Thứ tư 13/11/2024 07:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Lao động

Trả lương cho người lao động đã nghỉ hưu đi làm thêm được quy định như thế nào?

14:20 | 22/05/2022

(Xây dựng) – Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động đã nghỉ hưu đi làm thêm theo quy định tại Điều 168, Bộ luật Lao động 2019.

tra luong cho nguoi lao dong da nghi huu di lam them duoc quy dinh nhu the nao
Ảnh minh họa (nguồn: TL).

Khoản 3, Điều 168, Bộ luật Lao động 2019 quy định về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Còn tại Khoản 4, Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về vi phạm quy định về tiền lương như sau:

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.

b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.

c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.

d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Như vậy, việc doanh nghiệp không trả khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đã nghỉ hưu đi làm thêm có thể bị xử lý theo các quy định nêu trên.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quy định về loại thiết bị cần phải kiểm định kỹ thuật an toàn

    (Xây dựng) – Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được ban hành kèm theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

  • Xét tặng Giải thưởng “Nữ đoàn viên Công đoàn năng động, sáng tạo, trách nhiệm”

    (Xây dựng) - Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã có Hướng dẫn số 184 ngày 12/11/2024 đề nghị Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở quan tâm triển khai Quyết định, nội dung Quy chế xét tặng Giải thưởng “Nữ đoàn viên Công đoàn năng động, sáng tạo, trách nhiệm” đến toàn thể nữ đoàn viên Công đoàn, cán bộ công nhân viên chức lao động. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ công nhân viên chức lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua tại cơ quan, đơn vị và địa phương.

  • Chủ động quản lý yếu tố rủi ro trên công trường

    (Xây dựng) - Thời gian qua, mặc dù tai nạn lao động (TNLĐ) trong lĩnh vực xây dựng đã giảm dần, nhưng tỷ lệ về tai nạn gây thiệt hại về người còn ở mức cao hơn so với các ngành nghề khác. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật an toàn khi làm việc trên cao và trong không gian hạn chế ở công trường xây dựng cho cấp quản lý để giúp công tác an toàn lao động trên công trường được thực thi đầy đủ.

  • Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

    (Xây dựng) - Nghị định 143/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

  • Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1/1/2025

    (Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (gọi tắt là bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện).

  • Đa dạng các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ

    (Xây dựng) - Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 67/KH-LĐLĐ về việc tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load