Thứ bảy 27/04/2024 10:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tình hình đầu tư tài chính giai đoạn cuối năm: Phục hồi sau Covid-19

22:39 | 07/12/2020

(Xây dựng) - Tình hình tài chính giai đoạn cuối năm 2020 luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Để có cái nhìn khách quan và cụ thể về tình hình tài chính Việt Nam giai đoạn hiện nay, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Việt Hưng – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Lendbiz, chuyên gia ngành Tài chính – Ngân hàng.

tinh hinh dau tu tai chinh giai doan cuoi nam phuc hoi sau covid 19
Ông Nguyễn Việt Hưng – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Lendbiz.

PV: Rất cảm ơn sự tham gia của ông Nguyễn Việt Hưng vào buổi phóng vấn ngày hôm nay. Dưới góc nhìn của người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ông đánh giá thế nào về tình hình tài chính (kinh tế) tại Việt Nam hậu Covid-19?

Ông Nguyễn Việt Hưng: Có thể nói năm nay là một năm có nhiều biến động đối với thị trường tài chính Việt Nam. Theo nhiều tổ chức kinh tế có uy tín thì kinh tế Việt Nam năm 2020 vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương. Theo IMF dự báo, năm 2020 Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 2,4%/năm, còn theo Worldbank thì tốc độ tăng trưởng là 2,8%. Trong bối cảnh chịu tác động suy giảm từ Covid-19, đây là mức tăng trưởng rất tốt so với nhiều nước trên thế giới đang có mức tăng trưởng âm.

Nguyên nhân tăng trưởng có thể kể đến những yếu tố như sau:

Chính sách tài khóa: Thu ngân sách giảm trong khi chi ngân sách tăng do phải triển khai nhiều gói kích cầu để giảm thiểu tác động đại dịch.

Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng khoảng 10% đạt mức kỷ lục 17,7 tỷ USD (tháng 10 là 1,4 tỷ USD) trong đó xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh. Vốn đầu tư FDI trong 10 tháng vẫn gia tăng ở mức 23,5 tỷ USD tuy thấp hơn so với 2019 nhưng vẫn là dấu hiệu rất tốt trong giai đoạn này.

Tiêu dùng nội địa mặc dù trên đà phục hồi nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và cả những thiệt hại về thiên tai bão lũ. Chính sách tiền tệ có sự nới lỏng, hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp

PV: Theo ông, các nhà đầu tư đang gặp những khó khăn gì trong thời điểm cuối năm này?

Ông Nguyễn Việt Hưng: Có nhiều khó khăn mà các nhà đầu tư gặp phải đặc biệt ở giai đoạn cuối năm. Như hiện tại, lãi suất tiết kiệm sụt giảm buộc các nhà đầu tư phải chuyển hướng sang các kênh sinh lời khác, tuy nhiên điều đó không thực sự dễ dàng.

Thứ nhất, về kênh thị trường bất động sản: Thu nhập giảm sút do chịu tác động của Covid-19 khiến cầu về nhà giảm cả phân khúc nhà chung cư, bất động sản cho thuê, bất động sản du lịch, condotel và môi giới bất động sản. Trong khi đó, lượng cung dự án và cung nhà ở nhất là phân khúc nhà ở thu nhập thấp tụt giảm khiến giá nhà ở có xu hướng leo cao. Giá nhà chỉ giảm ở thị trường thứ cấp khi người mua chịu cắt lỗ. Giá nhà leo cao và cầu tụt giảm khiến các doanh nghiệp bất động sản gặp khó và nhà đầu tư cũng không có nhiều cơ hội kiếm lời.

Tiếp theo, về kênh thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán cũng tạo ra nhiều cơ hội đầu tư, đặc biệt giai đoạn tháng 4 khi chỉ số VnIndex tụt giảm còn khoảng 669 điểm sau đó tăng trở lại đạt 975 điểm vào giai đoạn hiện nay khi các yếu tố dịch bệnh được kiểm soát, những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế và sức hấp dẫn của Việt Nam trong bối cảnh các nước chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang các nước láng giềng. Bên cạnh đó, sự suy giảm của các kênh tiết kiệm, bất động sản cũng là yếu tố thu hút dòng tiền chảy vào chứng khoán. Tuy nhiên, việc đầu tư chứng khoán không bao giờ là dễ dàng và chỉ dành cho các nhà đầu tư có kiến thức và thời gian.

PV: Mô hình đầu tư P2P Lending dù mới nhưng rất được ưa chuộng trong thị trường đầu tư, ông đánh giá sao về mô hình này đặc biệt trong giai đoạn cuối năm 2020 – khi nền kinh tế đang trong giai đoạn “hậu phục hồi” vì Covid-19?

Ông Nguyễn Việt Hưng: P2P Lending được quan tâm nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh ngân hàng Nhà nước đang xây dựng cơ chế Sandbox thử nghiệm, dự kiến sẽ triển khai trong thời gian tới. Trong năm 2020, P2P Lending tại Việt Nam cũng được thử lửa khi nền kinh tế và thu nhập của người dân, các doanh nghiệp giảm sút trong bối cạnh đại dịch Covid toàn cầu. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, các yếu tố hỗ trợ tích cực đã xuất hiện, bao gồm việc kiểm soát tốt Covid-19 tại Việt nam, sự phục hồi kinh tế nội địa, việc thu hút thêm nhiều dòng vốn đầu tư FDI và nhiều vắc xin đã được thử nghiệm thành công, tiến tới áp dụng rộng rãi. Những yếu tố này giúp khôi phục niềm tin, thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. Tôi tin rằng, nhà đầu tư sẽ có rất nhiều cơ hội để đầu tư vào các doanh nghiệp năng động trong giai đoạn cuối năm và trong thời gian tới.

tinh hinh dau tu tai chinh giai doan cuoi nam phuc hoi sau covid 19
Ông Nguyễn Việt Hưng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính.

PV: Dưới góc độ và lời khuyên của một chuyên gia tài chính, theo ông nhà đầu tư cần làm gì để có thể đầu tư P2P Lending một cách hiệu quả?

Ông Nguyễn Việt Hưng: Tôi cho rằng việc đầu tư vào P2P Lending khá hiệu quả và dễ dàng do nó mang lại hiệu suất cao từ 15 - 20% vốn đầu tư. Không đòi hỏi nhiều vốn vì có thể đầu tư với số tiền nhỏ từ 10 triệu đồng. Hết sức thuận tiện do có thể đầu tư ngay trên app/web điện thoại ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Đặc biệt, hình thức này cũng không đòi hỏi nhiều thời gian vì khoản đầu tư P2P Lending của bạn luôn sinh lời và giá trị khoản đầu tư đó luôn ổn định, không phụ thuộc vào biến động thị trường. Tuy nhiên cũng như nhiều kênh đầu tư khác, việc đầu tư vào P2P Lending cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Rủi ro đó có thể đến từ chính các công ty P2P Lending trong trường hợp công ty đó bị thua lỗ hoặc sử dụng đồng vốn của nhà đầu tư sai mục đích. Rủi ro đến từ việc người vay vốn mất khả năng thanh toán hoặc quịt nợ.

Vì vậy, bên cạnh việc lựa chọn các công ty P2P Lending có uy tín, nhà đầu tư cũng cần xác định cho mình một chiến lược đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro lựa chọn. Nếu lựa chọn khẩu vị an toàn, nhà đầu tư có thể chọn đầu tư vào các khoản vay vào các doanh nghiệp được xếp hạng cao như A+, A hoặc lựa chọn sản phẩm bảo lãnh đầu tư của Lendbiz. Nếu chấp nhận rủi ro cao hơn, nhà đầu tư có thể chọn lựa các doanh nghiệp/hộ kinh doanh có mức xếp hạng thấp hơn từ B,C,D cho đến E. Tuy nhiên, dù bạn lựa chọn chiến lược đầu tư nào, điều cần nhớ là nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư, chia đều số tiền đầu tư cho nhiều doanh nghiệp/hộ kinh doanh khác nhau. Bạn cũng có thể bắt đầu đầu tư với số tiền nhỏ, sau đó tăng dần lên khi đã làm quen với nó.

PV: Cảm ơn ông đã tham gia buổi phỏng vấn!

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load