Thứ ba 15/10/2024 20:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Tích cực triển khai hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

08:08 | 17/06/2023

(Xây dựng) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 227/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Quốc gia về tăng trưởng xanh.

Tích cực triển khai hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
Chiến lược tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Thông báo nêu rõ: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược TTX) và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 (Kế hoạch hành động) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 và Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022. Tiếp sau đó, năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về tăng trưởng xanh (Ban Chỉ đạo), giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo và điều phối giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành trong quá trình triển khai Chiến lược.

Từng bước góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

Chiến lược TTX bước đầu triển khai thành công, từng bước góp phần thúc đẩy: (i) cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, (ii) nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, (iii) mở rộng khả năng tiếp cận bình đẳng cho nhân dân về thành quả phát triển của quá trình chuyển đổi xanh, (iv) hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về phát triển bền vững và biến đổi khí hậu, nhất là các cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050 tại Hội nghị COP26.

Chiến lược TTX cần được nhận thức là chiến lược xuyên suốt, khâu nối, điều phối và dẫn dắt các chiến lược, đề án, quy hoạch khác của đất nước hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững. Để việc triển khai thực hiện Chiến lược đạt hiệu quả cao nhất, cần tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thiện khung khổ pháp lý cho TTX, trong đó cần bảo đảm các công cụ thực thi, theo dõi, đánh giá… được ban hành đầy đủ, cơ chế chính sách thuận lợi cho việc triển khai tại các cấp từ Trung ương đến địa phương; bên cạnh đó cần quan tâm đầy đủ tới nguồn lực đầu tư (công, tư), công nghệ quản trị, đào tạo nhân lực; các bộ, cơ quan liên quan cần tích cực, chủ động hội nhập, học tập kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

Xây dựng bộ tiêu chí khoa học về phân loại xanh quốc gia

Để triển khai hiệu quả Chiến lược TTX, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Cơ quan thường trực và các thành viên Ban Chỉ đạo chủ động, tích cực thực hiện các nội dung đã được phân công tại Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo căn cứ Quy chế làm việc Ban Chỉ đạo, chủ trì, phối hợp với các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình làm việc cụ thể giữa hai kỳ họp Ban Chỉ đạo làm cơ sở theo dõi, đánh giá hiệu quả việc triển khai Chiến lược TTX và Kế hoạch hành động.

Đồng thời, khẩn trương rà soát, cập nhật Chiến lược TTX cho phù hợp với tình hình, bối cảnh mới (cam kết chuyển dịch năng lượng công bằng JETP, Quy hoạch điện VIII, xu thế mạnh mẽ của chuyển đổi số…) bảo đảm vai trò xuyên suốt, khâu nối của Chiến lược TTX với các chiến lược quốc gia khác hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững.

Nghiên cứu, đề xuất các định hướng lớn, mục tiêu, nhiệm vụ cốt lõi để thực hiện Chiến lược TTX; lựa chọn một số dự án điển hình (5-7 dự án) có tiềm năng tạo ra đột phá làm thí điểm và được theo dõi, đánh giá rút kinh nghiệm trước khi triển khai quy mô rộng hơn…); nghiên cứu, xây dựng một bộ tiêu chí khoa học về phân loại xanh quốc gia, hài hòa với thông lệ quốc tế, giúp các cơ quan có cơ sở pháp lý cụ thể hơn trong việc lựa chọn các dự án đầu tư ở các bộ, ngành, địa phương cũng như lượng hóa, đánh giá tiến bộ của tăng trưởng xanh.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì hoặc phối hợp với bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan, tổng hợp đề xuất với Ban Chỉ đạo, Trưởng ban các cơ chế huy động nguồn lực trong nước và quốc tế, các cơ chế tài chính bảo đảm hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh tận dụng lợi thế của nền tảng số và chuyển đổi số; phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành, địa phương trong hoạt động hội nhập, "ngoại giao công nghệ", "ngoại giao khí hậu"; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các quốc gia, tổ chức quốc tế.

Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí, các Bộ ngành, địa phương trong việc tuyên truyền vận động người dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội để thay đổi nhận thức, hành vi, đạo đức về thực hành sản xuất, tiêu dùng, lối sống xanh; nghiên cứu để có các kênh, chương trình riêng về tăng trưởng xanh để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Nhà nước về tăng trưởng xanh, hướng dẫn thực hành lối sống, hành vi sản xuất, tiêu dùng xanh; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa nội dung này vào tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo trong các cấp học (bao gồm cả đào tạo nghề).

Thúc đẩy "ngoại giao công nghệ", "ngoại giao khí hậu"

Bộ Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình, chủ trì, phối hợp với Cơ quan thường trực, các thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan, địa phương liên quan chủ động, tích cực nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ và huy động các nguồn lực cho tăng trưởng xanh từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế.

Chủ động thúc đẩy "ngoại giao công nghệ", "ngoại giao khí hậu"; đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách cho tăng trưởng xanh để thực hiện các cam kết quốc tế đảm bảo theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế; đồng thời, chủ động phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp cho các ngành hàng xuất khẩu khi các quốc gia, tổ chức ban hành các tiêu chuẩn về môi trường liên quan đến việc sản xuất các sản phẩm đó.

Căn cứ Quy chế làm việc Ban Chỉ đạo, Bộ Tư pháp chủ động phối hợp với Cơ quan thường trực, các thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan, địa phương liên quan tổng hợp và đề xuất việc ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện Chiến lược TTX.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển… nghiêm túc, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Chiến lược TTX và Kế hoạch hành động (phân công trách nhiệm rõ ràng, có thời hạn cụ thể); kịp thời đề xuất, kiến nghị với Trưởng ban xem xét việc sửa đổi, bổ sung các vấn đề quan trọng, liên ngành, cơ chế, chính sách, giải pháp để thực hiện Chiến lược TTX và Kế hoạch hành động trên phạm vi toàn quốc.

Xây dựng, cập nhật Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của ngành, địa phương với các lĩnh vực, nhiệm vụ có tính chất ưu tiên cao nhất cho giai đoạn từ nay đến năm 2025 (trong đó có bao gồm các nội dung: hoàn thiện khung khổ pháp lý cho tăng trưởng xanh; ứng dụng khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo; áp dụng chuyển đổi số…) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo để tổng hợp.

Nghiên cứu, ban hành hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành các bộ tiêu chí về tăng trưởng xanh trong phạm vi ngành mình, đảm bảo phù hợp với bộ tiêu chí phân loại xanh quốc gia, lượng hóa các nội dung tăng trưởng xanh đề ra tại Chiến lược TTX và phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế; xây dựng cơ chế định giá cacbon theo đúng quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, phù hợp với thông lệ quốc tế…

Tiến Hào

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khánh Hòa giải ngân trên 1.152 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, doanh số giải ngân vốn tín dụng chính sách toàn tỉnh Khánh Hòa đạt hơn 1.152 tỷ đồng, đảm bảo yêu cầu hỗ trợ người dân được tiếp cận, sử dụng nguồn vốn chính sách địa phương.

  • Quảng Trị: Đẩy mạnh công tác quyết toán công trình hoàn thành

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Công văn gửi, chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn về việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2024, đẩy mạnh công tác quyết toán công trình, dự án hoàn thành.

  • Tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công tại Gia Lai

    (Xây dựng) - Tính đến ngày 17/9, tỉnh Gia Lai đã giải ngân tổng số vốn đầu tư công 1.674,993 tỷ đồng trong tổng kế hoạch 4.436,840 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 37,8%. Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024, bao gồm nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn kéo dài, đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc giải ngân, gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án trên toàn tỉnh.

  • Bình Phước: 9 tháng đầu năm, ngành Thuế thu được 6.358 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Nhờ các biện pháp thu thuế hiệu quả, 9 tháng đầu năm 2024, ngành Thuế Bình Phước đã đạt chỉ tiêu cao mà Chính phủ và lãnh đạo tỉnh đã giao nhiệm vụ.

  • Cần Thơ: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và doanh thu dịch vụ gần 1,8 tỷ USD

    (Xây dựng) – Sáng 15/10, UBND thành phố Cần Thơ đã tổ chức Họp các cơ quan báo, đài định kỳ quý III/2024. Tại cuộc Họp báo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ thông tin cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế theo xu hướng tăng, 9 tháng đầu năm 2024 tăng 6,25% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tăng 8,02% so với cùng kỳ.

  • Gia Lai: Thay thế các cán bộ làm trì trệ tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – Theo công điện về việc đôn đốc mạnh giải ngân đầu tư công những tháng cuối năm của Thủ tướng Chính phủ. Tình hình giải ngân vốn đầu tư công tại tỉnh Gia Lai đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nhiều giải pháp đang được tỉnh Gia Lai đưa ra để thúc đẩy tiến độ thực hiện công tác này.

Xem thêm
  • Phú Thọ nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Với ưu thế là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền núi phía Bắc và là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với Đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài mở ra nhiều tiềm năng về phát triển công nghiệp hỗ trợ tại đây.

    16:14 | 15/10/2024
  • Hải Dương ưu tiên thu hút doanh nghiệp lắp ráp lớn để dẫn dắt phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Theo Quyết định phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 340 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch, các doanh nghiệp lắp ráp lớn mang lại giá trị kinh tế cao; đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 580 doanh nghiệp.

    16:13 | 15/10/2024
  • Bắc Giang: Thông qua mức tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất hằng năm, đất xây dựng công trình ngầm và đất mặt nước

    (Xây dựng) – Mới đây, HĐND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết thông qua mức tỷ lệ phần trăm tính đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm, đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm và đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước.

    14:28 | 15/10/2024
  • Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024, để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

    14:23 | 15/10/2024
  • Lãi suất trái phiếu ngành Bất động sản vẫn “neo cao” do áp lực đáo hạn

    (Xây dựng) – Thống kê cho thấy, trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong quý IV/2024 dự kiến sẽ vượt mức 87,5 nghìn tỷ đồng, trong đó nhóm bất động sản chiếm đến 35%. Điều này sẽ buộc mặt bằng lãi suất dự kiến vẫn ở mức cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bất động sản.

    11:41 | 15/10/2024
  • Khánh Hòa đôn đốc thu nợ với 48 doanh nghiệp nợ thuế lớn

    (Xây dựng) – Trong tháng 8/2024, UBND tỉnh Khánh Hòa đã đôn đốc, thu hồi gần 10,5 tỷ đồng tiền nợ thuế của 48 doanh nghiệp nợ thuế lớn theo Báo cáo số 158/BC-CTKHH trên địa bàn tỉnh.

    11:39 | 15/10/2024
  • Cần gỡ bỏ “điểm nghẽn” cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mặc dù công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam đã và đang gia tăng sự xuất hiện trong chuỗi sản xuất toàn cầu nhưng số lượng này chưa tương xứng với tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó, vấn đề chính sách phát triển cho lĩnh vực này được coi là một “điểm nghẽn”. Các doanh nghiệp (DN) ngành CNHT mong muốn được tiếp cận nguồn vốn tốt, thời hạn cho vay dài.

    10:52 | 15/10/2024
  • Quy định về ủy quyền, phân cấp đầu tư dự án đầu tư công

    (Xây dựng) – Tại Khoản 3 Điều 84 Luật Đầu tư công quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cấp phó hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn quyết định đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm C thuộc cấp tỉnh quản lý, trừ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 35 Luật Đầu tư công.

    09:52 | 15/10/2024
  • Bình Định: Đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh trên 370 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh trên diện tích 75ha với tổng mức đầu tư 373,7 tỷ đồng.

    09:48 | 15/10/2024
  • Kon Tum: Thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án điện

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa có chỉ đạo khẩn đối với các dự án điện trên địa bàn, yêu cầu các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công để đảm bảo hoàn thành đúng theo cam kết. Nếu các dự án tiếp tục trì hoãn, tỉnh sẽ thu hồi và chấm dứt hoạt động dự án.

    08:42 | 15/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load