Thứ tư 08/05/2024 07:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thừa Thiên – Huế: Nghiên cứu xây dựng Trung tâm văn hoá khoảng 780 tỷ đồng

21:58 | 22/08/2023

(Xây dựng) - Công trình Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên - Huế được xây dựng từ rất lâu, hiện đã xuống cấp, lạc hậu và không xứng tầm tổ chức các sự kiện văn hóa, hội nghị lớn. Mới đây, UBND tỉnh đã có công văn về việc nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án.

Thừa Thiên – Huế: Nghiên cứu xây dựng Trung tâm văn hoá khoảng 780 tỷ đồng
Phối cảnh Trung tâm văn hóa và Hội nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế (nguồn từ hồ sơ phương án đăng ký báo cáo UBND tỉnh).

Dự án Trung tâm Văn hoá và Hội nghị tỉnh Thừa Thiên – Huế được đầu tư tại khu vực ngã 6 Hùng Vương (thành phố Huế), xung quanh khu đất có 4 trục đường giao thông chính gồm: Đường Hùng Vương, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thị Minh Khai, Tôn Đức Thắng. Trong đó, đường Hùng Vương, Lê Quý Đôn là trục đường chính đô thị. Quy mô đầu tư xây dựng khoảng 3,5ha, tổng mức đầu tư dự án khoảng 780 tỷ đồng.

Theo báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án Trung tâm Văn hoá và Hội nghị tỉnh Thừa Thiên – Huế: Công trình Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên - Huế tọa lạc trên khu đất có diện tích 21.404m2, tại số 41A và 83 đường Hùng Vương (thành phố Huế), gồm có 2 hạng mục chính là hội trường kết hợp nhà hát 1.200 chỗ ngồi, diện tích sàn khoảng gần 5.000m2 xây dựng từ năm 1978 và dãy nhà lớp học (trước đây do trường Cao đẳng Sư phạm Huế quản lý) xây dựng trước năm 1975. Các công trình tại đây đều được xây dựng từ rất lâu, hiện đã xuống cấp, lạc hậu và không xứng tầm tổ chức các sự kiện văn hóa, hội nghị lớn, nhất là các hội nghị cấp quốc gia, quốc tế, MICE.

Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên - Huế là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện lớn của tỉnh, hiện nay quá chật hẹp, công năng không phù hợp (chủ yếu chỉ có 1 khán phòng làm phòng hội trường họp kết hợp biểu diễn) và lạc hậu (kiến trúc, âm thanh, ánh sáng...). Bên cạnh đó, có tiếp nhận từ trường Cao đẳng Sư phạm Huế hiện xuống cấp nặng và hầu như không sử dụng làm nhếch nhác bộ mặt trung tâm đô thị Huế.

Thừa Thiên – Huế: Nghiên cứu xây dựng Trung tâm văn hoá khoảng 780 tỷ đồng
Phối cảnh Trung tâm Văn hoá và Hội nghị tỉnh Thừa Thiên – Huế phương án 2.
Thừa Thiên – Huế: Nghiên cứu xây dựng Trung tâm văn hoá khoảng 780 tỷ đồng
Phối cảnh Trung tâm văn hóa và Hội nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế (nguồn từ hồ sơ phương án đăng ký báo cáo UBND tỉnh).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1563/UBND- QHXD ngày 27/02/2023, về việc nghiên cứu đề xuất phân định khu vực Nhà nước đầu tư, khu vực kêu gọi đầu tư thực hiện dự án tại ngã 6 Hùng Vương; trong đó, UBND tỉnh thống nhất giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên – Huế và các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất chủ trương đầu tư Dự án Trung tâm Văn hoá và Hội nghị tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Tính cấp thiết của việc đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Thừa Thiên - Huế cần đầu tư đồng bộ nhiều thiết chế văn hóa, du lịch đồng bộ và xứng tầm. Trong đó, cần có không gian tổ chức văn hóa nghệ thuật để giao lưu văn hóa và giới thiệu bản sắc văn hóa Huế đến quần chúng và ra bên ngoài, có không gian để tổ chức các sự kiện văn hóa, chính trị, triển lãm, biểu diễn và phục vụ du lịch. Tổ chức các hội nghị, hội thảo chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế…

Việc đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên - Huế theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; phù hợp với Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về xây dựng Thừa Thiên - Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030 (trong đó, xác định giai đoạn đến năm 2025 hoàn thành Trung tâm Hội nghị tiêu chuẩn quốc tế).

Dự án Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế được đầu tư trong phạm vi, diện tích khoảng 41.750m2, trong đó, diện tích Trung tâm Văn hóa và Hội nghị khoảng 36.443m2 (bao gồm cả phân diện tích bãi đỗ xe, cây xanh); diện tích hệ thống giao thông xung quanh khoảng 5.307m2.

Công trình chỉnh được thiết kế khối nhà Trung tâm Hội nghị dự kiến thiết kế cao 3 tầng, trong đó, 1 tầng bán hầm, 1 tầng trệt và 1 tầng mái kết hợp làm sân khấu ngoài trời. Diện tích xây dựng khoảng 3.700m2, diện tích sàn xây dựng khoảng 10.800m, gồm các phòng: 1 hội trường đa chức năng lớn với 1.200 chỗ; 1 hội trường 500 chỗ; khu phòng họp 310 chỗ; sảnh chính, khu ăn uống, tầng hầm để xe kết hợp đặt trạm biến áp, máy phát điện dự phòng, máy bơm nước chữa cháy; hành lang; cầu thang và khu vực kỹ thuật, hành lang, cầu thang và khu vực kỹ thuật...

Các hạng mục công trình phụ trợ gồm: Tầng hầm để xe (dưới hồ cảnh quan); xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông kết nối với bên ngoài, hệ thống hạ tầng kỹ thuật (hồ cảnh quan, cấp điện, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, sân vườn, cảnh quan, cây xanh)... trong phạm vi kiến nghị đầu tư có diện tích khoảng 41.750m2.

Mục tiêu đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế đa chức năng, nhằm đáp ứng các mục tiêu là nơi tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật; tổ chức các hội nghị, hội thảo quy mô cấp tỉnh, cấp quốc gia và quốc tế; đón tiếp các đoàn khách trong nước và ngoài nước, đồng thời là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng nhân dân trong tỉnh; góp phần bảo tồn, phát huy và quảng bá giá trị bản sắc văn hóa Huế; tạo vẻ mỹ quan đô thị, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất hiện đại, góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày càng văn minh, hiện đại, xứng tầm thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Dự án đường dây 500kV mạch 3: Chú trọng an toàn lao động và vệ sinh môi trường

    (Xây dựng) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng (Ban chỉ đạo) nhấn mạnh: Cùng với tiến độ, chất lượng, công tác an toàn lao động, an toàn vệ sinh môi trường cần phải được đặt lên hàng đầu.

  • Bài 1: Thiếu nước ở vùng sông nước

    (Xây dựng) - Theo Báo cáo tài nguyên nước quốc gia, tổng lượng nước trên phạm vi toàn quốc trung bình nhiều năm khoảng 935,9 tỷ m3/năm, trong đó, nguồn nước mặt khoảng 844,4 tỷ m3/năm; nguồn nước dưới đất khoảng 91,5 tỷ m3/năm. Do đó, nước ta chưa phải là quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tài nguyên nước Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Ngay trong đợt hạn mặn hiện nay, nhiều địa phương đối mặt nguy cơ thiếu nước.

  • Thẩm quyền duyệt thiết kế và dự toán dự án không có cấu phần xây dựng

    (Xây dựng) - Địa phương của ông Nguyễn Hữu Hòa (Tây Ninh) đang triển khai thủ tục đầu tư dự án đầu tư trang thiết bị cho 6 Trung tâm y tế tuyến huyện và 42 Trạm y tế tuyến xã từ nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội lĩnh vực y tế do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư.

  • Vĩnh Phúc: Tự hào những người con góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản hùng ca bất diệt, hào hùng, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Đã 70 năm trôi qua, song, những năm tháng gian khổ, hào hùng vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức những người lính, dân công hỏa tuyến Điện Biên năm xưa... Những ký ức đó trở thành niềm tự hào, bài học quý giá về lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc cho thế hệ sau.

  • Bắc Ninh: Tập trung giải quyết giải phóng mặt bằng tại dự án Vành đai 4

    (Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hương Giang vào chiều 6/5 khi đi thị sát, kiểm tra tiến độ Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh.

  • Nguyên tắc thương thảo hợp đồng đấu thầu

    (Xây dựng) - Năm 2023, đơn vị bà La Thụy Ngọc Huyền (Hậu Giang) tổ chức đấu thầu qua mạng, hình thức chào hàng cạnh tranh mua sắm tài sản trang thiết bị, dự toán khoảng 620 triệu đồng. Chỉ có một đơn vị dự thầu.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load