Thứ tư 05/02/2025 13:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

TP.HCM: Cải thiện hạ tầng giao thông

09:43 | 02/01/2014

Những năm qua, TP.HCM đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều công trình cầu đường và từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn TPHCM. Mặc dù còn không ít hạn chế, nhưng điều cần ghi nhận là hạ tầng giao thông đô thị đã có bước cải tiến rõ rệt, ngày càng phát triển.


Một đoạn trên tuyến đường Phạm Văn Đồng vừa được đưa vào sử dụng.

Nhiều nút thắt đã mở

Hàng loạt công trình cầu đường được đưa vào sử dụng trong thời gian gần đây không chỉ giúp giảm ùn tắc giao thông mà còn rút ngắn thời gian đi lại giữa các quận, huyện, tạo đà phát triển kinh tế xã hội. Đơn cử mới đây nhất là đường Phạm Văn Đồng (dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài) thông xe đưa vào sử dụng đợt 1 dự án và trong tương lai khi hoàn thành toàn bộ dự án giải quyết được nhu cầu đi lại của người dân cả một khu vực rộng lớn ở các quận Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp và Thủ Đức. Điểm đầu của tuyến đường từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đi qua địa bàn các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh sau đó băng qua sông Sài Gòn đến quận Thủ Đức kết nối vào quốc lộ 1 với 12 làn xe, rộng 60m. Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân từng nhấn mạnh: Trục đường này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của thành phố và toàn vùng TPHCM. Không chỉ giúp giải tỏa áp lực giao thông trong khu vực mà còn kết nối TPHCM với các tỉnh miền Đông Nam bộ, tạo diện mạo hạ tầng đô thị ngày càng hiện đại. Để thông xe được đoạn này, TPHCM và nhà đầu tư cùng các đơn vị thi công, tư vấn giám sát và các sở ngành đã có nhiều nỗ lực vượt qua những thời điểm khó khăn, thách thức. Sau khi tuyến đường hoàn thành thông suốt sẽ đảm nhận khoảng 60% lưu lượng xe cộ, giữ vai trò lớn trong việc giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông trong khu vực.

Không chỉ công trình trên, trong năm qua, TPHCM đã đưa vào sử dụng hàng loạt công trình trọng điểm giải quyết cơ bản những điểm kẹt xe kinh niên như cầu vượt ngã tư Thủ Đức, Hàng Xanh; vòng xoay Lăng Cha Cả; nút giao thông 3 Tháng 2 - Nguyễn Tri Phương, quận 10; ngã tư Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình; bùng binh Cây Gõ, quận 6; nút giao quốc lộ 1 - tỉnh lộ 10 và quốc lộ 1 - tỉnh lộ 10B.

Dự án sau nhiều lần trễ hẹn như đường Vành đai phía Đông (đoạn từ vòng xoay Mỹ Thủy dưới chân cầu Phú Mỹ đến cầu Rạch Chiếc) đưa vào khai thác, mặc dù chưa hoàn chỉnh nhưng cũng đã góp phần giảm ùn tắc cho khu vực nội đô. Công trình kết nối toàn bộ đường vành đai của TPHCM, kết nối luồng phương tiện lớn theo hướng xa lộ Hà Nội (đoạn cầu Rạch Chiếc) đến cầu Phú Mỹ, rút ngắn quãng đường vì các xe sẽ không phải đi vòng vào đường Đồng Văn Cống như hiện nay.

Một công trình quan trọng không kém nằm ngay cửa ngõ này là cầu Sài Gòn 2 (nối quận Bình Thạnh và quận 2). Cầu được khởi công vào tháng 4-2011 với số tiền đầu tư gần 1.500 tỷ đồng và đã đưa vào sử dụng mới đây, giúp giảm áp lực xe cho cầu Sài Gòn hiện hữu đang phải “gánh” hàng chục ngàn lượt xe mỗi ngày.

Kết nối liên hoàn

Thời gian tới, tại dự án đường Vành đai Đông, hạng mục nào hoàn thành sẽ được đưa vào sử dụng ngay nhằm giải tỏa tình trạng ùn tắc, kẹt xe ở cửa ngõ Đông Bắc TP. Tuyến đường này là một phần của đường vành đai số 1 và là một trong 4 đường vành đai theo quy hoạch giao thông của TPHCM đến năm 2020. TPHCM sẽ quyết tâm kết nối hệ thống đường cao tốc, Vành đai ngoài, Vành đai 2 và các tuyến giao thông quan trọng khác tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn. Sắp tới cũng sẽ đưa vào sử dụng một đoạn đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (TPHCM - Đồng Nai) và trong năm 2014 sẽ thông xe toàn bộ tuyến đường này.

Ông Bùi Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết, sau khi đưa vào khai thác hàng loạt cầu vượt bằng thép, tình trạng ùn tắc giao thông giảm thấy rõ. Chính vì vậy, TPHCM sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều cầu vượt tại những khu vực thường xuyên ùn tắc trên địa bàn. Sở đang phối hợp với các đơn vị liên quan để thống nhất 7 vị trí cần xây dựng cầu vượt dành cho người đi bộ là trước cổng trường Hồng Hà (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh), công viên Gia Định (đường Hoàng Minh Giám, quận Gò Vấp), đường Kinh Dương Vương (phường Tân Tạo, quận Bình Tân), khu vực Lottemark - ĐH Tôn Đức Thắng (đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7), trước bến xe An Sương (quốc lộ 22, quận 12)... Ngoài ra, TPHCM cũng dự kiến xây cầu vượt cho xe máy tại các ngã tư Hai Bà Trưng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa trên đường Võ Thị Sáu. Trên đường 3-2, cầu vượt hai chiều cho xe máy và ô tô tại ngã tư Thành Thái - Nguyễn Tri Phương, Lê Đại Hành- Lãnh Binh Thăng.

Cũng để góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn, TPHCM kiến nghị Thủ tướng cho phép miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và tiền chuyển mục đích sử dụng đất trong toàn bộ thời gian sử dụng đất đối với các doanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất hoặc được giao sử dụng đất để xây dựng bãi đậu xe nhằm thu hút các nhà đầu tư xây dựng các bãi đậu xe. Thành phố cũng đề nghị cho phép doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 10 năm kể từ khi công trình bắt đầu khai thác và đối với các dự án đầu tư xây dựng bãi đậu xe mà đất được giao phải thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng. Đồng thời, cho phép chủ đầu tư có quyền tự quyết định giá dịch vụ giữ xe.

Với những nỗ lực đó, chúng ta có thể kỳ vọng hạ tầng TPHCM sẽ tiếp tục được cải thiện trong những năm sắp tới.

Tạo không gian phát triển

Năm 2013, TPHCM đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kiên trì nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân TPHCM. Chính sự nỗ lực ấy đã đưa nền kinh tế TP đạt kết quả khả quan: tổng sản phẩm nội địa (GDP) đạt 9,3% với 21/25 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Theo phân tích đánh giá của các cơ quan nghiên cứu tổng hợp, chất lượng tăng trưởng của TP được nâng dần, đi vào chiều sâu và năng suất tổng hợp của nền kinh tế từng bước đi đúng hướng.

Một trong những thành quả quan trọng trong năm là TP đã từng bước tạo được không gian, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội từ hệ thống hạ tầng giao thông, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững. Nhiều công trình cầu đường được đầu tư nâng cấp mở rộng, xây mới. Những cầu yếu đã trở thành cầu vĩnh cửu, góp phần đáng kể giải tỏa ùn tắc giao thông.

Điểm đáng chú ý khác trong năm 2013 là dòng vốn dự án đầu tư nước ngoài (cả đăng ký mới lẫn điều chỉnh tăng vốn) vào TPHCM đạt 2 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với năm 2012 (khoảng 1,3 tỷ USD). Đến cuối năm 2013, thành phố đã kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống chỉ còn 0,8%. Kết thúc giai đoạn 3 “Chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá” sớm 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX đề ra và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn mới với chuẩn nghèo phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của người dân thành phố.

Đặc biệt, TPHCM đã xử lý kịp thời các vụ vi phạm nổi cộm gây bức xúc lớn trong nhân dân như: tệ nạn xã hội phức tạp ở Bình Thạnh; tình hình xây dựng trái phép diễn ra tại nhiều địa bàn quận - huyện, gồm Bình Chánh, Gò Vấp, Hóc Môn… Sai phạm về sử dụng lao động và chi trả lương tại 4 doanh nghiệp dịch vụ công ích cũng được thành phố chủ động tổ chức thanh kiểm tra, phục hồi quyền lợi cho người lao động nên được dư luận đánh giá cao. Lãnh đạo TP chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xử lý dứt điểm, nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân sai phạm. Qua đó, việc chi trả lương, thưởng cho người lao động tại các doanh nghiệp công ích nói riêng và tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước được kiểm soát chặt chẽ hơn, cùng với nghị định mới của Chính phủ đã khống chế mức lương lãnh đạo tại các doanh nghiệp này. Từ những bài học “xương máu” về buông lỏng công tác quản lý trong xây dựng gây thiệt hại lớn tiền của nhà nước và nhân dân, công tác quản lý trật tự đô thị tại các quận - huyện đã được thiết lập. Đến cuối năm 2013, tình trạng xây dựng trái phép tại TPHCM đã được kéo giảm đáng kể.

 

Theo SGGP

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khát vọng vươn mình

    Qua một năm vượt không ít chông gai để gặt lấy hoa thơm và quả ngọt, Hà Nội bước vào mùa xuân Ất Tỵ 2025 - một mùa xuân đổi mới, tràn trề khát vọng và đón kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bằng phong thái đĩnh đạc, tự hào của một Thủ đô “nghìn năm văn hiến”, “tụ khí anh hoa”!

  • Sơn La: Lập Chương trình phát triển đô thị khu vực dự kiến thành lập thị trấn Vân Hồ

    (Xây dựng) – Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã và đang nỗ lực xây dựng phát triển đô thị khu vực hiện đại đồng đều và bền vững, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sống của người dân.

  • Thành phố Bắc Ninh: Nỗ lực bứt phá, hội nhập và phát triển

    (Xây dựng) - Với những thành tựu nổi bật trong năm 2024, thành phố Bắc Ninh đang nỗ lực tiếp tục bứt phá, hội nhập và phát triển. Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Hiếu về những kinh nghiệm và giải pháp đã giúp thành phố đạt được những kết quả ấn tượng và những dự định cho năm tiếp theo.

  • Bắc Ninh dồn toàn lực để đạt mục tiêu thành phố trực thuộc Trung ương năm 2026

    (Xây dựng) - Với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2026, sớm hơn dự kiến 3 năm, Bắc Ninh đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí về kinh tế, xã hội, hạ tầng đô thị. Tầm nhìn của Bắc Ninh là xây dựng một thành phố mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc, hiện đại, thông minh và bền vững.

  • Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

    Với các cơ chế đặc thù vượt trội, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025 (một số nội dung có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025) là cơ hội để Hà Nội tháo gỡ “điểm nghẽn”, khơi mở các nguồn lực phát triển.

  • Phát triển hành lang xanh, sinh thái dọc sông Đồng Nai

    (Xây dựng) - Sông Đồng Nai dài 586km là con sông nội địa dài nhất cả nước, bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (với tên gọi sông Đa Dâng), chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh trước khi nhập với sông Nhà Bè, Lòng Tàu đổ ra biển Đông. Trong đó, đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai khoảng 200km được địa phương xem là trục hàng lang phát triển kinh tế năng động, hướng tới phát triển bền vững dòng sông Đồng Nai.

Xem thêm
  • Thành phố Bắc Giang: Điểm sáng xây dựng đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Thành phố (TP) Bắc Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Với sự thống nhất, đoàn kết của cả hệ thống chính trị, cùng phương châm hành động rõ ràng “Chủ động, rõ việc, quyết liệt và dứt điểm”, TP Bắc Giang quyết tâm duy trì tình hình kinh tế - xã hội ổn định, tạo nền tảng vững chắc để hoàn thành mục tiêu phát triển đô thị theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

    09:00 | 01/02/2025
  • Vận hội lớn của Thủ đô

    Luật Thủ đô 2024 được nhiều chuyên gia xem như nguồn tiếp lực quan trọng cho sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong kỷ nguyên mới. Thách thức lớn đan xen cùng những cơ hội lớn dành cho Hà Nội triển khai thực hiện Luật trong thực tiễn.

    09:02 | 30/01/2025
  • Hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Năm 2024, Cục Phát triển đô thị tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/01/2022 về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW; thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực được giao về quản lý và phát triển đô thị; tham mưu Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật…

    09:00 | 30/01/2025
  • Thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Nhiều hy vọng khởi sắc trong năm mới

    (Xây dựng) – Một mùa Xuân mới đã về, không khí Xuân rạo rực tràn ngập khắp các tuyến đường, khu phố. Trong hơi ấm của mùa Xuân, đô thị văn minh, hiện đại của thành phố Vĩnh Yên bừng lên sức sống mới với những tuyến đường rực rỡ cờ hoa.

    19:28 | 29/01/2025
  • Tạo lập không gian phát triển mới cho Thủ đô

    Năm 2024 khép lại với nhiều kết quả ấn tượng của Thủ đô. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự cố gắng của doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô, nhiều nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá được triển khai nhằm xây dựng cơ chế, chính sách, tạo lập không gian phát triển mới cho thành phố Hà Nội.

    09:03 | 29/01/2025
  • Ước vọng năm mới Ất Tỵ trên mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến

    Cùng với Luật Thủ đô (sửa đổi) và việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có thêm không gian và động lực để phát triển bứt phá.

    07:56 | 29/01/2025
  • Khắc phục bất cập trong quản lý, phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Để sớm khắc phục bất cập trong công tác quản lý và phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị (QLPTĐT) và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

    20:00 | 28/01/2025
  • Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết về phát triển thành phố Đà Nẵng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng vừa ký Quyết định 14/QĐ-BCĐNQ136 ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động, danh sách thành viên Ban Chỉ đạo này.

    07:50 | 28/01/2025
  • Định vị tầm cao Thủ đô trong kỷ nguyên mới

    “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” đã trở thành lời hiệu triệu đánh thức lòng tự hào của mỗi người Việt Nam, là mệnh lệnh cho toàn hệ thống chính trị vào cuộc để đưa đất nước sánh vai các cường quốc năm châu như mong ước của Bác Hồ kính yêu.

    07:46 | 28/01/2025
  • Quy hoạch hạ tầng thay đổi diện mạo Thủ đô

    (Xây dựng) – Thủ đô Hà Nội, đô thị đặc biệt “Văn hiến - văn minh - hiện đại” đang trên đà phát triển mạnh mẽ để sánh ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Trong tiến trình phát triển đó, công tác quy hoạch hạ tầng, quản lý đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo Thủ đô, nâng cao chất lượng, môi trường sống của người dân.

    21:00 | 27/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load