Thứ sáu 03/01/2025 15:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Thời gian đào hầm đoạn metro Nhổn-ga Hà Nội vào khoảng 400 ngày

16:08 | 31/12/2020

Theo kinh nghiệm trên thế giới với địa hình địa chất, máy đào hầm Metro Nhổn-ga Hà Nội mỗi ngày đào 10m. Với điều kiện lý tưởng, đoạn đi ngầm dài 4km thì thời gian đào hầm mất khoảng 400 ngày.

thoi gian dao ham doan metro nhon ga ha noi vao khoang 400 ngay
“Thần tốc” là máy đào hầm metro đầu tiên của Thủ đô. (Ảnh: Vietnam+)

Khiên đào - bộ phận cuối cùng của máy đào hầm đầu tiên (TBM) có tên là “Thần tốc” của dự án đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội đã được hạ xuống tầng đáy sâu 18m tại ga ngầm S9-Kim Mã vào sáng ngày 31/12 và cùng ngày sẽ lắp đặt, hoàn thiện máy đào.

Trao đổi với phóng viên, theo ông Lê Trung Hiếu, Phó trưởng Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), sau Tết Dương lịch 2021, MRB và nhà thầu vận hành chạy thử máy đào có các kỹ sư và chuyên gia nước ngoài trực tiếp để căn chỉnh máy móc và các thông số kỹ thuật. Thời gian căn chỉnh cũng như chạy thử máy đào mất khoảng 1,5 tháng.

“Dự kiến, thời gian đào hầm metro Nhổn-ga Hà Nội sẽ từ tháng 4 hoặc tháng 5/2021,” vị Phó ban MRB nói.

Máy do hãng Herrenkecht (Đức) chế tạo theo công nghệ TBM (Tunnel Boring Machine). “Thần tốc” là máy đào hầm metro đầu tiên của Thủ đô. Máy được thiết kế riêng cho dự án tuyến đường sắt đô thị số đoạn Nhổn-ga Hà Nội, được sản xuất bởi hãng Herrenkecht (Cộng hòa liên bang Đức), có chiều dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn.

Khiên đào với họa tiết cờ đỏ sao vàng nổi bật, có đường kính 6,55m,nặng 63,3 tấn gồm các bộ phận chính như đầu cắt, lưỡi cào, dụng cụ xới và các răng gàu xúc… được thiết kế phù hợp tối ưu với địa chất của Hà Nội.

TBM hoạt động trên nguyên lý cân bằng áp lực đất. Phía sau khiên đào được bố trí một vách ngăn kín. Đất từ khiên đào sẽ rơi vào khoang kín và tạo ra sự cân bằng áp lực giữa đất đào và đất chưa đào, làm cho gương đào ổn định và không sạt lở. Áp lực của đất trong khoang cân bằng được theo dõi bởi các thiết bị đặc biệt đặt trực tiếp trong đó.

“Theo thiết kế, kinh nghiệm trên thế giới với địa hình địa chất thì mỗi ngày đào 10m, với điều kiện lý tưởng, đoạn đi ngầm dài 4km thì thời gian đào hầm mất khoảng 400 ngày,” ông Hiếu cho biết.

Cỗ máy “Táo bạo” tiếp theo hiện đang được vận chuyển về Việt Nam. Sau khi lắp ráp xong, các máy TBM sẽ bắt đầu khoan từ ga S9 tới ga S12-ga Hà Nội ở cuối đường Trần Hưng Đạo với tổng chiều dài 4km. Khoan đến đâu vỏ hầm sẽ được lắp đến đấy. Vỏ hầm có độ dày 30cm, chống thấm tuyệt đối. Giữa các khe của vỏ hầm được làm khít bằng gioăng cao su.

Ông Hiếu cho hay, có 20-45 kỹ sư vận hành đến từ Hàn Quốc, Italy và Fecon thực hiện điều khiển TBM, máy hoạt động 2,5 ca/ngày vì cần để căn có thời gian chỉnh con số, bảo trì máy móc...

thoi gian dao ham doan metro nhon ga ha noi vao khoang 400 ngay
Máy đào hầm metro Nhổn-ga Hà Nội mỗi ngày đào 10m và mất khoảng 400 ngày để đào 4km đi ngầm. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Khẳng định khi khoan hầm thì khu vực địa chất nhà dân xung quanh sẽ không bị ảnh hưởng, ông Hiếu cho rằng máy khoan có khiên đào cân bằng áp lực đất EPB (Earth Pressure Balance), điểm ưu việt của công nghệ EPB là tính ổn định cao, do đó trong khi đào không thay đổi địa chất nhiều.

“Trong quá trình robot đào hầm, sẽ đặt các bộ đo cảm biến ở phía trên, nếu các bộ đo cảm biến này cảnh báo về độ rung lắc… vượt mức cho phép thì lập tức máy TBM cũng sẽ tạm dừng đào để xử lý. Các đơn vị nhà thầu có thiết bị quan sát độ võng lún và đưa ra kịch bản biện pháp xử lý khi xảy ra khu vực có khả năng chuyển vị nền đất,” vị Phó Ban MRB nhấn mạnh.

Theo báo cáo của MRB, tính đến thời điểm hiện tại, dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội đã triển khai 9 gói thầu chính về xây lắp và thiết bị, tiến độ chung của dự án đạt 67,77% (trong đó tiến độ đoạn trên cao đạt 81,97%).

Trước đó, trong tháng 10/2020, đoàn tàu đầu tiên (thiết kế và sản xuất với công nghệ Pháp) về tới khu Depot Nhổn sớm hơn một tuần so với dự kiến. Sau 2 tháng, 4 toa tàu đã được hoàn thiện lắp ráp và bước sang giai đoạn kiểm tra để tiến hành thử nghiệm trước khi vận hành chính thức./.

Theo kế hoạch, tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn-ga Hà Nội sẽ khai thác thương mại trước đoạn trên cao dài 8,5km vào cuối năm 2021, bắt đầu từ Nhổn đến ga S8-Đại học Giao thông Vận tải; 4km đoạn đi ngầm còn lại sẽ khai thác vào cuối năm 2022.

Dự kiến, tuyến metro số 3 tiếp tục đi ngầm dưới phố Trần Hưng Đạo rồi sang phía Nam thành phố tới quận Hoàng Mai, thêm 8km ngầm nữa. Các nghiên cứu đã được tiến hành để công việc bắt đầu trên cơ sở tiếp tục dự án hiện tại. Dự án này có thể nhận được sự hỗ trợ của các nhà tài trợ châu Âu, trong đó có Cơ quan Phát triển Pháp, bên cạnh Ngân hàng Phát triển châu Á.

Theo Việt Hùng (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Những công trình mãi vươn xa

    (Xây dựng) - Xuân về, theo chân Đoàn công tác Trung ương do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu, chúng tôi đến công trường xây dựng sân bay quốc tế Long Thành (thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) do Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư. Nơi đây có hàng trăm mũi thi công với gần 7.000 chuyên gia, kỹ sư, công nhân, người lao động và khoảng 3.000 máy móc, phương tiện đang làm việc miệt mài, xuyên ngày đêm, đẩy nhanh tiến độ dự án.

  • Hà Tĩnh: Hoàn thiện bản đồ giao thông

    (Xây dựng) - Những năm qua, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã và đang được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, với những công trình trọng điểm, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, tạo thuận lợi kết nối giao thương hàng hóa và liên kết vùng.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Tăng tốc thi công hàng loạt dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) - Hàng loạt dự án trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh như nút giao An Phú, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) và tuyến đường Vành đai 3 đang được các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào khai thác.

  • Thành phố Quảng Ngãi: 60 ngày hoàn thành nâng cấp đường và Quảng trường Phạm Văn Đồng

    (Xây dựng) – Liên danh nhà thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị Dự án nâng cấp đường và Quảng trường Phạm Văn Đồng (thành phố Quảng Ngãi) đang đua tiến độ để hoàn thành toàn bộ công trình trong 60 ngày, sẵn sàng đưa vào sử dụng để phục vụ các sự kiện lớn của tỉnh Quảng Ngãi trong tháng 3/2025.

  • Thành phố Huế: Lắp đặt hệ thống nước phân tán để đưa nước sạch lên vùng khó khăn

    (Xây dựng) - Ngày 2/1, Công ty Cổ phần Cấp nước Huế (HueWACO) cho biết, vừa khánh thành Hệ thống cấp nước phân tán tại vùng núi Nam Đông và huyện A Lưới (thành phố Huế) nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch, an toàn cho người dân khu vực khó khăn.

  • Hải Phòng: Dự chi hơn 1.000 tỷ đồng xây dựng tuyến đường nối Bắc sông Cấm

    (Xây dựng) - Lãnh đạo Thành ủy Hải Phòng vừa thực địa kiểm tra tiến độ một số dự án tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load