnh: Cao Nguyên

Cần sớm đầu tư công trình tiêu thoát nước

Trưởng phòng Quản lý vận hành hệ thống thoát nước - Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội Hoàng Thái Hà cho biết, khu vực phía Tây có cốt nền trũng, xa nguồn xả nên chỉ chịu được lượng mưa có cường độ vừa phải. Còn nguyên nhân chủ yếu gây úng ngập do các trạm bơm đầu mối hiện nay chưa được xây dựng hoàn thiện đồng bộ theo quy hoạch nên việc tiêu thoát nước ra nguồn xả còn hạn chế.

Cụ thể, kênh La Khê, đoạn qua quận Hà Đông chưa hoàn thành, dẫn đến việc dù trạm bơm Yên Nghĩa có công suất 120m3/giây nhưng chỉ vận hành chưa đến 40% công suất. Ngoài ra, lòng sông Nhuệ bị bùn lấp đầy, gây ảnh hưởng đến dòng chảy.

“Hà Nội chia ra 3 vùng để thoát nước, gồm Bắc Hà Nội, tả sông Đáy và hữu sông Đáy. Tuy nhiên, hiện nay, các trạm bơm để hút nước cục bộ, trạm trung gian chuyển nước ra trạm cuối nguồn còn chưa hoàn thiện. Các trạm cuối nguồn cũng chưa bảo đảm có đủ công suất, đủ mạnh để hút hết nước. Đặc biệt, còn nhiều trạm bơm chưa được xây dựng” - Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm cùng phân tích.

Ngoài giải pháp bổ sung các trạm bơm, kết nối hệ thống thoát nước khu vực với hệ thống chung của thành phố, theo ông Đào Ngọc Nghiêm, trong bối cảnh hiện nay, cần phải tăng cường các ao hồ để điều tiết hệ thống thoát nước mặt cho khu vực cũng như trên địa bàn toàn thành phố. Theo tính toán, với lượng mưa lớn, Hà Nội cần 5-7% diện tích đất tự nhiên để đào hồ điều tiết nước mặt. Tuy nhiên, thành phố hiện chỉ đáp ứng 2%, tương đương 6.000ha diện tích hồ. Nhiều khu đô thị, trong đó có các đô thị ở khu vực phía Tây không bố trí quỹ đất làm hồ nhân tạo điều tiết thoát nước mưa trước khi đi ra các nguồn xả, dẫn đến úng ngập. Thêm nữa, các hồ ao cũ thiếu hoạt động duy tu, bảo dưỡng, nạo vét thường xuyên…

Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội Trịnh Ngọc Sơn cho hay, trước mắt, đơn vị phụ trách thoát nước tại khu vực sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thủy lợi khống chế mực nước sông Nhuệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thoát nước. Các đơn vị đồng thời phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư có công trình, dự án thi công ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước, thống nhất phương án dẫn dòng, phối hợp ứng trực, thanh thải, phá đập quây khi có mưa.

“Về lâu dài, thành phố cần đầu tư xây dựng các công trình tiêu thoát nước theo quy hoạch như các trạm bơm Nam Thăng Long, Ba Xã và hệ thống các hồ điều hòa như Cổ Nhuế 1 và 2, Phú Đô… để giảm thiểu tình trạng ngập úng cho khu vực này. Đặc biệt, đối với khu vực Đại lộ Thăng Long, để bảo đảm thoát nước trong giai đoạn Trạm bơm Yên Nghĩa chưa thể vận hành đủ công suất thiết kế, cần xây dựng các trạm bơm dã chiến như Trạm bơm Đìa Sáo cuối kênh T2-4-2 nhằm hạ thấp mực nước trên kênh; Trạm bơm Đồng Tép bơm hạ mực nước kênh Đồng Tép và kênh Trung Thượng trước, trong và sau khi mưa nhằm giảm mức độ úng ngập cũng như thời gian ngập”, ông Trịnh Ngọc Sơn nêu các giải pháp căn cơ, bảo đảm thoát nước cho khu vực.

Theo Hồng Anh/hanoimoi.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Phước: Gỡ vướng tại dự án nâng cấp đường ĐT741

    (Xây dựng) – Ngày 14/1, bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã chủ trì cuộc họp bàn tìm phương án giải quyết các tồn đọng tại dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT741 (đoạn Bàu Trư - Đồng Xoài). Đây là dự án giao thông quan trọng theo hình thức đối tác công tư (PPP), với tổng vốn đầu tư hơn 931,3 tỷ đồng.

    19:26 | 14/01/2025
  • Đồng Nai: Giám đốc Sở Xây dựng được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh

    (Xây dựng) - Ngày 14/1, tại Kỳ họp thứ 24, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đồng Nai khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, có 69/69 đại biểu HĐND đã bỏ phiếu bầu ông Hồ Văn Hà, Giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai, giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026.

    19:25 | 14/01/2025
  • Thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

    (Xây dựng) - Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

    18:44 | 14/01/2025
  • Thanh Hóa: Phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu Cửa hàng xăng dầu đa tiện ích Nguyễn Anh

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 113/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu Cửa hàng xăng dầu đa tiện ích Nguyễn Anh tại Km0+718, trái tuyến Đại lộ Đông Tây thuộc phường Đông Tân, thành phố Thanh Hóa của Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Nguyễn Anh.

    18:41 | 14/01/2025
  • Hiệp hội PCCC & CNCH Việt Nam: Đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn

    (Xây dựng) - Với vai trò là tổ chức xã hội nghề nghiệp duy nhất có pháp nhân chính thức hoạt động trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH), thời gian qua, Hiệp hội PCCC & CNCH Việt Nam đã trở thành nơi tập hợp, quy tụ, hỗ trợ bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp, đồng thời tháo gỡ khó khăn về chính sách, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh.

    18:39 | 14/01/2025
  • Quảng Ninh: Sớm đưa Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh vào hoạt động trở lại

    (Xây dựng) - Sau khi trải qua cơn bão Yagi lịch sử vào đầu tháng 9 năm 2024, Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh – công trình biểu tượng kiến trúc mới tại thành phố Hạ Long, đã bị hư hỏng nặng nề. Hiện tỉnh Quảng Ninh đang tập trung cho công tác sửa chữa, khắc phục công trình này nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu, sớm đưa công trình vào hoạt động trở lại trong đầu năm 2025.

    18:09 | 14/01/2025
  • Sơn La: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2025.

    18:05 | 14/01/2025
  • Vĩnh Phúc: Đẩy nhanh sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các Sở, ngành trước ngày 10/2

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ra thông báo kết luận về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị, địa phương khối Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó chỉ đạo các đơn vị bố trí, kiện toàn, sắp xếp nhân sự lãnh đạo cấp phòng, công chức, viên chức, người lao động xong trước ngày 10/2 để có thể đi vào hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thông suốt.

    18:00 | 14/01/2025
  • Ngành Xây dựng Lạng Sơn triển khai nhiệm vụ năm 2025

    (Xây dựng) – Năm 2024, ngành Xây dựng Lạng Sơn triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, dưới sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành.

    17:57 | 14/01/2025
  • “Thần đèn” di chuyển biệt thự nặng 3.000 tấn ở Bình Dương

    (Xây dựng) - Sau 18 ngày triển khai, tòa biệt thự có tổng diện tích sàn 600m2, nặng hơn 3.000 tấn tại thành phố Dĩ An (Bình Dương) đang được “thần đèn” Nguyễn Văn Cư di chuyển đến vạch đích theo yêu cầu.

    15:41 | 14/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load