Thứ năm 12/12/2024 16:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thiếu vốn trung dài hạn khiến áp lực tăng lãi suất rất lớn

14:27 | 18/04/2017

Nhiều phân tích cho thấy, đang có sức ép lên mặt bằng lãi suất, đặc biệt là trong bối cảnh sức ép lãi suất huy động tăng, gây khó giảm lãi suất cho vay.


Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Áp lực về vốn trung dài hạn

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trải qua 4 tuần tăng liên tục, một số ngân hàng cũng điều chỉnh lãi suất huy động.

Điều này cũng đã được các chuyên gia của Công ty chứng khoán MBS phân tích, từ ngày 1-15/4, lãi suất liên ngân hàng tiếp tục tăng nhẹ so với hai tuần trước. Thanh khoản hệ thống tiếp tục căng thẳng. Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 672 tỷ đồng ở kênh tín phiếu. Trên kênh OMO, Ngân hàng Nhà nước đã bơm 49.328 tỷ đồng và hút về 50.000 tỷ đồng, trong khi không phát hành tín phiếu và cũng không có tín phiếu đáo hạn trong thời gian này.

“Chúng tôi duy trì quan điểm trong trung và dài hạn, lãi suất cho vay đồng VND sẽ tăng nhẹ do áp lực duy trì tỷ trọng huy động ngắn hạn/cho vay trung và dài hạn xuống còn 50% trong năm 2017 và 40% trong năm 2018 ở các ngân hàng thương mại còn trong ngắn hạn lãi suất cho vay sẽ không nhiều thay đổi,” chuyên gia của MBS nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, việc trong thời gian qua, một số ngân hàng thương mại đã phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn hấp dẫn (8-9,2%) đối với kỳ hạn từ 3 -7 năm như Sacombank, VIB, Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt… cho thấy các ngân hàng đang chịu áp lực về nguồn vốn trung dài hạn.

Bình luận về vấn đề này, một chuyên gia của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, việc các ngân hàng đẩy mạnh phát hành chứng chỉ tiền gửi các kỳ hạn dài có nguyên nhân trực tiếp từ quy định tại Thông tư 06. Theo đó, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm từ 60% xuống còn 50% kể từ năm 2017 và xuống 40% vào năm 2018.


Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Theo thống kê, tỷ lệ về nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của toàn hệ thống đã tăng từ mức 31% lên gần 35% trong năm 2016, trong đó trung bình của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 40%. Dù tỷ lệ này vẫn chưa lên mức 50% nhưng chỉ cần tín dụng tăng tốc, tỷ lệ này sẽ nhanh chóng tăng lên. Khi đó, những ngân hàng nào không có sự chuẩn bị chu đáo về nguồn vốn huy động trung và dài hạn sẽ rất dễ bị “hụt hơi” trong mục tiêu phát triển tín dụng.

Do đó, phát hành chứng chỉ tiền gửi hiện được coi là cách nhanh và hiệu quả nhất để tăng tỷ lệ vốn trung và dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động. Ngoài ra, phát hành chứng chỉ tiền gửi cũng giúp các ngân hàng bổ sung nguồn vốn cấp II nhằm hướng đến mục tiêu tuân thủ Basel II, nâng hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) lên mức cao hơn.

Tuy nhiên, hiện mới chỉ ghi nhận gần 5 ngân hàng có phát hành chứng chỉ tiền gửi, còn lại chưa thấy sự nhập cuộc của các ngân hàng thương mại thuộc tốp đầu. Nhóm các ngân hàng này cũng chưa có thông báo điều chỉnh biểu lãi suất huy động.

Theo ước tính của BVSC, chính hiện tượng phân hóa trong thanh khoản đã khiến các ngân hàng thương mại quy mô vừa và nhỏ phải có quyết định tăng lãi suất. Với việc phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao đột biến như thời gian vừa qua, chi phí vốn trung và dài hạn của các ngân hàng phát hành chắc chắn sẽ có sự nhích lên, qua đó có thể sẽ tác động đến mặt bằng lãi suất cho vay.

“Mặc dù vậy, chúng tôi đánh giá mức độ tăng sẽ không lớn (dưới 0,5%) do số vốn huy động từ các đợt phát hành này nhiều khả năng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ,” chuyên gia của BVSC phân tích.

Nhiều nguyên nhân khác

Chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực cũng cho rằng, năm nay áp lực tăng lãi suất là rất lớn. Ông Lực đưa ra 5 áp lực: "Thứ nhất là áp lực bên ngoài tức là Mỹ tiếp tục tăng lãi suất, có thể trong năm nay lãi suất USD trên thế giới bắt đầu tăng và đương nhiên lãi suất ngoại tệ của chúng ta cũng sẽ bị tăng thời gian tới."

"Thứ hai là áp lực về câu chuyện lạm phát, chúng tôi dự tính nó sẽ ở mức ít nhất bằng năm ngoái, có thể từ 4,5-5%, đạt yêu cầu của Chính phủ và Quốc hội đề ra nhưng rõ ràng vẫn cao hơn so với năm ngoái vì lượng cung tiền năm ngoái có độ trễ một phần sang năm nay, trong khi đó cung tiền của năm nay cũng khá lớn như chỉ tiêu về tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng khoảng 16-18%."

"Áp lực thứ 3 liên quan đến mặt bằng giá cả, theo dự tính của ông Lực giá dầu năm nay sẽ tăng khoảng 20% so với giá dầu bình quân năm ngoái (khoảng 43 USD) thì năm nay giá dầu bình quân dự kiến khoảng 53-54 USD. Giá dầu tăng thì kéo theo mặt bằng giá cả trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ bị tăng. Việt Nam tiếp tục tăng giá một số mặt hàng cơ bản như điện, lương, y tế, giáo dục trong năm nay, nên tạo ra áp lực khá lớn với lạm phát chính vì vậy nó kéo theo đối với áp lực tăng lãi suất."

"Bên cạnh đó, tín dụng năm nay dự kiến sẽ tăng khoảng 18%, có nghĩa là các ngân hàng vẫn có nhu cầu để huy động vốn và đẩy tín dụng ra, đây cũng là một áp lực liên quan đến lãi suất."

Cuối cùng, ông Lực cho rằng, năm nay Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành có vẻ ráo riết hơn đối với việc xử lý nợ xấu, nếu nợ xấu không được giải quyết triệt để thì sẽ tác động lên mặt bằng lãi suất vì ngân hàng khó mà giảm lãi suất trong bối cảnh như vậy.

“Như vậy, đây là những điều kiện khiến cho áp lực lãi suất năm nay tăng lên khá rõ, tuy nhiên đối với đầu ra, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục chỉ đạo phải ổn định mặt bằng lãi suất, chính vì vậy hệ thống ngân hàng cũng đang nỗ lực không để lãi suất cho vay tăng và qua đó cũng hỗ trợ một phần đối với doanh nghiệp. Tôi nghĩ rằng, cái đó sẽ khiến cho lợi nhuận của các ngân hàng sẽ khó khăn hơn vì chênh lệch đầu vào đầu ra sẽ tiếp tục bị thu hẹp, tuy nhiên đây cũng là sự đồng hành giữa ngân hàng và doanh nghiệp,” ông Lực nhấn mạnh.

Để ổn định lãi suất, ông Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng viện nghiên cứu Tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, Ngân hàng Nhà nước có thể tăng cung tiền ra nền kinh tế thông qua thị trường mở và các kênh khác đồng thời với việc thực thi chính sách ổn định tỷ giá để hạn chế đầu cơ.

Tuy nhiên, vấn đề chính của nền kinh tế hiện nay là lãi suất trung và dài hạn cao do thiếu nguồn cung, trong khi tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà nước cho nền kinh tế có nhiều khoản mang tính ngắn hạn và nếu sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn sẽ gặp nhiều rủi ro.

 

Theo Thúy Hà (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Đại Từ (Thái Nguyên): Những dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

    (Xây dựng) - Năm 2024 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng được xác định là năm tăng tốc, bứt phá trong thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Trong điều kiện hết sức khó khăn, nhưng các cấp ủy Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã đoàn kết một lòng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra, tạo nên dấu ấn bứt phá với 10 sự kiện nổi bật.

  • Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

    Bộ Tài chính vừa có văn bản số 13213/BTC-ĐT gửi Bộ Giao thông Vận tải, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023.

  • Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% năm 2025

    Chuyên gia Standard Chartered cho biết đồng USD dự kiến sẽ tăng mạnh vào nửa cuối năm 2025 khi các chính sách thuế quan và biện pháp tài khóa dưới nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng Thống Trump.

  • Hà Tĩnh: Tăng cường đôn đốc thu ngân sách Nhà nước, đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

    (Xây dựng) - Ông Võ Trọng Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ký Công điện số 24/CĐ-UBND, yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách Nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024.

  • Chỉ số sản xuất công nghiệp tại Hà Nội tăng 5,7%

    (Xây dựng) - Theo Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 11 tháng năm 2024 trên địa bàn Thành phố ước tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,2%.

  • Nguyên tắc thẩm tra quyết toán dự án đầu tư công

    (Xây dựng) - Nguyên tắc thẩm tra chi phí đầu tư công là thẩm tra tính tuân thủ các quy định về hợp đồng và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền; loại hợp đồng (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu). Kiểm tra số liệu tổng hợp chi phí và các khoản mục do chủ đầu tư lập trong báo cáo quyết toán.

Xem thêm
  • Hà Nam: Thông tin về các gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm thấp

    (Xây dựng) – Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có một số bài viết bàn về tỷ lệ tiết kiệm cho các gói thầu thông qua đấu thầu. Theo đó, liệt kê nhiều tỉnh có tỷ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu thấp, trong đó có tỉnh Hà Nam. Để làm rõ việc này, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Hà Nam và một số nhà thầu.

    20:00 | 11/12/2024
  • Hải quan phối hợp bắt giữ hàng hóa vi phạm ước tính hơn 29 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng

    (Xây dựng) - Luỹ kế 11 tháng năm 2024, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 16.390 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 29.273 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 24 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 157 vụ, số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) 901,58 tỷ đồng.

    19:50 | 11/12/2024
  • FTA và tác động của việc thực thi các FTA đến kinh tế Việt Nam

    (Xây dựng) - Chiều 11/12, Học viện Tài chính phối hợp với Tổng cục Hải quan tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề “Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh thực thi các FTA: Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo là diễn đàn để ngành Hải quan trao đổi, thảo luận tìm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hàng hóa, xuất khẩu nhập khẩu của cơ quan hải quan các cấp và góp phần tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Đồng chí Lưu Mạnh Tưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và PGS.TS Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện Tài chính đồng chủ trì Hội thảo.

    16:34 | 11/12/2024
  • Hà Tĩnh: Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 55.524 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Sáng 11/12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII khai mạc Kỳ họp thứ 23 với nhiều nội dung quan trọng: Xem xét, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác.

    16:31 | 11/12/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Giải quyết vướng mắc, cấp phép nhiều dự án bất động sản

    (Xây dựng) - Tại Kỳ họp thứ 20, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi đã trả lời chất vấn nhiều nội dung quan trọng được cử tri quan tâm như: giải quyết vướng mắc các dự án bất động sản, giải ngân vốn đầu tư công…

    15:11 | 11/12/2024
  • Quảng Ngãi thu ngân sách gần 81 tỷ đồng mỗi ngày

    (Xây dựng) – Giai đoạn 2021-2024 thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ước đạt 117.893 tỷ đồng, bằng 108,4% so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025 được giao (kế hoạch giao 108.798 tỷ đồng). Trung bình, mỗi ngày Quảng Ngãi thu ngân sách gần 81 tỷ đồng, lọt top đầu những địa phương có số thu cao nhất nước.

    15:03 | 11/12/2024
  • Cà Mau: Chấm dứt hợp đồng với Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh

    (Xây dựng) – Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản thống nhất đề xuất chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thực hiện Gói thầu số 24: Sân vườn, khuôn viên cây xanh thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Lao và bệnh Phổi do Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư.

    14:22 | 11/12/2024
  • Quảng Ngãi xây dựng phương án tăng trưởng cho năm 2025

    (Xây dựng) - Dựa trên kết quả về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; căn cứ dự báo thời cơ, thuận lợi và hạn chế cũng như thách thức, Quảng Ngãi đã chủ động xây dựng và lựa chọn phương án tăng trưởng năm 2025 để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu của Kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025 đã đề ra.

    10:58 | 11/12/2024
  • Báo Xây dựng công khai kinh phí quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023

    (Xây dựng) - Căn cứ Quyết định số 1422/QĐ-BXD ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chỉ tiêu thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, Thông tư 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 61/2017/TT-BTC; Căn cứ Quyết định 1443/QĐ-BXD ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023 (đợt 1); Căn cứ Quyết định 395/QĐ-BXD ngày 13/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023 (đợt 3), Báo Xây dựng công bố công khai kinh phí quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023, chỉ tiêu theo các phụ lục đính kèm.

    10:52 | 11/12/2024
  • Vĩnh Phúc: Huyện Bình Xuyên đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư công

    (Xây dựng) – Những năm trở lại, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) thực hiện hiệu quả công tác đấu thầu nhiều dự án, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

    10:15 | 11/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load