Thứ năm 02/01/2025 23:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Triển khai lấy ý kiến người dân về sáp nhập, mở rộng thành phố Huế

11:28 | 13/04/2020

(Xây dựng) - Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ sớm tổ chức lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính thành phố Huế.

trien khai lay y kien nguoi dan ve sap nhap mo rong thanh pho hue
Khi sáp nhập toàn thành phố Huế còn lại 36 xã, phường.

Ngày 13/4, ông Bạch Chơn Đông - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Thực hiện việc lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính thành phố Huế, Sở đã chỉ đạo các địa phương lập danh sách người dân trong diện lấy ý kiến để thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định. Ngày 16/4, sẽ thông qua Tỉnh ủy và dự kiến sau 20/4, mới triển khai lấy ý kiến cử tri.

Theo kế hoạch, chuyển 13 xã của các huyện, thị xã sẽ được sáp nhập vào thành phố Huế khi thành phố mở rộng địa giới hành chính. Trong đó, thị xã Hương Thủy có 2 xã, thị xã Hương Trà có 6 xã và huyện Phú Vang có 5 xã. Sau khi sáp nhập toàn thành phố có 40 xã, phường, trong đó có 4 xã chuyển lên thành phường gồm: Xã Hương Vinh, Phú Thượng, Thủy Vân và thị trấn Thuận An; đồng thời đưa 9 phường nội thành có quy mô nhỏ sẽ sáp nhập lại còn 5 phường. Khi sắp xếp, sáp nhập toàn thành phố Huế còn lại 36 xã, phường, trong đó 29 phường và 6 xã. Qua đợt điều chỉnh, sắp xếp lần này toàn thành phố giảm được 4 đơn vị hành chính.

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030. Mục tiêu “Xây dựng và phát triển đô thị Huế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”.

Đề án xây dựng định hướng phát triển đô thị Huế đến năm 2030, được phân thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ 2020 - 2025, sẽ xây dựng, phát triển không gian đô thị Huế đến năm 2025 theo hướng biển, theo trục cảnh quan hai bờ sông Hương làm cơ sở để nghiên cứu lập Đề án điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế và thành lập các phường thuộc thành phố Huế.

Phạm vi nghiên cứu bao gồm: Cả thành phố Huế hiện hữu; một phần thị xã Hương Thủy gồm các xã Thủy Vân, Thủy Bằng; một phần thị xã Hương Trà gồm các phường Hương Hồ, Hương An và xã Hương Thọ, xã Hương Vinh, xã Hải Dương, xã Hương Phong; một phần huyện Phú Vang gồm thị trấn Thuận An và xã Phú Thượng, xã Phú Mậu, xã Phú Dương, xã Phú Thanh, với quy mô khoảng 267km2.

Giai đoạn 2, từ 2025 – 2030, trên cơ sở định hướng phát triển của giai đoạn 1, tiếp tục xây dựng, phát triển không gian đô thị Huế theo định hướng của đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên - Huế và quy hoạch chung thành phố Huế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với vùng lõi đô thị có quy mô khoảng 348km2 bao gồm thành phố Huế mở rộng có quy mô 267km2 và các thị xã Hương Thủy, Hương Trà.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Xây dựng và phát triển Sầm Sơn trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia

    (Xây dựng) – Việc tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Sầm Sơn đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 đã mở đường cho nơi đây trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia và điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế.

  • Xây dựng đô thị thông minh trong kỷ nguyên số

    (Xây dựng) - Trong kỷ nguyên số, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) thúc đẩy sự chuyển mình mạnh mẽ của các đô thị toàn cầu. Mô hình đô thị thông minh (ĐTTM) không chỉ giúp giải quyết các vấn đề đô thị hóa, ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng mà còn hướng tới phát triển bền vững.

  • Hà Nội hiện thực hóa “khát vọng rồng bay” trong kỷ nguyên mới

    Trải qua hơn nghìn năm là kinh đô của nước Việt, chưa bao giờ Hà Nội có tiềm lực, vị thế thuận lợi như ngày nay để hiện thực hóa khát vọng Thăng Long, vươn mình đi đầu trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

  • Thị trấn Cổ Phúc đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 31/12, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Hội đồng thẩm định liên ngành đã tổ chức thẩm định Đề án đề nghị công nhận thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là đô thị loại IV.

  • Thành phố Thuận An mở rộng nội thị đạt tiêu chí đô thị loại III

    (Xây dựng) - Ngày 31/12, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Hội đồng thẩm định liên ngành đã tổ chức thẩm định báo cáo rà soát tiêu chí đô thị loại III đối với thành phố Thuận An (phạm vi nội thị mở rộng) và báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực xã An Sơn, dự kiến thành lập phường thuộc thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

  • Nghệ An: Công bố thành lập thành phố Vinh (mới)

    (Xây dựng) - Sáng 31/12, thành phố Vinh (Nghệ An) tổ chức Lễ công bố thành lập thành phố Vinh (mới), Đảng bộ thành phố Vinh (mới) và Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load