Thứ tư 08/05/2024 07:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tối 11/9: Việt Nam ghi nhận 11.932 ca mắc mới, 217 ca tử vong

19:58 | 11/09/2021

Tính từ 17h ngày 10/9 đến 17h ngày 11/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.932 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 11.927 ca ghi nhận trong nước.

toi 119 viet nam ghi nhan 11932 ca mac moi 217 ca tu vong
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm và tiêm vaccine từ ngày 10-15/9. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) Trưa 11/9: Hà Nội thêm 28 ca mắc COVID-19, 3 ca tại cộng đồng

Bản tin dịch COVID-19 ngày 11/9 của Bộ Y tế cho biết có 11.932 ca mắc COVID-19, thấp hơn hôm qua 1.379 ca; Thành phố Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất với 5.629 ca.

Tính từ 17h ngày 10/9 đến 17h ngày 11/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.932 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 11.927 ca ghi nhận trong nước tại Thanh phố Hồ Chí Minh (5.629), Bình Dương (3.971), Đồng Nai (960), Long An (337), Kiên Giang (165), Tiền Giang (147), Tây Ninh (137), An Giang (107), Khánh Hòa (46), Cần Thơ (46), Quảng Bình (38), Hà Nội (35), Đồng Tháp (34), Bà Rịa-Vũng Tàu (32), Quảng Ngãi (32), Bình Phước (31), Bình Thuận (31), Bình Định (19), Đà Nẵng (19), Đắk Lắk (18), Phú Yên (17), Sơn La (16), Quảng Nam (14), Sóc Trăng (11), Nghệ An (6), Đắk Nông (5), Ninh Thuận (5), Bạc Liêu (4), Thanh Hóa (3), Hưng Yên (3), Gia Lai (2), Trà Vinh (2), Bắc Ninh (2), Thừa Thiên Huế (1), Hà Tĩnh (1), Bến Tre (1) trong đó có 5.169 ca trong cộng đồng.

Sở Y tế Thừa Thiên Huế báo cáo đính chính: 2 ca nhập cảnh đã được thông báo vào ngày 09/9/2021 điều chỉnh lại thành 2 ca nhiễm ghi nhận trong nước.

Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 1.379 ca. Tại Thành phố Hồ Chí Minh giảm 1.910 ca, Bình Dương tăng 408 ca, Đồng Nai tăng 137 ca, Long An tăng 16 ca, Kiên Giang tăng 79 ca.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 12.867

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 601.349 ca nhiễm, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 157/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.113 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 596.980 ca, trong đó có 360.688 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam.

Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Quảng Ninh, Lào Cai.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là Thành phố Hồ Chí Minh (291.871), Bình Dương (153.830), Đồng Nai (33.842), Long An (27.874), Tiền Giang (11.577).

Tình hình điều trị

Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12.541

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 363.462

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.232 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ (3.948 ca); Thở ô xy dòng cao HFNC (1.167 ca); Thở máy không xâm lấn (147 ca); Thở máy xâm lấn (941 ca); ECMO (29 ca).

Số bệnh nhân tử vong:

Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 217 ca tử vong tại Thành phố Hồ Chí Minh (188), Bình Dương (10), Tiền Giang (2), Đồng Nai (4), Kiên Giang (3), Bình Thuận (2), Đà Nẵng (2), Gia Lai (1), Cần Thơ (1), Ninh Thuận (1), Khánh Hòa (1), Nghệ An (1), Vĩnh Long (1).

Bổ sung 56 ca tử vong tại Đồng Nai từ thời gian trước.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 284 ca/ngày.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 15.018 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình xét nghiệm

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 220.191 xét nghiệm cho 490.604 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 14.611.799 mẫu cho 42.465.923 lượt người.

Tình hình tiêm chủng

Trong ngày 10/9 có 1.175.698 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm, số cao nhất từ trước đến nay, trong đó Hà Nội tiêm được trên 360 nghìn liều. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 27.108.588 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 22.367.824 liều, tiêm mũi 2 là 4.740.764 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

Nhằm giúp các cán bộ y tế đang làm việc tại các Trạm y tế lưu động hiểu rõ và thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, Bộ Y tế tiếp tục ban hành cuốn Sổ tay hướng dẫn triển khai nhiệm vụ của các Trạm Y tế lưu động. Tài liệu này sẽ tập trung vào hướng dẫn chuyên môn từng nhiệm vụ cụ thể của Trạm Y tế lưu động (Quyết định số 4377/QĐ-BYT ngày 11/9/2021 của Bộ Y tế).

Chỉ đạo các địa phương thực hiện đề án Tăng cường khả năng cung ứng, sử dụng Oxy y tế cho các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 nhằm đảm bảo các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 có đầy đủ Oxy y tế phục vụ điều trị bệnh nhân và khẩn trương triển khai thực hiện đề án (Công văn số 7559/BYT-TB-CT ngày 11/9/2021 của Bộ Y tế).

Xây dựng hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 kết hợp xét nghiệm và tiêm chủng tại trạm dừng nghỉ cho lái xe đường dài.

Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ chủ động thực hiện việc xét nghiệm COVID-19 trên nguyên tắc “4 tự”: Tự xây dựng kế hoạch, tự thực hiện, tự xét nghiệm và tự kiểm tra đối với nhân viên, với tần suất lấy mẫu là 3 ngày/lần theo quy định của Bộ Y tế. Ngoài ra, các cơ sở này phải đăng ký kinh doanh với quận, huyện, thành phố Thủ Đức để được cấp giấy đi đường, đảm bảo điều kiện người lao động đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19 và xét nghiệm nhanh âm tính 3 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người.

Thành phố Hà Nội: Về xét nghiệm thực hiện theo kế hoạch 206/KH-UBND thành phố ngày 8/9, tính đến 12h00 trưa ngày 11/9, toàn thành phố đã lấy được 876.427 mẫu, trong đó có 674.700 mẫu xét nghiệm PCR mẫu gộp và 201.727 mẫu test nhanh kháng nguyên. Kết quả, trong số 674.700 mẫu xét nghiệm PCR mẫu gộp, đã có 52.028 mẫu âm tính, 02 mẫu dương tính, số còn lại chờ kết quả. Trong số 201.727 mẫu test nhanh kháng nguyên, có 201.714 mẫu âm tính, 13 mẫu dương tính. 13 mẫu dương tính qua test nhanh được lấy lại mẫu để xét nghiệm PCR, kết quả có 07 mẫu dương tính.

Tỉnh Bình Dương đang huy động lực lượng từ “vùng xanh” hỗ trợ cho “vùng đỏ” với quyết tâm dồn toàn lực để hoàn thành việc xét nghiệm bóc tách hết F0 còn phát sinh trong động đồng tại những khu vực còn “vùng đỏ,” qua đó nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch để đưa Bình Dương trở về trạng thái bình thường mới./.

Theo (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Thái Bình: Gắn biển công trình Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải

    (Xây dựng) - Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình được khởi công từ tháng 1/2022 và hoàn thành đầu năm 2024, tổng mức đầu tư 61 tỷ đồng. Công trình chính được xây dựng với hơn 5.500m2 sàn, bố trí chủ yếu cho khối khám và một phần khối kỹ thuật nghiệp vụ. Dự án hoàn thành vượt 9 tháng so với kế hoạch đề ra.

  • Quảng Ngãi: Đưa vào sử dụng Trung tâm Y tế trăm tỷ ở huyện đảo Lý Sơn

    (Xây dựng) – Sau 30 tháng nỗ lực thi công, công trình y tế trăm tỷ ở huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã được đưa vào sử dụng trong niềm vui mừng khôn xiết của chính quyền, quân và dân đất đảo.

  • Nguy cơ ánh sáng xanh và an toàn quang sinh học

    (Xây dựng) - Ánh sáng xanh lam xuất hiện tự nhiên như một phần của ánh sáng Mặt Trời và những nguồn sáng nhân tạo. Đã từ lâu, con người dường như mặc nhiên thừa nhận rằng, thế giới sự sống đã “thích nghi” với các loại nguồn sáng này. Tuy nhiên khoảng hai chục năm nay, khi đèn LED trắng, với hàm lượng ánh sáng xanh lam rất lớn được phổ biến trong các loại hình chiếu sáng thì người ta đã có nhiều lo ngại về những tác dụng tiêu cực của ánh sáng xanh, đặc biệt là xanh lam lên con người và động thực vật. Cũng từ đó, các cụm từ “nguy cơ ánh sáng xanh” hay “an toàn quang sinh học” không chỉ mang tính cảnh báo mà đã được luật hóa bằng một Tiêu chuẩn quốc tế mã hiệu IEC/EN 62471: 2006: “Photobiological Safety of Lamps and Lamp Systems”, nghĩa là “An toàn quang sinh học đối với đèn và hệ thống đèn”. Bài viết này trình bày các vấn đề liên quan đến vấn đề trên.

  • Chiếu sáng xanh vì sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Khái niệm chiếu sáng xanh thường được hiểu có liên quan đến vấn đề tiết kiệm năng lượng và tác động môi trường. Chủ đề của hội thảo là về chiếu sáng xanh (green lighting) sẽ có nhiều nội dung đề cập đến việc sử dụng nguồn sáng tiết kiệm năng lượng, các thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, giải pháp chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, vấn đề phát thải khí nhà kính của hệ thống chiếu sáng, vấn đề tái sử dụng nguyên vật liệu và các thành phần của thiết bị chiếu sáng như một phần của kinh tế tuần hoàn… Tuy nhiên, một khía cạnh quan trọng khác cần quan tâm đến đối tượng sử dụng chiếu sáng chính là con người nên cần biết tác động của ánh sáng đối với con người như thế nào để tạo được môi trường ánh sáng tốt nhất cho sức khỏe con người. Ở đây chúng tôi đề cập chủ yếu đến tác động của ánh sáng đối với sức khỏe con người và giải pháp chiếu sáng xanh vì sức khỏe cộng đồng.

  • Japanese Infrastructure Ministry unveils action plan "i-Construction 2.0" to achieve construction site automation by 2040

    (Construction) - Japanese Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism has announced an action plan titled "i-Construction 2.0," aimed at realizing the automation of construction sites by the fiscal year 2040.

  • 3 tính năng ưu việt giúp nệm lò xo Thuần Việt Emerald ghi điểm trong mắt người dùng

    (Xây dựng) - Phòng ngủ đẹp tinh tế là sự kết hợp hài hòa giữa các nội thất phòng ngủ, màu sắc và phong cách bày trí đồ đạc. Đặc biệt việc lựa chọn các vật dụng phòng ngủ phù hợp với nhu cầu sử dụng và mang lại vẻ đẹp cho căn phòng sẽ giúp cho bạn có cảm giác thoải mái và thư giãn khi bước vào. Điểm nhấn được chú ý và quan trọng nhất trong căn phòng ngủ là một chiếc nệm.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load