Thứ sáu 08/11/2024 12:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thúc đẩy hợp tác công - tư

09:46 | 21/02/2020

(Xây dựng) - Ngày 19/2 tại Tokyo (Nhật Bản), Hiệp hội Đầu tư tài chính tư nhân (JPFI) đã có buổi làm việc với Hiệp hội Các nhà đầu tư hạ tầng giao thông Việt Nam (VARSI).

Tham gia buổi làm việc, về phía JPFI có sự hiện diện của ông Kazuo Ueda - Chủ tịch Hiệp hội. Đoàn công tác đến từ Việt Nam do ông Trần Văn Thế - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội VARSI dẫn đầu. Cũng trong cuộc gặp gỡ lần này còn có sự góp mặt của nhiều chuyên gia, doanh nhân, nhà tư vấn giàu kinh nghiệm trong Hội đồng tư vấn của hai hiệp hội.

thuc day hop tac cong tu
Đại diện Hiệp hội JPFI và Hiệp hội VARSI ký biên bản ghi nhớ hợp tác.

Trong nhiều năm qua, hình thức đầu tư hợp tác công - tư (PPP) đã góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ công, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, tiến trình triển khai các dự án PPP còn nhiều bất cập, còn nhiều vướng mắc cần sớm tháo gỡ để đẩy nhanh thực hiện các dự án trong thời gian tới. Chính vì thế, hợp tác quốc tế là điều vô cùng quan trọng.

Tại hội nghị, ông Trần Văn Thế - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội VARSI giới thiệu khái quát quá trình hình thành, phát triển và kế hoạch hoạt động của VARSI trong thời gian tới, đồng thời đặt ra những vấn đề then chốt của mô hình PPP tại Việt Nam, cũng như bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình PPP từ phía Chủ tịch Hiệp hội JPEI và các chuyên gia, nhà tư vấn của Nhật Bản.

Cũng tại hội nghị, ông Kazuo Ueda đã khái quát sự hình thành phát triển của hình thức PPP tại Nhật Bản và trao đổi những kiến thức mà ông nghiên cứu, tích luỹ trong suốt hơn 20 năm kể từ khi Hiệp hội JPFI Nhật Bản được thành lập. Theo ông Ueda, tại Nhật Bản, hình thức PFI/PPP phát triển mạnh mẽ và được người dân hết lòng ủng hộ bởi tính hiệu quả và thiết thực mà nó mang lại. Đồng thời, Chính phủ Nhật Bản cũng tạo sự khách quan, minh bạch để người dân có niềm tin tuyệt đối. Bên cạnh đó, Chính phủ luôn đồng hành với các nhà đầu tư PPP/PFI để cùng xây dựng nên những công trình thiết thực cho đất nước, mang lại giá trị cao về kinh tế - chính trị cho toàn xã hội và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình xây dựng và vận hành dự án.

Sau khi nghe những chia sẻ từ phía Hiệp hội JPFI, ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - với tư cách là nhà đầu tư sáng lập Hiệp hội VARSI và hiện nay là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng tư vấn Hiệp hội VARSI đã thể hiện sự trân trọng những chia sẻ quý báu cũng như hướng tới những hợp tác trong tương lai của hai hiệp hội để cùng nhau xây dựng những cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu phát triển hình thức PPP tại Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung.

“Qua buổi làm việc hôm nay, chúng ta có cái nhìn khách quan để nhận định và so sánh thực trạng của hình thức đối tác công – tư tại Việt Nam với các nước trên thế giới, đồng thời học hỏi, tiếp thu những mặt tích cực để áp dụng một cách hiệu quả tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của hình thức PPP tại Việt Nam hiện nay với nhiều điều khoản trói buộc nhà đầu tư khiến các dự án đầu tư theo hình thức PPP gặp khó khăn, người dân mất niềm tin và chưa có cái nhìn đa chiều về hình thức này”, ông Hồ Minh Hoàng chia sẻ.

thuc day hop tac cong tu
Toàn cảnh hội nghị.

Tại buổi làm việc, hai bên đã ký biên bản ghi nhớ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa hai bên cũng như hỗ trợ nhau mở rộng và phát triển các lĩnh vực phù hợp với mục đích hoạt động của mỗi bên. Đồng thời, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công – tư.

Hy vọng trong tương lai không xa, chính sách nhằm phát triển hình thức đối tác công – tư tại Việt Nam sẽ được cải thiện, gỡ vướng để tạo đà phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao sức cạnh tranh đối với các nước phát triển trên toàn thế giới.

TT

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load