Thứ hai 29/04/2024 11:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục là đầu tàu kinh tế của cả nước

16:55 | 11/08/2021

(Xây dựng) – Vẫn là đầu tàu kinh tế của cả nước, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thành phố Hồ Chí Minh tăng bình quân 6,41% và tỷ trọng kinh tế đóng góp trên 22,2% cả nước.

thanh pho ho chi minh tiep tuc la dau tau kinh te cua ca nuoc
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 6,41% và tỷ trọng kinh tế đóng góp trên 22,2% cả nước.

Theo Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong, cho biết với sự nỗ lực cao, giai đoạn 2016-2020, kinh tế thành phố tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, cơ bản dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo và khoa học - công nghệ.

Đến nay, thành phố vẫn tiếp tục giữ vững vị trí là đầu tàu kinh tế của cả nước, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 6,41% và tỷ trọng kinh tế đóng góp trên 22,2% cả nước.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, thành phố đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, trong đó tập trung hoàn thành và triển khai hiệu quả 5 chương trình, đề án trong 3 Chương trình đột phá và một chương trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI.

Đó là, chương trình đột phá đổi mới quản lý; chương trình đột phá phát triển hạ tầng; chương trình đột phá phát triển nhân lực và văn hóa; chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Các chương trình đột phá, trọng điểm của thành phố hiện nay đang thực hiện cũng là cụ thể hóa 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn bình quân hàng năm khoảng 8%.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 lần thứ 4 từ cuối tháng 4 đã tác động rất nghiêm trọng đến kinh tế của thành phố. Cập nhật dự báo cho thấy, riêng 2 năm đầu nhiệm kỳ, tốc độ sẽ thấp hơn bình quân chung toàn giai đoạn rất nhiều nếu dịch bệnh chậm được kiểm soát.

Riêng những tháng cuối năm 2021, dự báo kinh tế thành phố sẽ rất khó khăn và phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố: Khả năng kiểm soát tình hình dịch bệnh; tiến độ triển khai và mức độ phủ vaccine đối với người dân thành phố; khả năng chống chịu của doanh nghiệp; diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới và các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng trong nước…

Vì vậy, theo Chủ tịch thành phố, kịch bản tăng trưởng kinh tế sẽ liên tục được cập nhật phù hợp với từng giai đoạn. Tuy nhiên, thành phố vẫn giữ các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra với tinh thần, quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn với 5 nhóm giải pháp.

Cụ thể, thành phố sẽ tập trung, quyết liệt trong công tác phòng chống dịch Covid-19, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, nhất là Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong đó tập trung kiểm soát chặt chẽ việc giãn cách xã hội, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc “chặt ngoài, lỏng trong”; triển khai giải pháp, lộ trình cụ thể để “xanh hóa” các khu vực nguy cơ cao, rất cao; thực hiện đồng bộ xét nghiệm, chăm sóc, điều trị để giảm tối đa tử vong; không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa; không bỏ sót đối tượng cần cứu trợ, không để ai bị thiếu đói, thiếu mặc do ảnh hưởng của dịch bệnh; tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng đại trà vaccine ngừa Covid-19 cho toàn bộ người dân trên địa bàn thành phố theo kế hoạch; phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn thành phố trước ngày 15/9/2021 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ.

Tập trung rà soát, đề xuất tháo gỡ các vướng mắc về thể chế; tập trung giải quyết các điểm nghẽn kìm hãm phát triển của thành phố, nhất là hạ tầng đô thị. Sớm hoàn thành việc lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060; quy hoạch không gian ngầm đô thị, xem đây là khâu quan trọng, là cơ sở để quản lý, định hướng mọi hoạt động phát triển của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án phát triển hạ tầng nhằm giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra; kết nối liên kết vùng, giảm ùn tắc giao thông, chống ngập, giảm ô nhiễm môi trường…

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, tận dụng thời cơ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đưa Viện Công nghệ tiên tiến và Đổi mới sáng tạo thành phố, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ Chuyển đổi số đi vào hoạt động; triển khai giai đoạn 2 Đề án xây dựng đô thị thông minh; triển khai quy hoạch Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố – thành phố Thủ Đức.

Phát triển toàn diện kinh tế số, chính quyền số, xã hội số, để đến năm 2025 kinh tế số chiếm tỷ trọng 25% GRDP và đến năm 2030, kinh tế số chiếm 40% GRDP của thành phố.

Song song đó, cũng đẩy mạnh cải cách hành chính là một yêu cầu thiết yếu nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh và có điều kiện tham gia kết nối sâu vào các chuỗi giá trị khu vực và quốc tế.

Ngoài ra, thành phố sẽ quan tâm phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hình thành không gian văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát triển giáo dục thông minh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thích ứng với yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phát triển mạnh mẽ y tế thông minh, đầu tư phát triển thành phố trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của phía Nam và khu vực Đông Nam Á.

Thực hiện tốt chính sách người có công, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựng gia đình hạnh phúc; giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.

Phương Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Dự án nào nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ?

    (Xây dựng) - Trường hợp điều chỉnh mục tiêu, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, chuyển mục đích sử dụng đất của dự án đầu tư dẫn đến dự án thuộc diện phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ theo quy định.

  • Phú Thọ: Hạ tầng giao thông đồng bộ tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Những năm qua, tỉnh Phú Thọ đặc biệt chú trọng đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, không chỉ tăng kết nối giữa các huyện, thành, thị mà còn hình thành liên kết vùng, tạo nên sức bật lớn cho tỉnh tạo động lực thu hút đầu tư.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Tân Phú

    (Xây dựng) – Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 261/TTg-NN ngày 27/4/2024 chấp thuận UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng 43,0009 ha đất trồng lúa sang mục đích khác để thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Tân Phú trên địa bàn huyện Đức Hòa.

  • Xây dựng, phát triển Phú Quốc theo mô hình đa trung tâm

    (Xây dựng) – Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP ngày 27/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

  • Bình Định: Khánh thành công trình cấp điện lưới Quốc gia làng Canh Giao

    (Xây dựng) – Sau gần 3 tháng triển khai thi công công trình, dòng điện lưới quốc gia đã chính thức được đưa vào đóng điện vận hành tại làng Canh Giao, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh (Bình Định), vượt sớm tiến độ trước 5 tháng, đáp ứng niềm mong mỏi hàng chục năm qua của người dân vùng cao nơi đây.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Giao quyền cho các địa phương để đẩy nhanh đầu tư công

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định ủy quyền cho UBND quận, huyện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu trên địa bàn (trừ Thành phố Thủ Đức) để phục vụ dự án đầu tư công. Thời gian ủy quyền là 3 năm (đến hết ngày 31/12/2026).

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load