Thứ sáu 26/04/2024 00:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tổng giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 ước đạt hơn 40 tỷ USD

21:22 | 29/04/2020

(Xây dựng) – Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 4 ước đạt 40,1 tỷ USD, giảm 13,4% so với tháng 3. Cán cân thương mại ước tính thâm hụt 700 triệu USD.

tong gia tri xuat nhap khau thang 4 uoc dat hon 40 ty usd
Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 162,8 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019 (Ảnh: Internet).

Cụ thể, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 19,7 tỷ USD, giảm 18,4% so với tháng 3 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 20,4 tỷ USD, lần lượt giảm 7,9% và 2,4% so với tháng 3 và cùng kỳ.

Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 162,8 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019. Cán cân thương mại ước đạt thặng dư 3,04 tỷ USD.

Trong đó, dầu thô và quặng là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, nhưng kim ngạch trong tháng 4 giảm 14,2% và 51,8% so với tháng 3.

Một số mặt hàng nhập khẩu như: Xăng dầu các loại trong tháng 4/2020 ước tính là 1.000 nghìn tấn, tăng 105,1% so với tháng trước và trị giá là 145 triệu USD, giảm 27,6%. Lượng xăng dầu nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt 2.841 nghìn tấn và trị giá là 1.125 triệu USD. Như vậy, lượng xăng dầu nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2020 ước tính giảm 7,3% về lượng và giảm 40,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Ước tính nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 4/2020 là 4 tỷ USD, giảm 21% so với tháng trước; trị giá nhập khẩu 4 tháng năm 2020 đạt 17,7 tỷ USD và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với mặt hàng sắt thép các loại: Ước tính nhập khẩu trong tháng 4/2020 là 1.350 nghìn tấn, tăng 1% và trị giá là 922 triệu USD, tăng 12,6% so với tháng trước. Lượng nhập khẩu mặt hàng này 4 tháng năm 2020 là 4.656 nghìn tấn đạt 2,9 tỷ USD về trị giá. So với cùng kỳ năm 2019, lượng nhập khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng giảm 0,1% về lượng và giảm 6,4% về trị giá.

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, từ ngày 7/4 đến nay, trung bình mỗi ngày, lượng hàng ùn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc giáp với Trung Quốc là khoảng 2.500 xe, container hàng. Lượng hàng tồn tại các cửa khẩu là do Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát kiểm dịch làm giảm năng lực thông quan (áp dụng tăng cường quản lý đối với lái xe từ Việt Nam sang giao nhận hàng hóa, rút ngắn thời gian thông quan xuống 5 tiếng/ngày (trước đây là 8 tiếng/ngày) và nghỉ các ngày cuối tuần và dịp lễ, Tết, dừng hoạt động cửa khẩu Bình Nghi - Lạng Sơn).

Để giải quyết tình trạng này, Tổng cục Hải quan đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị hải quan chủ động tổ chức hoặc tham mưu cho UBND tỉnh, cơ quan chức năng tại cửa khẩu; tổ chức hội đàm song phương với cơ quan hải quan, chính quyền các tỉnh biên giới để bàn giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đảm bảo công tác phòng, chống dịch và phù hợp với pháp luật của mỗi bên và chỉ đạo tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại qua biên giới.

Khánh An

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load