Thứ hai 13/01/2025 23:08 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sự kiện & Bình luận /

TPHCM cần bảo vệ cán bộ 'dám nghĩ, dám làm' để vượt qua khó khăn

09:22 | 12/04/2023

Ngay từ năm 2022, nhiều chuyên gia đã dự báo kinh tế cả nước năm 2023 sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng khi nghe tin quý 1 năm 2023, TPHCM chỉ tăng 0,7% đúng là rất sốc vì ngoài dự báo rất xa.

Nguyên nhân của mọi nguyên nhân

Thành phố Hồ Chí Minh giảm tăng trưởng sâu như thế tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội của cả nước thì không ổn chút nào. Từ chỗ đóng góp gần 1/3 ngân sách nhà nước hàng năm trong thập kỷ trước, mức đóng góp ngân sách của Thành phố đã giảm chỉ còn khoảng ¼ ngân sách trong mấy năm nay. Thành phố đang đối mặt với nguy cơ mất vị thế là đầu tàu kinh tế của cả nước.

Người đời thường nói “Người khôn đi tìm lỗi của chính bản thân mình”. TP.HCM cũng nên làm “người khôn” là đi tìm lỗi của chính mình. Đã có một số phân tích về nguyên nhân và đề xuất giải pháp của các chuyên gia để Thành phố tăng tốc trở lại như cải thiện chính sách tài chính, tiền tệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, ổn định thị trường bất động sản và trái phiếu, tăng tốc giải ngân đầu tư công,…

Tuy nhiên, theo tôi, nguyên nhân chính vẫn là do yếu tố con người!

Sau những sóng gió của đại dịch Covid-19 và chiến dịch giải cứu công dân làm hàng trăm cán bộ ngành y tế và ngoại giao vướng vòng lao lý, cơn bão bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục quét qua Thành phố làm cho phần đông cán bộ ngồi yên thủ thế, chùn tay vì sợ.

TPHCM cần bảo vệ cán bộ 'dám nghĩ, dám làm' để vượt qua khó khăn
Bản sắc sáng tạo và dám nghĩ, dám làm của bộ máy chính quyền, doanh nghiêp và người dân TPHCM đã bị mai một và thay thế bằng tư duy không làm, không sai. Ảnh: Hoàng Hà

Giải ngân vốn đầu tư công quá thấp (chỉ hơn 2% dự toán) cũng có một phần do các đầu mối sợ trách nhiệm, cho dù các đoàn công tác của Chính phủ đã đốc thúc và có những hứa hẹn về chủ trương bảo vệ người dám nghĩ, dám làm.

Các dự án công ở Thành phố đã có trong các quy hoạch cấp Chính phủ, được cấp vốn, nhưng các công tác liên quan, ví dụ như điều chỉnh cục bộ quy hoạch, thoả thuận địa điểm, hướng tuyến công trình hiện nay còn quá chậm.

Công tác phối hợp, chia sẻ thông tin hạ tầng hiện hữu phục vụ công tác thiết kế như giao thông, kênh rạch, cấp thoát nước, điện, thông tin liên lạc, cây xanh… còn quá nhiêu khê, kéo dài hoặc thiếu. Đầu tư vào công nghệ hầu hết chưa thành công vì công nghệ không chỉ cần tiền mà quan trọng là ý tưởng và sáng tạo công nghệ.

Người dân TPHCM luôn năng động, phóng khoáng, hào hiệp, nhanh nhạy trong thương trường. Tuy nhiên, bản sắc quyết đoán, sáng tạo và dám nghĩ, dám làm của bộ máy chính quyền, doanh nghiêp và người dân TPHCM đã bị mai một và thay thế bằng tư duy phòng thủ, "không làm, không sai".

Cú sốc phong tỏa Covid-19 và suy thoái kinh tế làm thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân TP.HCM, hệ số nhân tiêu dùng sụt giảm, du lịch đóng băng, đơn hàng sản xuất giảm, đầu tư công đình trệ, các rào cản về chính sách và thủ tục hành chính mới làm nản lòng các nhà đầu tư trong và nước ngoài là bức tranh toàn cảnh mà chính quyền TP.HCM đang đối mặt. Thành phố cần cải thiện nhiều việc để tạo hành lang đầu tư kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp và tạo niềm tin cho người dân.

Giải pháp là gì?

Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch Phan Văn Mãi nhận ra vấn đề “tắc nghẽn” của nền kinh tế nên cũng đốc thúc rất tích cực, đặc biệt đẩy nhanh thủ tục giải phóng mặt bằng, tháo gỡ các vướng mắc, kể cả của các dự án ngoài ngân sách, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Có lẽ thời điểm này, rất cần đến “tinh thần Võ Văn Kiệt” ở chỗ cần có những quyết định đột phá, sáng tạo dù chưa có văn bản hướng dẫn "cán bộ dám nghĩ, dám làm". Lãnh đạo Thành phố cần có hành động thay vì ngồi chờ Trung ương bởi vì mỗi ngày chờ đợi qua đi là cơ hội phát triển mất đi. Cần có góp ý của các chuyên gia kinh tế, giới luật sư giỏi để tư vấn những ý kiến đột phá như thế nào mà không “phạm quy” hay bị “tuýt còi”.

TPHCM cần bảo vệ cán bộ 'dám nghĩ, dám làm' để vượt qua khó khăn
Một mảng thành phố Hồ Chí Minh rất cần sự khai thông quyết liệt là hạ tầng đô thị và cảnh quan môi trường. Ảnh: Hoàng Hà

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay với những thách thức phát triển rất lớn, có lẽ cần học hỏi tinh thần, cách thức của những người lãnh đạo tiền nhiệm cũng từng đối mặt với những thử thách tương tự, thậm chí ngặt nghèo hơn và đã vượt qua chúng. Nhưng việc học hỏi không chỉ đơn thuần là nhớ lại những kỷ niệm của người đi trước, mà còn là thấu hiểu tinh thần, tư tưởng và hành động của họ. Ông Võ Văn Kiệt, người được biết đến với tài năng lãnh đạo và những cống hiến cho sự phát triển của Việt Nam, là một trong số đó.

Vì vậy, cần tinh thần mạnh mẽ, quyết liệt để chuyển đổi và phát triển bền vững cho TP.HCM nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung không phải bằng khẩu hiệu hay lời nói suông mà bằng hành động cụ thể thông qua các chính sách và luật pháp.

Tuy nhiên, để dám đột phá về tư duy và hành động, đáp ứng nhanh nhu cầu hồi phục kinh tế của Thành phố, cần vượt qua một rào cản tâm lý cố hữu của hệ thống quản lý xưa nay: người dân được làm những gì pháp luật không cấm, còn cán bộ chỉ được làm những gì pháp luật cho phép (!). Làm gì có luật pháp nào quy định cụ thể như thế!

Khi "vượt rào" làm những việc chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng lạc hậu và bất cập mà bị quy chụp tội “cố ý làm trái”, hoặc tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, hoặc tội “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ" thì ai dám!

Cần hành động cụ thể

Một ví dụ trước mắt là cần xử lý ngay Dự án Tuyến Đường sắt Số 1. Tuyến đường đã hoàn thành 94% hạng mục nhưng công ty vận hành tuyến đường này thiếu kinh phí, đang mắc nợ, nhân viên lần lượt ra đi vì thiếu tiền lương, chỉ còn hơn 20 người làm việc lay lắt.

Một dự án ODA quan trọng tới phát triển kinh tế – xã hội như thế, được tài trợ bằng vốn ODA theo hiệp ước quốc tế, thế mà chỉ một công ty nhỏ để vận hành tuyến đường. Hơn nữa, nhiều khó khăn, vướng mắc vẫn phải mãi trông chờ quyết định ở Trung ương, bên này đá quả bóng trách nhiệm qua bên kia. Trong khi đó, Thành phố đã kêu tới Trung ương, nhà tài trợ đã nhiều lần có văn bản đôn đốc các cấp sớm xem xét giải quyết, mà vẫn chưa giải quyết được. Vô lý quá!

Chậm quyết định về công ty vận hành tuyến đường sắt có nghĩa là chậm tuyển dụng cho đủ số gần 700 nhân viên, chậm huấn luyện, đào tạo họ, tức là chậm khởi động vận hành tuyến đường. Mà 1 ngày chậm khởi động tức là thêm 1 ngày chịu thiệt hại không nhỏ.

Có thể nào cứ quyết định cho Công ty vận hành vay kinh phí cần thiết nhằm đáp ứng điều kiện hợp đồng đã ký kết với Nhật Bản? Đó là giải pháp trước mắt nhằm tránh các nhà thầu khiếu kiện chủ đầu tư do không cung cấp được nhân sự để tiếp nhận đào tạo, chuyển giao công nghệ theo hợp đồng và tiếp theo nhanh chóng đưa tuyến đường sắt vào vận hành sau nhiều lần lỗi hẹn.

Cách làm đó có thể hiểu là mắc sai phạm nhỏ là cho Công ty vận hành vay kinh phí hoạt động để tránh sai phạm lớn là vi phạm điều ước quốc tế ODA; vừa để phát huy nhanh chóng lợi ích lớn, vừa để tránh thiệt hại lớn do các nhà thầu khiếu kiện.

Đặt lên bàn cân thấy Thành phố nên có quyết định đột phá về việc này thay vì ngồi chờ Trung ương không biết đến bao giờ mới có kết quả.

TPHCM cần bảo vệ cán bộ 'dám nghĩ, dám làm' để vượt qua khó khăn
Đoàn tàu đầu tiên của metro số 1 dừng ở ga bến xe Suối Tiên khi lăn bánh thử nghiệm vào sáng 21/12/2022

Ví dụ thứ hai: Tuổi trẻ Việt Nam năng động và có nhiều sáng kiến khởi nghiệp, chỉ có trở ngại lớn là thiếu vốn. Có thể nào Thành phố lập nguồn vốn để hỗ trợ các dự án khởi nghiệp được không? Có thể bắt đầu bằng một cuộc thi để tiếp nhận những đề án khởi nghiệp với yêu cầu hỗ trợ cụ thể. Cần có một ban chuyên môn để thẩm định, chọn những đề án có triển vọng để Thành phố hỗ trợ.

Có lẽ không đặt nặng những chỉ tiêu theo truyền thống như về tính khả thi, tỷ suất lợi ích bởi vì khởi nghiệp không phải lúc nào cũng có thể tính ra những con số của đồng tiền. Cần có những con người có chí với cái tâm trong sáng để tránh nhũng lạm, lãng phí trong những công việc khó cân đo đong đếm bằng những con số cụ thể.

Từ hai ví dụ trên, Thành phố có thể thấy nhiều việc, nhiều lĩnh vực cần quyết định đột phá trên tinh thần việc nào không bị cấm thì có thể làm. Điều đó thể hiện tinh thần của một Thành phố năng động, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.

Một yếu tố nữa cần phải quan tâm, đó là hệ thống quản lý của ta hành động rất nhanh khi xử lý tình huống sai phạm, kể cả biện pháp cực đoan như cấm, đình chỉ, khởi tố, nhưng lại rất chậm chạp trong việc điều chỉnh chính sách và khôi phục trạng thái bình thường. Thế nên chờ được vạ thì má đã sưng, thậm chí chờ đợi vô vọng.

Một mảng mà Thành phố cũng cần có dũng khí xử lý là làm trong sạch ngành ngân hàng và chứng khoán; có thế mới thu hút vốn đầu tư và ổn định tâm lý những người muốn bỏ tiền vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố. Làm mạnh việc này thì không sợ phạm luật, nhưng có thể “đụng chạm” đến “sân sau” và “nhóm lợi ích”. Dũng khí cần thiết là ở chỗ đó.

Thêm một mảng rất cần sự khai thông quyết liệt là hạ tầng đô thị và cảnh quan môi trường. Những dự án giao thông trọng điểm đáng lẽ đã phải được hoàn tất từ chục năm trước, giờ vẫn còn ì ạch. Trong khi một tuyến đường được hoàn tất là mở ra vô số cơ hội làm ăn và tăng trưởng; còn một tuyến đường ì ạch là bao nhiêu cơ hội bị lãng phí.

Điều này ai cũng rõ, nhưng Trung ương vẫn còn sức ỳ và Thành phố vẫn chờ đợi. Lãnh đạo Thành phố cần làm rõ quyền hạn, trách nhiệm và quyền lợi của các ban, ngành, không được nhũng nhiễu các doanh nghiệp và người dân. Ai làm không tốt phải kỷ luật hoặc điều chuyển để người dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm lên thay, để có thể đảm nhiệm tốt trong việc phát triển kinh tế – xã hội.

Từ trước đến nay, TP.HCM đã đóng góp rất nhiều cho ngân sách quốc gia, trong khi chỉ được giữ lại một phần nhỏ kinh phí từ nguồn thu của Thành phố nên rất thiếu nguồn đầu tư cho hạ tầng và các công trình trọng điểm. Đã đến lúc Trung ương cân nhắc điều chỉnh chính sách này để tăng nguồn kinh phí và quyền chủ động cho Thành phố.

Trước hết, cần có ngay quy định về khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám làm, dám chịu trách nhiệm, kể cả khi họ thất bại trong thực thi nhiệm vụ, ít nhất là nhiệm vụ do lãnh đạo Chính phủ hoặc người đứng đầu địa phương giao trực tiếp. Sau đó, đẩy nhanh tiến độ ban hành chính sách và pháp luật để khắc phục ngay các nút thắt đang cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, ví dụ những bất cập trong đấu thầu, phát hành trái phiếu, công tác cán bộ, kê khai tài sản, phòng chống tham nhũng…

Bằng cách giải phóng và phát huy tối đa mọi nguồn lực trong xã hội, Thành phố sẽ tạo điều kiện cho mọi người dân, doanh nghiệp phát huy năng lực của mình. Chỉ khi Thành phố làm được điều này thì mới có thể phát triển bền vững và đem lại lợi ích cho toàn thể xã hội.

Theo Tô Văn Trường/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Giảm phiền hà từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

    Ngày11/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

  • Từ kiểm soát đến kiến tạo và sáng tạo

    Nhà nước phải tập trung vào vai trò điều tiết, giám sát, và tạo khuôn khổ pháp lý minh bạch, thay vì ôm đồm tất cả các chức năng. Việc giao quyền quản lý cho các tổ chức, cá nhân có năng lực vượt trội không chỉ tăng hiệu quả quản lý mà còn giải phóng nguồn lực cho những lĩnh vực cần thiết hơn.

  • Viết tiếp trang sử hào hùng trong thời kỳ mới

    Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, cả nước đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

  • Doanh nghiệp phục hồi, kinh tế tăng trưởng

    Theo thống kê của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2024 kinh tế Việt Nam đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ, dần lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch Covid-19, với nhiều điểm sáng, nhất là trong xuất khẩu và thu hút FDI.

  • Thực hiện phân cấp, phân quyền và việc lựa chọn nhân sự

    Ngoài các vấn đề liên quan tới cơ chế, chính sách, một trong những yếu tố quan trọng trong thực hiện phân cấp, phân quyền là nhân lực. Theo chuyên gia, cần áp dụng công cụ quản trị nguồn nhân lực khoa học, để họ không né tránh, chây ì mà quyết tâm thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.

  • Nhân lên tình người vượt mưa lũ

    Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với đời sống hàng nghìn người ở nhiều địa phương, vì thế, cần thêm nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào mình, tiếp sức cho họ trong hành trình gian nan vượt qua hoạn nạn.

Xem thêm
  • Bài học không bao giờ cũ và bản lĩnh chính trị Việt Nam

    Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học không bao giờ cũ; luôn được Đảng đặc biệt coi trọng như là nhân tố tăng cường sức mạnh, bản lĩnh chính trị Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

    09:57 | 04/09/2024
  • Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

    Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

    10:42 | 02/09/2024
  • Kỳ tích mới từ "vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão"

    Chỉ trong hơn 6 tháng, chúng ta đã kéo đường dây điện 500 kV mạch 3 dài 519 km, vượt địa hình hiểm trở để đưa điện ra miền Bắc. Đây là một kỳ tích có được nhờ tinh thần "thần tốc, quyết thắng, vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão" để "biến cái không thể thành có thể".

    15:10 | 31/08/2024
  • Phát triển đất nước lên tầm cao mới

    (Xây dựng) - Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02/9 vào thời điểm đất nước có bước chuyển mình của cơ hội cùng thách thức mới trên con đường phát triển. Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế mà nòng cốt là mở rộng thị trường, địa bàn kinh tế, đòi hỏi tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Mục tiêu cơ bản là thực hiện thắng lợi 23 chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng XIII đề ra, phấn đấu đến năm 2030 thoát khỏi mức thu nhập trung bình thấp, trở thành quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển…

    10:59 | 30/08/2024
  • Ngăn chặn tình trạng đấu giá đất bất thường

    Những ngày gần đây, thị trường bất động sản Hà Nội liên tục chứng kiến các kỷ lục về giá trúng đấu giá đất tại khu vực ngoại thành, phiên sau cao hơn phiên trước. Đơn cử, ngày 28/7, huyện Đan Phượng đấu giá 85 lô đất ở các xã Đan Phượng, Hạ Mỗ, Phương Đình, giá trúng lô đất cao nhất hơn 99 triệu đồng/m2, gấp hơn 2 lần giá khởi điểm.

    07:50 | 22/08/2024
  • Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

    Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

    09:31 | 20/08/2024
  • Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trong thời đại mới

    Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đập tan ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mùa thu lịch sử ấy mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta.

    09:00 | 19/08/2024
  • Trách nhiệm với người dân

    Theo dự thảo bảng giá đất mới Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá đất trên địa bàn sẽ tăng cao rất nhiều lần; thậm chí, có nơi tăng gấp 37 lần so với bảng giá hiện hữu. Điều này khiến người dân ùn ùn kéo nhau đi làm thủ tục đăng ký đất đai, thậm chí vay mượn tiền bạc kịp đóng tiền sử dụng đất theo bảng giá đất hiện hành. Tại nhiều Văn phòng đăng ký đất đai ở thành phố Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi,… hồ sơ thủ tục nhà đất tăng đột biến, cán bộ làm không xuể.

    14:07 | 12/08/2024
  • Nỗi lo an toàn cây xanh trong đô thị

    Vụ việc một nhánh cây dầu phân loại 3 (cây có kích thước lớn) trong công viên Tao Đàn (quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) bỗng nhiên gãy và rơi từ độ cao khoảng 25m khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương, thêm một lần nữa cảnh báo về an toàn cây xanh trong đô thị.

    10:56 | 11/08/2024
  • Chậm một giờ cũng là tội lớn với nhân dân!

    (Xây dựng) - Hôm qua, khi hỏi vị lãnh đạo tỉnh Cà Mau về tiến độ Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 1.200 giường bệnh, tôi nhận được câu trả lời đầy “tâm trạng”: “Tỉnh đang lập Hội đồng Tư vấn giải quyết kiến nghị lựa chọn nhà thầu. Dự án chậm thì chắc chậm rồi. Nhưng cách làm việc “cù cưa” kiểu này hoài, điệp khúc “lỡ hẹn” với bệnh nhân biết đến bao giờ”. Thực trạng 2 bệnh nhân, 1 giường bệnh là “chuyện thường ngày ở huyện” tại Cà Mau. Một số bệnh nhân chấp nhận điều trị trái tuyến lên tuyến Trung ương với hy vọng, tương lai không xa miền cuối đất xóa vùng trũng về y tế.

    21:59 | 07/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load