Thứ sáu 29/03/2024 12:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thu hút đầu tư vào Việt Nam với Hiệp định RCEP

10:16 | 11/01/2021

(Xây dựng) - Theo nhận định của một chuyên gia kinh doanh quốc tế đến từ Đại học RMIT, các xu hướng đầu tư hiện có sẽ được đẩy mạnh hơn nữa nhờ Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Được ký kết vào ngày 15/11/2020 bởi 15 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam, Hiệp định RCEP hướng tới mở rộng các cơ hội hiện hữu trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ, đồng thời đem đến biện pháp bảo vệ giúp trấn an các nhà đầu tư tiềm năng.

thu hut dau tu vao viet nam voi hiep dinh rcep
Hiệp định RCEP hướng tới mở rộng các cơ hội hiện hữu trong lĩnh vực hàng hóa và dịch, đồng thời đem đến biện pháp bảo vệ giúp trấn an các nhà đầu tư tiềm năng.

Tiến sĩ John Walsh - Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Kinh doanh quốc tế Đại học RMIT cho rằng, nhờ Hiệp định này các lĩnh vực đã thành công từ trước sẽ thu hút thêm đầu tư và các lĩnh vực liên quan sẽ thu hút đầu tư mới.

“Điều này có nghĩa là hoạt động sản xuất và lắp ráp từ Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ được đẩy mạnh, còn một số hoạt động công nghiệp sẽ được di dời khỏi Trung Quốc sang đây. Nhiều khả năng lĩnh vực năng lượng sẽ thu hút thêm đầu tư, thể hiện ở việc các công ty Thái Lan đang tất bật mua lại năng lực sản xuất điện mặt trời của Việt Nam”, ông nhận định.

Tiến sĩ Walsh cho biết, các điều khoản cho ngành Dịch vụ cũng như tăng cường bảo vệ đầu tư có thể khiến các nhà đầu tư quan tâm hơn đến lĩnh vực tài chính và bảo hiểm, cũng như lĩnh vực bán lẻ thực phẩm và kinh doanh siêu thị.

“Đến một lúc nào đó, tôi hy vọng rằng Chính phủ sẽ có đủ niềm tin vào hệ thống bán lẻ và phân phối quốc gia để mở cửa thị trường hơn nữa đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Điều này không chỉ mang lại nhiều cơ hội hơn cho người tiêu dùng mà còn tạo cơ hội cho nông dân địa phương tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu”, Tiến sĩ Walsh nhận định.

Theo vị chuyên gia từ RMIT, để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài chất lượng cao, “Việt Nam cần chú trọng vào ba yếu tố chính”.

Yếu tố đầu tiên, theo ông, là cơ sở hạ tầng bao gồm hạ tầng giao thông và kết nối viễn thông. Tiếp đến là giáo dục để bổ sung kỹ năng và năng lực cho lực lượng lao động.

“Hiện Việt Nam đang thiếu hụt lao động có kỹ năng và Chính phủ có thể tìm cách khuyến khích người dân theo học các trường dạy nghề hơn là đổ xô vào đại học. Những kỹ năng và kiến thức mà sinh viên Việt Nam học được từ các trường đại học ngoài nước cũng nên được đưa vào kinh tế trong nước bất kể khi nào có thể”, Tiến sĩ Walsh nhận định.

Yếu tố thứ ba cần chú trọng là vấn đề thiếu hụt doanh nghiệp cỡ vừa, tức doanh nghiệp với quy mô 25-100 nhân viên và cơ cấu phòng ban bài bản. “Khi quyết định bỏ tiền ra đầu tư, các nhà đầu tư muốn tìm nơi có doanh nghiệp địa phương đáng tin cậy, đồng thời có khả năng cung ứng sản phẩm và dịch vụ tại chỗ để họ có thể yên tâm tham gia chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn còn thiếu các công ty như vậy. Do đó, các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam phải đầu tư thêm để có nguồn cung và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của họ. Cần tìm cách khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ mở rộng quy mô để có thể giành được hợp đồng với những doanh nghiệp đầu tư từ nước ngoài”, Tiến sĩ Walsh giải thích.

Tiến sĩ Walsh bổ sung rằng các doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng chiến lược Thái Lan +1 hoặc Trung Quốc +1. Theo đó, nhà đầu tư có thể thực hiện các khâu sản xuất hoặc lắp ráp phức tạp hơn ở quốc gia chính và sau đó thực hiện các hoạt động đơn giản hơn ở quốc gia khác.

“Điều này đòi hỏi phải có mạng lưới giao thông tốt và gỡ bỏ thuế quan hoặc rào cản không cần thiết đối với việc vận chuyển hàng hóa trung gian xuyên biên giới”, ông nhấn mạnh.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

  • Đề nghị sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình dự án đã xây dựng

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

  • Bình Định – Canada trao đổi, hợp tác, liên kết cùng phát triển

    (Xây dựng) – Sáng 28/3, UBND tỉnh Bình Định và Hội doanh nhân Việt Nam – Canada đã phối hợp, tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại với chủ đề “Canada – Cửa ngõ cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Bắc Mỹ”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load