Thứ sáu 29/03/2024 15:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thanh toán uỷ thác cho thuê tính trên tỷ giá hối đoái USD: Nhà đầu tư lãi kép

09:58 | 09/06/2020

(Xây dựng) - Thay vì trả lợi nhuận từ chương trình ủy thác cho thuê cố định bằng tiền Việt, nhiều chủ đầu tư bất động sản đã linh hoạt thanh toán cho khách hàng dựa trên tỉ giá hối đoái đồng VNĐ và USD. Nhờ tính ổn định của đồng USD trên thị trường và lãi suất chênh lệch hấp dẫn với VNĐ, nhà đầu tư được nhận về khoản lợi nhuận nhiều hơn mà không bị ảnh hưởng bởi lạm phát trong nước.

thanh toan uy thac cho thue tinh tren ty gia hoi doai usd nha dau tu lai kep
USD là đồng ngoại tệ được giới đầu tư ngoại hối lựa chọn làm kênh sinh lời nhờ tính ổn định và khả năng tăng giá hấp dẫn.

USD là đồng ngoại tệ giữ mức ổn định ngay cả trong đợt bùng phát dịch Covid-19

USD là đồng ngoại tệ luôn được giới đầu tư ngoại hối lựa chọn làm kênh sinh lời nhờ tính ổn định và khả năng tăng giá hấp dẫn. Trong nhiều năm liền, đồng USD có mức tăng trưởng tốt, tỷ giá lên đều. Ghi nhận thực tế từ trong đợt bùng phát dịch Covid-19 trên toàn cầu, trong khi thảm họa dịch bệnh đè nặng lên các nền kinh tế thì đồng USD vẫn giữa được giá trị của mình. Cụ thể là mức quy đổi tiền USD sang tiền Việt vẫn đạt mốc trung bình 23.200 VNĐ, không bị sụt sâu hay biến động mạnh.

Theo nhận định của các đơn vị tài chính ngân hàng lớn trên thế giới, đồng USD bước vào năm 2020 trong trạng thái được định giá cao so với giá trị thực một cách căn bản. Điều này góp phần gia tăng thêm niềm tin của giới đầu tư ngoại hối vào đồng đô la. Cũng từ đây, nhiều lĩnh vực kinh doanh liên quan đã bắt đầu lựa chọn giá trị đồng USD làm mốc tham chiếu và tạo ra các cơ hội đầu tư hấp dẫn cho khách hàng. Trong đó có bất động sản.

Thanh toán lợi nhuận ủy thác cho thuê tính trên tỉ giá USD lợi cho khách hàng ra sao?

Tại Việt Nam, chương trình hợp tác chia sẻ lợi nhuận hay ủy thác cho thuê giữa chủ đầu tư và khách hàng diễn ra phổ biến tại các dự án bất động sản thương mại, tiêu biểu là bất động sản nghỉ dưỡng. Khách hàng bỏ ra một số tiền sở hữu bất động sản và ủy thác cho chủ đầu tư vận hành, khách hàng nhận về lợi nhuận với mức cam kết hấp dẫn.

Thay vì trả lợi nhuận từ chương trình ủy thác cho thuê cố định bằng tiền Việt, nhiều chủ đầu tư bất động sản đã linh hoạt thanh toán cho khách hàng dựa trên tỷ giá hối đoái đồng VNĐ và USD. Nhờ tính ổn định của đồng đô la trên thị trường và lãi suất chênh lệch hấp dẫn với VNĐ, nhà đầu tư được nhận về khoản lợi nhuận nhiều hơn mà không bị ảnh hưởng bởi lạm phát trong nước trong suốt quá trình thực hiện ủy thác từ 10 đến 15 năm. Đây có thể nói là một trong những cam kết mạnh mẽ nhất từ các chủ đầu tư bất động sản hiện nay.

Việc thanh toán lợi nhuận ủy thác cho thuê tính trên tỷ giá USD – VNĐ không chỉ đảm bảo giá trị thực của con số lợi nhuận khách hàng thu về mà còn có thể giúp nhà đầu tư thêm một lần lãi kép. Ví dụ tại dự án nghỉ dưỡng khoáng nóng 5 sao Wyndham Lynn Times Thanh Thủy, chủ đầu tư giới thiệu tới khách hàng sản phẩm liền kề thương mại với chương trình ủy thác thuê lại tạm tính cố định bằng đồng USD. Các mức giá thuê ngày thường và lễ Tết dao động từ 18 đến 80USD/ngày và khi thanh toán với khách hàng sẽ được quy đổi thành tiền Việt theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm thanh toán.

thanh toan uy thac cho thue tinh tren ty gia hoi doai usd nha dau tu lai kep
Wyndham Lynn Times Thanh Thủy là dự án tiêu biểu hiện nay thực hiện thanh toán lợi nhuận ủy thác cho thuê dựa trên tỉ giá hối đoán USD – VNĐ.

Cũng với số tiền USD đó, nếu khách hàng gửi lãi ngân hàng và nhận về 0,5% lãi một năm, thì với ủy thác cho thuê nhận thanh toán dựa trên tỉ giá hối đoái USD, thực tế khách hàng đầu tư nhận về khoảng 7%, tức gấp 14 lần gửi lãi ngân hàng. Chưa kể đến các giá trị nghỉ dưỡng, tắm khoáng phục hồi sức khỏe... khách hàng được hưởng tức thì.

Đây chính là bài toán đầu tư tối ưu mà các chủ đầu tư đã lựa chọn để mang đến cho khách hàng của mình. Trong thời gian tới, bài toán này sẽ còn được áp dụng vào nhiều phân khúc sản phẩm bất động sản khác tại Việt Nam.

Huyền Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhà thầu phụ có được thuê lại nhân công của chủ đầu tư?

    (Xây dựng) - Bà Hoàng Thị Hóa (Quảng Bình) đang công tác tại đơn vị sự nghiệp, tự bảo đảm chi thường xuyên. Đơn vị có 250 viên chức và người lao động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính do UBND thành phố giao.

  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

  • Đề nghị sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình dự án đã xây dựng

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load