Chủ nhật 05/05/2024 12:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Trắng đơn chuyển nhượng đất trong quý II/2023, doanh thu của PDR tới từ lĩnh vực nào?

22:26 | 11/08/2023

(Xây dựng) - Tình hình khó khăn chung của thị trường, đặc biệt là ngành Bất động sản cùng chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư của công ty khiến quý II/2023, PDR thu về lợi nhuận sau thuế giảm 32,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trắng đơn chuyển nhượng đất trong quý II/2023, doanh thu của PDR tới từ lĩnh vực nào?
Trong quý II/2023, tình hình khó khăn chung của thị trường, đặc biệt là ngành Bất động sản cũng khiến cho PDR bị ảnh hưởng.

Trắng đơn bán đất, doanh thu tài chính tăng vọt

Quý II/2023, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã: PDR) mang về doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ vỏn vẹn 5,1 tỷ đồng, giảm 99,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu thuần giảm sút khiến cho lợi nhuận gộp cũng theo đó giảm 99,7%, từ 758,1 tỷ đồng trong quý II năm trước xuống còn 1,7 tỷ đồng trong quý II năm nay.

Đáng chú ý, trong kỳ, PDR ghi nhận doanh thu tài chính tăng mạnh lên 531,9 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ quý II/2022 chỉ đạt 829 triệu đồng. Theo thuyết minh, doanh thu tài chính phần lớn tới từ lãi chuyển nhượng cổ phần công ty con với hơn 531 tỷ đồng. Trước đó, PDR đã chuyển nhượng 99,86% vốn điều lệ của công ty con Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn – KL (Sài Gòn – KL) cho Danh Khôi Holdings.

Trong khi đó, các dự án bất động sản tồn kho giảm nhẹ từ 12.180 tỷ đồng vào cuối năm 2022 xuống 12.170 tỷ đồng tính tới 30/6/2023, điều này đồng nghĩa với việc PDR không bán ra được sản phẩm bất động sản nào trong 6 tháng vừa qua. Kết quả trong quý II/2023, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm xuống 377,1 tỷ đồng, tương đương giảm 26,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quý II/2023, tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt đạt 365,6 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ giá vốn và các chi phí khác, PDR thu về lợi nhuận sau thuế đạt 275,7 tỷ đồng, giảm 32,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giải trình về kết quả kinh doanh quý II/2023 giảm 132,8 tỷ đồng so với năm trước, PDR cho biết nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến biến động lợi nhuận trong kỳ là do tình hình khó khăn chung của thị trường, đặc biệt là ngành Bất động sản nên việc đầu tư vào các dự án kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt không được thuận lợi. Bên cạnh đó, biến động lợi nhuận đi xuống trong kỳ cũng nằm trong chiến lược tái cơ cấu danh mục đầu tư của công ty.

Bên cạnh đó, tình hình dòng tiền âm cũng đang hiện diện tại Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt. Trong quý II/2023, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm tới 395 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2022 dương gần 397 tỷ đồng, điều này dẫn tới dòng tiền thuần trong quý II/2023 âm hơn 4,5 tỷ đồng.

Dùng cổ phiếu của cổ đông thế chấp khoản vay phát hành trái phiếu

Lũy kế 6 tháng đầu năm, PDR ghi nhận doanh thu thuần đạt 197,3 tỷ đồng, giảm 86,6% so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu thuần giảm sút khiến cho lợi nhuận gộp cũng giảm sút từ 1.284 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022 xuống còn vỏn vẹn 173,6 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023.

Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2023, PDR thu về lợi nhuận thuần 408,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 298,1 tỷ đồng, lần lượt giảm 53,1% và 56,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trắng đơn chuyển nhượng đất trong quý II/2023, doanh thu của PDR tới từ lĩnh vực nào?
Nợ phải trả của PDR có xu hướng giảm đi so với hồi cuối năm 2022.

Với mục tiêu đưa về tổng doanh thu 2.800 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 850 tỷ đồng trong năm 2023, tính tới thời điểm hiện tại, PDR mới chỉ hoàn thành được 26% kế hoạch về doanh thu và 47% kế hoạch lợi nhuận đặt ra.

Tính tới thời điểm ngày 30/6/2023, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt có tổng cộng tài sản đạt 20.632 tỷ đồng, giảm 9,6% so với hồi cuối năm 2022. Trong đó, tài sản ngắn hạn giảm nhẹ từ 18.216 tỷ đồng (ngày 31/12/2022) xuống 16.553 tỷ đồng tính tới thời điểm ngày 30/6/2023. Về tài sản dài hạn, tới ngày 30/6/2023, PDR có 4.078 tỷ đồng, giảm 11,8% so với con số cuối năm 2022.

Mặc dù tổng tài sản không có quá nhiều biến động so với cuối năm 2022, tuy nhiên tổng nợ phải trả của Phát Đạt tính tới thời điểm 30/6/2023 đang ở mức 12.110 tỷ đồng, chiếm 58,6% cơ cấu tổng cộng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Đáng chú ý, trong cơ cấu tài sản, hàng tồn kho của PDR đang ở mức 12.170 tỷ đồng, chiếm tới gần 59% trong tổng cộng tài sản mà PDR đang có. Trong đó, lượng hàng tồn kho hầu hết tới từ các dự án bất động sản của doanh nghiệp này.

Theo thuyết minh trong cáo tài chính hợp nhất quý II/2023 của PDR, bất động sản tồn kho chủ yếu là giá trị quỹ đất đã được bồi thường, tiền sử dụng đất đã nộp cho Nhà nước, chi phí san lấp mặt bằng, chi phí xây dựng và các chi phí đầu tư cho các dự án bất động sản đang được triển khai.

Trắng đơn chuyển nhượng đất trong quý II/2023, doanh thu của PDR tới từ lĩnh vực nào?
Bất động sản tồn kho của PDR đang ở mức 12.170 tỷ đồng trong quý II/2023.

Cụ thể, Dự án The EverRich 2 (River City) số lượng tồn 3.598 tỷ đồng; Dự án Tropicana Bến Thành Long Hải, lượng tồn 1.996 tỷ đồng; Dự án Bình Dương Tower, lượng tồn 2.360 tỷ đồng; Dự án Phước Hải, lượng tồn 1.521 tỷ đồng; Dự án The EverRich 3, lượng tồn 877 tỷ đồng; Dự án Trần Phú Đà Năng, lượng tồn 637 tỷ đồng; Dự án Khu dân cư làng nghề và Trung tâm xã Hàm Ninh, lượng tồn 400 tỷ đồng.

Ngoài ra, dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, lượng tồn 222 tỷ đồng; Dự án số 1 Ngô Mây, lượng tồn 239 tỷ đồng; Dự án Khu dân cư kết hợp chỉnh trang đô thị Bắc Hà Thanh, lượng tồn 134 tỷ đồng; Dự án Phát Đạt Bàu Cả, lượng tồn 6 tỷ đồng; Dự án Khu du lịch sinh thái Đoàn Ánh Dương, lượng tồn 54 tỷ đồng; Các dự án khác có lượng tồn 128 tỷ đồng.

Mặc dù sở hữu quỹ đất lớn với hàng loạt dự án đang được triển khai, tuy nhiên các khoản vay ngân hàng với 8 đợt phát hành trái phiếu PDR đều được thế chấp bằng cổ phiếu PDR do các cổ đông nắm giữ. Tính đến cuối 6/2023, có khoảng 126 triệu cổ phiếu PDR được sở hữu bởi các cổ đông được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các đợt phát hành trái phiếu từ năm 2021 đến nay.

Lê Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 1: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ

    (Xây dựng) – Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch). Trong đó, 3 cụm động lực phát triển kinh tế là Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ.

  • Phê duyệt duy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

  • Thái Bình: Cần đẩy nhanh triển khai xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện LNG

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình nằm trong Quy hoạch Trung tâm Điện - Khí LNG xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy. Dự án do Tập đoàn Tokyo gas, Công ty Điện lực Kyuden của Nhật Bản và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam là nhà đầu tư, với quy mô công suất 1.500MW. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, sử dụng công nghệ sản xuất điện bằng tuabin khí, chu trình hỗn hợp hiện đại và có hiệu suất cao, nhiên liệu sử dụng chính là khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu.

  • Lào Cai: Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Thông báo số 108/TB-VPUBND về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

  • Phấn đấu đến năm 2030 vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh

    (Xây dựng) - Ngày 4/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 369/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ: Đột phá, tiên phong và liên kết

    Trả lời phỏng vấn của Báo Điện tử Chính phủ về quy hoạch vùng Đông Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung quy hoạch lần này của vùng tập trung vào 3 yếu tố: Đột phá, tiên phong và liên kết. Quy hoạch là cơ sở quan trọng để tháo gỡ các điểm nghẽn và các nút thắt, khơi thông nguồn lực giúp vùng Đông Nam Bộ giải phóng nguồn lực, phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load