Thứ tư 05/02/2025 13:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Thủ đô vững bước trên chặng đường phát triển

14:19 | 24/04/2023

(Xây dựng) – Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một Thủ đô văn minh, hiện đại, là động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Thủ đô vững bước trên chặng đường phát triển
Diện mạo đô thị của Thủ đô Hà Nội ngày càng hiện đại, văn minh, chất lượng cuộc sống người dân nâng cao.

Ngày 29/5/2008, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Theo đó, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội. Nghị quyết chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2008.

Sau khi sáp nhập, từ một thành phố có quy mô diện tích và dân số nhỏ bé (152,2km2 với 43,7 nghìn người), Hà Nội ngày nay đã mang tầm vóc của một đô thị lớn với diện tích hơn 3.300km2, dân số gần 10 triệu người, trở thành Thủ đô lớn thứ 17 trên thế giới.

Phát triển mạnh mẽ, đảm bảo đời sống nhân dân

Đến nay, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ đô Hà Nội đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, cuộc sống của người dân ngày một được nâng cao. Kinh tế - xã hội của Thủ đô đã và đang không ngừng tăng trưởng mạnh. Theo đó, kinh tế của Hà Nội tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực.

Trong giai đoạn 10 năm từ 2008-2018, kinh tế Hà Nội tăng trưởng bình quân 7,41%/năm, gấp gần 1,3 lần mức tăng bình quân chung cả nước là 6%. Quy mô GRDP năm 2018 ước đạt hơn 904 nghìn tỷ đồng. Năm 2019, tăng trưởng GRDP vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,46%.

Trong 2 năm 2020 và 2021, kinh tế Thủ đô đã gặp rất nhiều thử thách do đại dịch Covid-19. Năm 2020, GRDP của Thành phố tăng 3,98%; năm 2021 tăng 2,92%. Năm 2022, kinh tế Thủ đô từng bước phục hồi. Hà Nội đã hoàn thành toàn diện 22/22 chỉ tiêu phát triển năm 2022. GRDP tăng trưởng 8,89%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây và vượt kế hoạch đề ra, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Bên cạnh đó, đời sống xã hội luôn được chính quyền Thủ đô quan tâm. Trong suốt những năm qua, Hà Nội đã chủ động xây dựng hàng nghìn ngôi nhà cho người có công với cách mạng; tiếp tục triển khai hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo; quan tâm thực hiện cấp điện cho các địa bàn chưa được dùng điện lưới; cơ sở vật chất giáo dục được đầu tư chuẩn hóa; hỗ trợ việc làm cho người lao động, xây dựng nhiều gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp vực dậy sau đại dịch Covid-19…

Đến nay, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực với 15/18 huyện, thị xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 382/382 xã được công nhận đạt chuẩn. Nhiều xã thuộc diện khó khăn, miền núi khi mới sáp nhập vào Hà Nội nay từng bước thay da đổi thịt.

Xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) vốn là một trong những địa phương từng gặp nhiều khó khăn trước khi sáp nhập, cuộc sống của người dân vẫn còn thiếu thốn với tỷ lệ hộ nghèo cao. Thế nhưng sau 15 năm, xã Tiến Xuân giờ đây đã khang trang hơn với công trình nhà văn hóa, hệ thống giao thông các tuyến đường rộng rãi, trường học, hệ thống lưới điện đã được nâng cấp... Người dân đầu tư nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, phát triển nghề trồng rừng, trồng cây ăn quả, tạo ra nhiều công việc làm, cùng nhau phát triển kinh tế.

Hay tới xã Yên Bình (huyện Thạch Thất), diện mạo thay đổi một cách ngỡ ngàng về mọi mặt. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở đây cơ bản đã được nâng cấp; trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã, trung tâm văn hóa, các nhà văn hóa thôn được xây mới để phục vụ người dân.

Chị Nguyễn Thị Hoa, người dân ở đây phấn khởi nói: “Ngày trước cơ sở vật chất ở xã gần như chẳng có gì, đa phần là đường đất, đi lại khó khăn. Sau khi sáp nhập vào Hà Nội, cơ sở vật chất được đầu tư đã giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo. Con em chúng tôi được học ở những ngôi trường mới cao đẹp, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, đi lại thuận tiện. Chính vì vậy mà người dân chúng tôi cảm thấy yên tâm, hăng say lao động sản xuất để phát triển quê hương mình”.

Tiếp tục đầu tư hạ tầng, nâng cao chất lượng quy hoạch

Nhìn lại quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội, đây là lần mở rộng quy mô lớn nhất trong lịch sử. Sau 15 năm, lĩnh vực xây dựng, quản lý, phát triển đô thị đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ rõ rệt. Công tác quy hoạch luôn được Thành phố xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.

Theo đó, Thành phố đã triển khai lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chung, từng bước thay đổi diện mạo bằng các đồ án phát triển không gian đô thị. Vừa qua, nhiều quy hoạch quan trọng được phê duyệt như: Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống...

Thủ đô vững bước trên chặng đường phát triển
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua địa phận huyện Gia Lâm, Hà Nội (Ảnh: Phạm Hùng).

Với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay, Hà Nội đang tiến hành điều chỉnh nhiều quy hoạch, hướng đến phân bổ dân cư hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều quy hoạch vẫn còn chưa được triển khai, chậm muộn, đề xuất điều chỉnh còn chưa hợp lý.

Theo các chuyên gia về quy hoạch, Thủ đô cần quan tâm hơn nữa đến công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây sẽ là công cụ pháp lý đặc biệt quan trọng để chính quyền Thành phố Hà Nội lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất và hoạch định chính sách phát triển. Do vậy, Hà Nội cần tập trung vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, có sự tham gia của các cấp, cộng đồng xã hội…

Bên cạnh công tác quy hoạch, nhiều dự án lớn được Thành phố đẩy mạnh đầu tư xây dựng, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Về hạ tầng giao thông, hàng loạt công trình giao thông lớn, hiện đại đã được hoàn thành như Nhà ga T2 Sân bay quốc tế Nội Bài; các tuyến đường bộ cao tốc cửa ngõ gồm Láng - Hòa Lạc, Pháp Vân - Cầu Giẽ; Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Hải Phòng… Một số cây cầu mới như Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Vĩnh Thịnh, Đông Trù và nhiều cây cầu vượt đã được xây dựng. Cùng với đó là 3 tuyến vành đai 3, 4, 5 có tổng chiều dài 129,5km.

Thành phố đã triển khai thi công các tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội. Đến thời điểm hiện tại, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã đi vào hoạt động. Theo dự kiến, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được đưa vào khai thác, vận hành trong năm 2023.

Là người thường xuyên sử dụng dịch vụ tàu điện, chị Nguyễn Hồng Nga (quận Đống Đa) cho biết, việc Thành phố phát triển hạ tầng giao thông công cộng, phục vụ người dân đi lại là rất đáng hoan nghênh.

“Đi làm bằng tàu điện rất thuận lợi, giảm bớt việc phải chờ lâu do ùn tắc. Điều này cũng giúp cho đường phố Hà Nội thông thoáng xe cộ hơn, giảm bớt ô nhiễm. Hà Nội cần tiếp tục có những giải pháp mới về hạ tầng giao thông để giảm bớt áp lực cho vùng nội đô đông dân”, chị Nga nói.

Bên cạnh đó, nhiều dự án giao thông trọng điểm khác như dự án hầm chui Lê Văn Lương, dự án cầu Vĩnh Tuy 2, dự án cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch… đang được Hà Nội đẩy nhanh tiến độ thi công. Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ được khởi công vào tháng 6/2023.

Thủ đô vững bước trên chặng đường phát triển
Khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm.

Về hạ tầng xã hội, Thủ đô Hà Nội đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng nhiều khu đô thị, trung tâm thương mại mới, hiện đại. Trong đó có Khu đô thị Văn Quán, Mỹ Đình, Mỗ Lao, An Khánh, Việt Hưng, Vinhomes Riverside, Linh Đàm, Royal City, Times City, Trung Hòa Nhân Chính…

Đặc biệt, nhiều dự án nhà ở xã hội được quan tâm, chú trọng triển khai. Trong giai đoạn 2016-2020, Hà Nội đã hoàn thành 25 dự án. Từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn đã có 4 dự án đã hoàn thành, 46 dự án đang triển khai và 5 dự án khu nhà ở xã hội độc lập đang được nghiên cứu.

Nhiều công trình hạ tầng xã hội thiết yếu như trường học, công viên, vườn hoa, cây xanh, bãi đỗ xe, khu vui chơi giải trí… vẫn đang được Thành phố quan tâm, xây dựng, cải tạo mới.

Anh Nguyễn Văn Nam sống tại huyện Gia Lâm đã mua được căn nhà ở xã hội tại Khu đô thị Đặng Xá nhiều năm về trước. Anh Nam cho biết, hiện nay, Khu đô thị Đặng Xá có đầy đủ công trình hạ tầng xã hội, nằm tại vị trí đắc địa với nhiều tuyến đường quan trọng đi qua.

“Khi về sống ở đây, tôi cảm thấy rất vui vì đời sống được nâng cao, đi lại thuận tiện. Tôi mong chính quyền Hà Nội sẽ tiếp tục quan tâm hơn nữa, thúc đẩy việc xây dựng các dự án nhà ở xã hội mới cho những người dân có thu nhập thấp giống như tôi có cơ hội được sở hữu ngôi nhà mới”, anh Nam chia sẻ.

Với những thành công nhất định sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội đã và đang từng bước vươn mình phát triển, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thách thức mới, khẳng định tầm vóc của một Thủ đô văn minh, hiện đại. Trên con đường phát triển đó, Hà Nội sẽ cần có những cơ chế, chính sách đặc thù, giải quyết những khó khăn một cách triệt để và đạt hiệu quả cao.

Yến Mai

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khát vọng vươn mình

    Qua một năm vượt không ít chông gai để gặt lấy hoa thơm và quả ngọt, Hà Nội bước vào mùa xuân Ất Tỵ 2025 - một mùa xuân đổi mới, tràn trề khát vọng và đón kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bằng phong thái đĩnh đạc, tự hào của một Thủ đô “nghìn năm văn hiến”, “tụ khí anh hoa”!

  • Sơn La: Lập Chương trình phát triển đô thị khu vực dự kiến thành lập thị trấn Vân Hồ

    (Xây dựng) – Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã và đang nỗ lực xây dựng phát triển đô thị khu vực hiện đại đồng đều và bền vững, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sống của người dân.

  • Thành phố Bắc Ninh: Nỗ lực bứt phá, hội nhập và phát triển

    (Xây dựng) - Với những thành tựu nổi bật trong năm 2024, thành phố Bắc Ninh đang nỗ lực tiếp tục bứt phá, hội nhập và phát triển. Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Hiếu về những kinh nghiệm và giải pháp đã giúp thành phố đạt được những kết quả ấn tượng và những dự định cho năm tiếp theo.

  • Bắc Ninh dồn toàn lực để đạt mục tiêu thành phố trực thuộc Trung ương năm 2026

    (Xây dựng) - Với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2026, sớm hơn dự kiến 3 năm, Bắc Ninh đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí về kinh tế, xã hội, hạ tầng đô thị. Tầm nhìn của Bắc Ninh là xây dựng một thành phố mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc, hiện đại, thông minh và bền vững.

  • Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

    Với các cơ chế đặc thù vượt trội, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025 (một số nội dung có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025) là cơ hội để Hà Nội tháo gỡ “điểm nghẽn”, khơi mở các nguồn lực phát triển.

  • Phát triển hành lang xanh, sinh thái dọc sông Đồng Nai

    (Xây dựng) - Sông Đồng Nai dài 586km là con sông nội địa dài nhất cả nước, bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (với tên gọi sông Đa Dâng), chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh trước khi nhập với sông Nhà Bè, Lòng Tàu đổ ra biển Đông. Trong đó, đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai khoảng 200km được địa phương xem là trục hàng lang phát triển kinh tế năng động, hướng tới phát triển bền vững dòng sông Đồng Nai.

Xem thêm
  • Thành phố Bắc Giang: Điểm sáng xây dựng đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Thành phố (TP) Bắc Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Với sự thống nhất, đoàn kết của cả hệ thống chính trị, cùng phương châm hành động rõ ràng “Chủ động, rõ việc, quyết liệt và dứt điểm”, TP Bắc Giang quyết tâm duy trì tình hình kinh tế - xã hội ổn định, tạo nền tảng vững chắc để hoàn thành mục tiêu phát triển đô thị theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

    09:00 | 01/02/2025
  • Vận hội lớn của Thủ đô

    Luật Thủ đô 2024 được nhiều chuyên gia xem như nguồn tiếp lực quan trọng cho sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong kỷ nguyên mới. Thách thức lớn đan xen cùng những cơ hội lớn dành cho Hà Nội triển khai thực hiện Luật trong thực tiễn.

    09:02 | 30/01/2025
  • Hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Năm 2024, Cục Phát triển đô thị tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/01/2022 về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW; thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực được giao về quản lý và phát triển đô thị; tham mưu Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật…

    09:00 | 30/01/2025
  • Thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Nhiều hy vọng khởi sắc trong năm mới

    (Xây dựng) – Một mùa Xuân mới đã về, không khí Xuân rạo rực tràn ngập khắp các tuyến đường, khu phố. Trong hơi ấm của mùa Xuân, đô thị văn minh, hiện đại của thành phố Vĩnh Yên bừng lên sức sống mới với những tuyến đường rực rỡ cờ hoa.

    19:28 | 29/01/2025
  • Tạo lập không gian phát triển mới cho Thủ đô

    Năm 2024 khép lại với nhiều kết quả ấn tượng của Thủ đô. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự cố gắng của doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô, nhiều nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá được triển khai nhằm xây dựng cơ chế, chính sách, tạo lập không gian phát triển mới cho thành phố Hà Nội.

    09:03 | 29/01/2025
  • Ước vọng năm mới Ất Tỵ trên mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến

    Cùng với Luật Thủ đô (sửa đổi) và việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có thêm không gian và động lực để phát triển bứt phá.

    07:56 | 29/01/2025
  • Khắc phục bất cập trong quản lý, phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Để sớm khắc phục bất cập trong công tác quản lý và phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị (QLPTĐT) và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

    20:00 | 28/01/2025
  • Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết về phát triển thành phố Đà Nẵng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng vừa ký Quyết định 14/QĐ-BCĐNQ136 ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động, danh sách thành viên Ban Chỉ đạo này.

    07:50 | 28/01/2025
  • Định vị tầm cao Thủ đô trong kỷ nguyên mới

    “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” đã trở thành lời hiệu triệu đánh thức lòng tự hào của mỗi người Việt Nam, là mệnh lệnh cho toàn hệ thống chính trị vào cuộc để đưa đất nước sánh vai các cường quốc năm châu như mong ước của Bác Hồ kính yêu.

    07:46 | 28/01/2025
  • Quy hoạch hạ tầng thay đổi diện mạo Thủ đô

    (Xây dựng) – Thủ đô Hà Nội, đô thị đặc biệt “Văn hiến - văn minh - hiện đại” đang trên đà phát triển mạnh mẽ để sánh ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Trong tiến trình phát triển đó, công tác quy hoạch hạ tầng, quản lý đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo Thủ đô, nâng cao chất lượng, môi trường sống của người dân.

    21:00 | 27/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load