Thứ sáu 26/04/2024 02:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thị trường bán lẻ Hà Nội quý III/2022 chứng kiến sự chào sân của nhiều thương hiệu quốc tế, phân khúc hạng sang

14:11 | 12/10/2022

(Xây dựng) - Trong 9 tháng đầu năm 2022, thị trường bán lẻ tiếp tục đà tăng trưởng và phục hồi mạnh mẽ. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Việt Nam ước đạt 4.170 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2019 – thời điểm trước dịch Covid-19.

thi truong ban le ha noi quy iii2022 chung kien su chao san cua nhieu thuong hieu quoc te phan khuc hang sang
Những lo ngại trong thời gian tới về khó khăn, lạm phát có thể sẽ ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng (ảnh minh họa).

Trong quý III/2022, thị trường Hà Nội không ghi nhận nguồn cung mới. Diện tích sàn bán lẻ cho thuê lũy kế 9 tháng đầu năm 2022 giữ nguyên ở mức 1.064.739m2. Về hoạt động thị trường, giá thuê tại thời điểm quý III/2022 ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm Hà Nội tiếp tục có mức tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, tại khu vực trung tâm, giá chào thuê mặt bằng ở tầng một (không bao gồm thuế GTGT và phí dịch vụ) đạt 144 USD/m2/tháng, tăng 9,0% theo quý và 39,5% theo năm. Đây là mức giá thuê cao nhất ghi nhận được từ trước tới nay ở khu vực trung tâm. Tỷ lệ trống của khu vực trung tâm không biến động nhiều, giảm khoảng 0,6 đpt so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với các mặt bằng ngoài trung tâm, giá thuê tiếp tục trên đà phục hồi, đạt 27 USD/m2/tháng, tăng 6,9% theo quý và tăng 14% theo năm. Tỷ lệ trống của các địa điểm ngoài trung tâm tăng nhẹ 0,4 đpt theo năm.

Thị trường bán lẻ Hà Nội quý này chứng kiến sự chào sân của nhiều thương hiệu quốc tế thuộc phân khúc hạng sang, bao gồm Breitling, Marc Jacobs và Berluti. Các thương hiệu trên lần lượt khai trương cửa hàng đầu tiên của mình ở Việt Nam (đối với thương hiệu Marc Jacobs là cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội) tại các vị trí đắc địa trên phố Lý Thái Tổ và Tràng Tiền. Bên cạnh đó, các thương hiệu hiện hữu như Aeon MaxValu, Annam Gourmet, Mothercare, Lyn… tiếp tục mở rộng sự hiện diện trên thị trường thông qua việc khai trương các cửa hàng mới tại các mặt bằng bán lẻ và trung tâm thương mại lớn như Lotte Center Hà Nội và các trung tâm thương mại của Vincom.

Dự kiến vào cuối năm 2022, Hà Nội kỳ vọng sẽ có thêm 19.000m2 NLA từ hai dự án The Zei (quận Từ Liêm) và Hinode City (quận Hai Bà Trưng) và sẽ có hơn 300.000m2 NLA từ nhiều dự án trung tâm thương mại lớn khác đến năm 2024. Phần lớn các dự án này tập trung tại khu vực ngoài trung tâm. Trong đó, hai dự án có quy mô lớn là Lotte Mall Hà Nội và Aeon Mall Hoàng Mai dự kiến đi vào hoạt động giai đoạn 2023 – 2024 sẽ cung cấp cho thị trường tổng diện tích NLA hơn 150.000m2.

Về triển vọng thị trường, CBRE kỳ vọng rằng mặt bằng bán lẻ tại các vị trí đắc địa tiếp tục được săn đón nhiều trong thời gian tới với nhu cầu thuê tiếp tục được duy trì, dẫn đến việc giá thuê ở khu vực này sẽ tiếp tục trên đà tăng. Bên cạnh đó, các cửa hàng truyền thống tiếp tục chú trọng nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng bằng cách tích hợp các tiện ích tại cửa hàng, tăng khả năng đáp ứng đơn hàng trực tuyến. Tuy nhiên, trong thời gian tới, những lo ngại về khó khăn, sức ép lạm phát có thể sẽ ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng, đặc biệt đối với những mặt hàng không thiết yếu, do đó có thể khiến tốc độ phục hồi của thị trường chậm lại.

Kim Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load