Thứ ba 17/09/2024 12:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Tìm hướng đi cho ngành sản xuất mía đường

10:10 | 17/09/2024

(Xây dựng) – Gần 200 đại biểu đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Cộng hòa Fiji, Philipipines, Mỹ, Việt Nam đã hội tụ về Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn (Bình Định) tham dự Hội nghị ngành Đường quốc tế IAPSIT lần thứ 8 và Sugarcon 2024 diễn ra từ ngày 16 – 19/9.

Tìm hướng đi cho ngành sản xuất mía đường
Quang cảnh Hội nghị.

Hội nghị ngành Đường quốc tế IAPSIT lần thứ 8 và Sugarcon 2024 do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam, Trung tâm ICISE phối hợp cùng Hiệp hội Quốc tế về ngành Đường và Công nghệ Mía Đường (IAPSIT), Hiệp hội Nghiên cứu và Xúc tiến ngành Đường (SSRP) tổ chức. Đây là sự kiện diễn ra trong khuôn khổ các sự kiện khoa học nằm trong chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 20.

Theo báo cáo tại Hội nghị, nông nghiệp là một phần quan trọng trong cuộc sống của các quốc gia ASEAN, với 8/10 quốc gia trong khu vực phụ thuộc vào nông nghiệp và các hoạt động liên quan. Mía đường là một trong những cây trồng quan trọng ở khu vực này, chiếm gần 2,8 triệu ha và đóng vai trò quan trọng trong thương mại đường toàn cầu, đóng góp khoảng 10% sản lượng đường thế giới. Sản lượng đường ước tính từ khu vực này là hơn 17 triệu tấn hàng năm. Khối lượng nhập khẩu hàng năm qua các quốc gia ASEAN thường dao động từ 5 đến 6 triệu tấn, trong đó đường mía là mặt hàng đường chính được giao dịch quốc tế từ khu vực này.

Tìm hướng đi cho ngành sản xuất mía đường
Tiến sĩ Solomon, Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu và Xúc tiến ngành Đường (SSRP) phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Tiến sĩ Solomon, Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu và Xúc tiến ngành Đường (SSRP) bày tỏ vui mừng khi Chính phủ Việt Nam đã triển khai chỉ đạo để cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành Đường địa phương nhằm hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế và tái sinh ngành Đường. Đồng thời cho biết, khu vực ASEAN có tiềm năng lớn để sản xuất mía đường và năng lượng xanh, nếu có những đổi mới công nghệ và chính sách chủ động để làm mới ngành này.

Theo tiến sĩ Solomon, dù có điều kiện thuận lợi, năng suất mía, sản lượng đường và tình trạng chung của ngành Đường ở các quốc gia này vẫn đối mặt với những thách thức cụ thể theo từng khu vực. Giống như hầu hết các quốc gia đang phát triển trồng mía, các trang trại mía ở khu vực ASEAN thường là các hộ gia đình nhỏ, phụ thuộc vào mưa, thu hoạch thủ công, với mức đầu tư và năng suất cây trồng tương đối thấp, khoảng 55-65 tấn/ha/năm, thấp hơn mức trung bình toàn cầu. Sản xuất mía ở các quốc gia ASEAN đã bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu như hiện tượng El Nino trong những năm qua. Chính phủ của các quốc gia ASEAN đang thực hiện các sáng kiến để vượt qua những thách thức này.

“Việc tổ chức Hội nghị ngành Đường quốc tế là một nỗ lực nhỏ nhằm thiết lập sự hợp tác công nghệ sâu rộng với ngành Đường. Các sáng kiến này sẽ thúc đẩy phát triển các giống cây trồng phù hợp với từng địa phương, hệ thống canh tác chịu khí hậu, cơ giới hóa phù hợp và tăng cường năng suất cây mía trong điều kiện khí hậu thay đổi”, Tiến sĩ Solomon cho hay.

Tìm hướng đi cho ngành sản xuất mía đường
Hội nghị quy tụ các nhà quản lý cấp cao, các nhà nghiên cứu, nhà cung cấp công nghệ, các chuyên gia phát triển mía, các hiệp hội nông dân trồng mía, và các nhà hoạch định chính sách từ hơn 10 quốc gia.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các giải pháp khai thác tiềm năng đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực như năng lượng sinh học, thu hoạch xanh, lưu trữ carbon, giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, và công nghệ nông nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, các giải pháp công nghệ về quản lý nước, tái chế hơi nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, và nâng cao giá trị từ sinh khối như cellulose, lignin, mật rỉ, CO2; Sản xuất nhiên liệu sinh học từ cellulose, công nghệ pin nhiên liệu hydro, và nhiên liệu hàng không... cũng đã được các đại biểu đưa ra bàn luận, xem xét nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít carbon.

Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã đề xuất mô hình nhà máy lọc sinh học (bio-refinery), đây là một hướng đi bền vững cho ngành Công nghiệp đường. Mô hình này sẽ tạo ra các sản phẩm có giá trị cao hơn từ mía và phụ phẩm, đồng thời thúc đẩy sự chuyển đổi sang nền kinh tế sinh học toàn cầu, mở ra cơ hội thị trường mới cho ngành Đường. Sự phát triển của các công nghệ và kiến thức mới sẽ giúp tăng cường năng suất, lợi nhuận, khả năng cạnh tranh và bền vững cho ngành.

Được biết, ngành Công nghiệp đường bao gồm sản xuất, chế biến và tiếp thị các sản phẩm đường, chủ yếu từ cây mía và củ cải đường, trong đó cây mía chiếm gần 80% sản lượng toàn cầu. Mía cũng được coi là một trong những nguồn sinh khối hiệu quả nhất để sản xuất nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên, quá trình sản xuất và chế biến đường đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường và xã hội.

Tìm hướng đi cho ngành sản xuất mía đường
Các đại biểu chụp hình lưu niệm.

Đặc biệt, ngành Công nghiệp đường toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức lớn về chi phí sản xuất, biến đổi khí hậu, và các vấn đề sinh học cũng như phi sinh học. Các thay đổi về mô hình sản xuất và tiêu thụ đường càng làm gia tăng áp lực cạnh tranh. Đại dịch Covid-19 và các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu đã tác động đến sản xuất, tiêu thụ và thương mại đường trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngành Công nghiệp này vẫn có tiềm năng đóng góp đáng kể vào việc phát triển bền vững và toàn diện. Hiện các bên liên quan, từ nông dân, nhà sản xuất đến Công ty năng lượng và thực phẩm, đang tìm kiếm các giải pháp để giải quyết những vấn đề liên quan đến sản xuất đường, nhiên liệu sinh học và phát triển bền vững.

Hội nghị ngành Đường quốc tế IAPSIT lần thứ 8 và Sugarcon 2024 được tổ chức lần này là cơ hội để các nhà nghiên cứu, chuyên gia công nghệ, nhà quản lý, nhà sản xuất và nông dân tiên tiến từ khắp nơi trên thế giới được chia sẻ các quan điểm và kinh nghiệm về các vấn đề toàn cầu. Bên cạnh đó, còn tạo ra những sáng kiến phát triển bền vững và lợi nhuận cho ngành mía đường, củ cải đường và các ngành công nghiệp tích hợp, đặc biệt là trong khu vực ASEAN.

Tại Việt Nam, theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), vụ ép mía 2023-2024 dự kiến còn 25 nhà máy đường hoạt động với công suất thiết kế là 122.200 tấn mía/ngày.

Theo báo cáo từ các nhà máy này, sản lượng mục tiêu niên vụ 2023-2024 dự kiến sẽ tăng trưởng so với niên vụ trước. Cụ thể, diện tích mía thu hoạch ước đạt 159,159 ha (tăng 12% so với cùng kỳ), sản lượng mía chế biến đạt hơn 10.9 triệu tấn (tăng 13%), sản xuất hơn 1 triệu tấn đường các loại (tăng 10%). Sản lượng và diện tích mía gia tăng nhờ giá thu mua mía ổn định với mức 1,1 – 1,3 triệu đồng/ tấn. Mức giá này tương đương so với các nước trong khu vực, giúp nông dân yên tâm mở rộng vùng nguyên liệu và ngăn chặn tình trạng mất giá sau vụ thu hoạch.

Đầu năm 2024, gian lận thương mại đường đã nhập khẩu diễn ra liên tục tại Việt Nam với con số ghi nhận lên đến hàng trăm tấn đường lậu, chủ yếu từ Thái Lan. Mặc dù đã có sự tăng cường kiểm soát, song các đối tượng hoạt động phức tạp và tinh vi, gây khó khăn trong việc ngăn chặn đường nhập lậu. Điều này gây khó khăn cho nguồn đầu ra làm tăng lượng tồn kho, thiệt hại chuỗi liên kết sản xuất của doanh nghiệp và nông dân trồng mía. Ngoài ra, đường lậu còn gây thất thu thuế, tạo lực cản kìm hãm tốc độ phát triển của sản xuất mía đường trong nước.

Thu Loan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Gia Lai: Quy hoạch thành phố Pleiku hướng tới đô thị hiện đại

    (Xây dựng) - Thành phố Pleiku đang từng bước xây dựng một đô thị hiện đại, mang bản sắc riêng dựa trên các giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Với quyết tâm khai thác tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ và bảo tồn giá trị văn hóa địa phương, thành phố đang triển khai nhiều quy hoạch phân khu và chi tiết nhằm hoàn thiện hạ tầng và phát triển kinh tế bền vững.

Xem thêm
  • Bến Tre: Khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển

    (Xây dựng) - Bến Tre đã có những bước tiến nổi bật trong việc khai thác tiềm năng kinh tế biển, nhờ vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển tỉnh theo hướng Đông giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Các lĩnh vực như nuôi tôm, chế biến thủy sản, năng lượng tái tạo và du lịch đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong những tháng đầu năm 2024.

    09:05 | 17/09/2024
  • Yên Thế (Bắc Giang): Tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản

    (Xây dựng) – UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) vừa ban hành văn bản về việc tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản; quyết toán dự án hoàn thành.

    22:41 | 16/09/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Ban hành kế hoạch tăng trưởng xanh

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ký Quyết định số 3797/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2024 – 2030, có hiệu lực từ ngày 13/9/2024.

    16:25 | 16/09/2024
  • Áp lực của các thương hiệu lớn khi giá thuê mặt bằng bán lẻ tăng cao

    (Xây dựng) - Theo báo cáo mới được công bố của Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2024, doanh thu bán lẻ ước đạt 3.199,7 nghìn tỷ VNĐ, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng nổi bật được ghi nhận tại một số địa phương như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

    14:31 | 16/09/2024
  • Vĩnh Phúc cần làm gì để lấy lại “vị thế” là tỉnh phát triển mạnh các khu công nghiệp?

    (Xây dựng) - Vĩnh Phúc từng được biết đến là “điểm sáng” của cả nước về thu hút đầu tư. Tuy nhiên, nhiều lợi thế trong giai đoạn trước đây của Vĩnh Phúc hiện bị thu hẹp trong bối cảnh các địa phương trong vùng và lân cận có điều kiện phát triển tương đồng vươn lên mạnh mẽ, từ đó đặt ra những thách thức mới cho tỉnh. Vì vậy, Vĩnh Phúc cần có chính sách, giải pháp cụ thể để phát triển bền vững các khu công nghiệp (KCN) trong giai đoạn mới.

    14:27 | 16/09/2024
  • Việt Trì (Phú Thọ): Phấn đấu hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật toàn diện

    (Xây dựng) – Trong 6 tháng đầu năm, thành phố Việt Trì đã hoàn thành đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Việt Trì đến năm 2040. Đồng thời, thực hiện 36 công trình xây dựng, đây được xem như cơ sở để triển khai xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở, đảm bảo phát triển bền vững và phù hợp với định hướng xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

    14:18 | 16/09/2024
  • Hà Tĩnh: Hướng dẫn áp dụng định mức và xác định đơn giá xây dựng công trình theo Thông tư số 09/2024/TT-BXD

    (Xây dựng) - Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa ban hành Văn bản số 2839/SXD-QLHĐXD về hướng dẫn áp dụng định mức và xác định đơn giá xây dựng công trình theo Thông tư số 09/2024/TT-BXD.

    14:15 | 16/09/2024
  • Hà Tĩnh: Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng

    (Xây dựng) - Để nâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực quản lý dự án của các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa ban hành Văn bản 2838/SXD-QLHĐXD về hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng.

    14:08 | 16/09/2024
  • Bài toán phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị theo hướng hiện đại trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/3/2023. Đây được coi là một dấu mốc quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh, quy hoạch xác định rõ mục tiêu đến năm 2030 là đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị và nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo ra bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội.

    14:04 | 16/09/2024
  • Kon Tum điều chỉnh nguồn vốn để tăng cường tỷ lệ giải ngân đầu tư công

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Kon Tum đang đẩy mạnh các biện pháp để tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra cho đến cuối năm 2024. Trong bối cảnh tỷ lệ giải ngân đầu tư công còn thấp, UBND tỉnh đã yêu cầu điều chuyển nguồn vốn từ các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khả năng hấp thụ vốn tốt hơn.

    10:42 | 16/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load