Thứ bảy 27/07/2024 06:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương đủ mạnh

11:31 | 28/01/2023

Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, kết quả thử nghiệm cho thấy bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương đủ mạnh để đưa ra những giải pháp hữu ích, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương đủ mạnh
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy. (Nguồn: TTXVN)

Trong thời gian tới, việc đổi mới mô hình tăng trưởng Việt Nam theo hướng “chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo," góp phần tạo nền tảng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045.

Tuy nhiên, để hình dung và cụ thể hóa thành các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, cần có một bộ chỉ số mô tả hiện trạng mô hình phát triển kinh tế-xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy.

- Xin Thứ trưởng cho biết, tính cấp thiết trong xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII)?

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Như nhiều quốc gia khác trên thế giới, ở cấp quốc gia, từ năm 2017, Việt Nam đã sử dụng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố hằng năm nhằm xác định các điểm mạnh, điểm yếu của quốc gia để đưa ra các giải pháp, biện pháp cải thiện phù hợp, cũng như kịp thời xây dựng, ban hành các chính sách liên quan nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Vì vậy, trong những năm qua, kết quả chỉ số GII của Việt Nam luôn có sự cải thiện tích cực, báo cáo GII 2022; tiếp tục được WIPO ghi nhận là quốc gia có điểm số cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước cùng nhóm thu nhập.

Trong 12 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển, cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra đổi mới sáng tạo. Việt Nam là một trong số ít những quốc gia thu nhập trung bình thấp được WIPO ghi nhận có tốc độ bắt kịp về đổi mới sáng tạo nhanh nhất.

Ở cấp địa phương, qua thực tế cho thấy các địa phương còn lúng túng trong việc tham gia thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện chỉ số GII cấp quốc gia, do nhiều số liệu thống kê tương tự ở cấp địa phương không có, đồng thời phương pháp đánh giá theo quy chuẩn quốc tế còn mới lạ nên có những điểm không phù hợp với cấp địa phương của Việt Nam.

Bên cạnh đó, do sự khác biệt giữa các địa phương về quy mô kinh tế-xã hội, dân số, đất đai, cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển... nên các địa phương cần và phải lựa chọn mô hình phát triển kinh tế-xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo khác nhau, phù hợp với bối cảnh, điều kiện, đặc điểm riêng. Điều này làm cho các địa phương không nắm được thực trạng mô hình phát triển kinh tế-xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của địa phương mình; do đó kiến nghị cần có bộ chỉ số đổi mới sáng tạo dành riêng cho địa phương để căn cứ vào đó có thể chỉ đạo điều hành tốt hơn, sát với thực tiễn hơn.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng bộ chỉ số cấp địa phương theo 10 bước như hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho xây dựng bộ chỉ số tổng hợp, phù hợp với bối cảnh thực tiễn, đặc điểm của các địa phương ở Việt Nam.

- Thưa Thứ trưởng, tại sao PII lại chọn triển khai thử nghiệm tại 20 tỉnh, thành phố để từ đó nhân rộng trên phạm vi toàn quốc?

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Bộ Khoa học và Công nghệ đã tích cực phối hợp với WIPO và các cơ quan liên quan xây dựng PII, gồm 51 chỉ số, chia làm 7 trụ cột theo nguyên lý của bộ chỉ số GII gồm 5 trụ cột đầu vào và 2 trụ cột đầu ra.

Năm trụ cột đầu vào phản ánh những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gồm: thể chế; nguồn nhân lực và nghiên cứu; cơ sở hạ tầng; trình độ phát triển của thị trường; trình độ phát triển kinh doanh.

Hai trụ cột đầu ra phản ánh kết quả tác động của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào phát triển kinh tế-xã hội gồm: sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ; những tác động liên quan.

Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai thử nghiệm PII tại 20 tỉnh, thành phố; chia thành 4 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm 2 địa phương; nhóm thứ hai gồm 4 địa phương; nhóm thứ ba gồm 8 địa phương và 6 địa phương thuộc nhóm cuối cùng.

Kết quả đánh giá cho thấy có sự phù hợp, tương đồng cao với đặc thù mô hình phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương. Các địa phương thuộc nhóm dẫn đầu là các địa phương phát triển kinh tế-xã hội và có hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo mạnh mẽ.

Các địa phương thuộc nhóm cuối là các địa phương có hạn chế trong phát triển kinh tế-xã hội và trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

20 tỉnh, thành phố được lựa chọn triển khai thử nghiệm thuộc 6 vùng kinh tế, có mức thu nhập và cơ cấu kinh tế khác nhau, đủ tiêu chí để đại diện cho tất cả 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc.

Trong quá trình triển khai thử nghiệm, sự tham gia đóng góp ý kiến của các địa phương đã giúp cho Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và hoàn thiện được khung chỉ số và các chỉ số thành phần.

Quá trình thử nghiệm bộ chỉ số cho thấy do hệ thống thống kê của Việt Nam còn chưa bắt kịp với quốc tế nên một số chỉ số hiện chưa được thống kê cả ở cấp quốc gia và địa phương, vì vậy cần phải quyết tâm khắc phục trong thời gian tới để đánh giá xác thực hơn hiện trạng của các địa phương cũng như của quốc gia.

Sau khi thử nghiệm, năm 2023, PII sẽ được đưa vào triển khai trên cả nước.

- Xin Thứ trưởng cho biết việc xây dựng và đưa PII triển khai trên cả nước sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội như thế nào?

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Kết quả phân tích, đánh giá tại mỗi địa phương tham gia thử nghiệm theo 51 chỉ số, nhóm chỉ số và trụ cột được trình bày đã chỉ ra 5 điểm mạnh và 5 điểm yếu của mỗi địa phương.

Trên cơ sở đó, các địa phương có thể nhận diện được các vấn đề cần chú trọng để có các chỉ đạo, điều hành trong xây dựng và thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao các năng lực về kinh doanh, cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của địa phương và của quốc gia.

PII vừa được đánh giá thí điểm trên 20 tỉnh, thành phố, được kỳ vọng là công cụ để đo lường kết quả đổi mới sáng tạo và áp dụng trên cả nước từ năm 2023.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương đủ mạnh
Các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp khoa học và công nghệ. (Ảnh: Huyền Trang/TTXVN)

PII được kỳ vọng sẽ là công cụ để mỗi tỉnh, thành phố xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu cũng như những yếu tố tiềm năng và điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Khung chỉ số PII được xây dựng mang tính tương đồng, giúp từng địa phương có thể soi chiếu, từ đó điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chuyên gia quốc tế độc lập do WIPO chỉ định cũng đã tiến hành kiểm định độc lập bộ chỉ số. Kết quả kiểm định của chuyên gia quốc tế đã khẳng định khung chỉ số và các chỉ số thành phần được thiết kế phù hợp, phản ánh được hiện trạng của đối tượng được đo lường; các bước xử lí dữ liệu, tính toán điểm số và thứ hạng đều được thực hiện đầy đủ, chính xác, minh bạch và đáng tin cậy.

Kết quả thử nghiệm cho thấy PII đủ mạnh để đưa ra những giải pháp hữu ích, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Vì vậy, các tỉnh, thành phố phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hằng năm để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; sử dụng các kết quả đánh giá vào công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng và thực hiện các biện pháp, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của địa phương.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!./.

Theo HL (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thái Nguyên: Chú trọng phát triển hạ tầng viễn thông

    (Xây dựng) - Những năm gần đây, Thái Nguyên được biết đến là một trong những địa phương đi đầu trong thực hiện hiệu quả Chương trình chuyển đổi số. Có được kết quả đó, hạ tầng viễn thông giữ một vai trò quan trọng. Để tiếp tục hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục có ý kiến chỉ đạo làm tốt hơn nữa nội dung này.

    15:58 | 18/07/2024
  • Tập huấn khai thác, sử dụng ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

    (Xây dựng) - Ngày 16/7, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn khai thác, sử dụng ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền và triển khai đến người dân Thủ đô.

    09:14 | 17/07/2024
  • Phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số tỉnh Hà Giang phiên bản 3.0

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hà Giang vừa Quyết định ban hành kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh. Đây là phiên bản phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, kiến trúc chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Hà Giang (phiên bản 3.0) và các văn bản hướng dẫn liên quan.

    11:08 | 16/07/2024
  • Hà Nội: Phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế số, xã hội số

    (Xây dựng) - Ngày 15/7, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 323/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của Thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06.

    10:59 | 16/07/2024
  • Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06

    (Xây dựng) - Ngày 12/7/2024, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 316/TB-VPCP thông báo kết luận Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ “điểm nghẽn” Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

    08:30 | 13/07/2024
  • Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, để hoạt động truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp chặt chẽ với các viện, trường đào tạo báo chí, truyền thông tổ chức các khóa tập huấn; tăng cường gắn kết, chia sẻ thông tin về các định hướng cơ chế chính sách, thành tựu, vấn đề thực tiễn đặt ra của ngành… để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

    21:32 | 12/07/2024
  • Bộ Xây dựng đang cung cấp 35 dịch vụ công trực tuyến

    (Xây dựng) - Hiện Bộ Xây dựng đang cung cấp 35 dịch vụ công (DVC) trực tuyến, trong đó 29 DVC trực tuyến toàn trình và 06 DVC trực tuyến một phần.

    11:22 | 12/07/2024
  • Bỉ khởi động dự án hạt nhân "độc nhất vô nhị" với tốc độ siêu nhanh

    Đây là lò phản ứng sử dụng máy gia tốc hạt, hứa hẹn mang lại nguồn năng lượng mạnh mẽ, an toàn và quan trọng nhất là giảm 100 lần lượng chất thải hạt nhân.

    07:58 | 12/07/2024
  • Quy định mới về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 10/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

    07:49 | 12/07/2024
  • Bắc Ninh duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Chiều 10/7, tại UBND tỉnh Bắc Ninh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn đã chủ trì phiên họp trực tuyến, cùng các đại biểu lắng nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đánh giá kết quả sơ bộ 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ.

    11:33 | 11/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load