Chủ nhật 03/11/2024 04:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 4.800 khu phố, ấp vận hành theo sắp xếp mới

09:23 | 16/04/2024

(Xây dựng) - Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện sắp xếp khu phố nhằm phát huy các hình thức, mô hình hoạt động tự quản và vai trò làm chủ của nhân dân theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 4.800 khu phố, ấp vận hành theo sắp xếp mới
Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.861 khu phố, ấp thành lập mới.

Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, mô hình tổ chức 2 cấp (khu phố, ấp và tổ dân phố, tổ nhân dân) thời gian qua có một số hạn chế, bất cập như quy mô hộ dân và dân cư ở khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân không đồng đều theo từng mô hình hoạt động. Các phường, xã, thị trấn, có khu phố, ấp trên 4.000 hộ do địa bàn rộng nên khó khăn trong việc tuyên truyền, triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nắm bắt tình hình nhân dân.

Bên cạnh đó, hoạt động khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội dưới phường, xã, thị trấn có lúc, có nơi chưa đồng bộ, nhất là trong thực hiện các phong trào tại địa phương. Ngoài ra, công tác phối hợp, phân công nhiệm vụ đôi lúc chưa cụ thể, rõ ràng nên chưa phát huy được vai trò của các thành viên và hiệu quả của từng mô hình khi triển khai, thực hiện nhiệm vụ.

Trên phạm vi cả nước, hiện chỉ còn Thành phố Hồ Chí Minh duy trì dưới phường, xã, thị trấn 2 mô hình: Khu phố, ấp; tổ dân phố, tổ nhân dân. Do đó, mô hình tổ chức 2 cấp: Khu phố, ấp (1.604 khu phố và 404 ấp) và tổ dân phố, tổ nhân dân (19.574 tổ dân phố và 5.795 tổ nhân dân) thuộc 249 phường, 58 xã, 5 thị trấn cần được sắp xếp theo đúng quy định.

Việc sắp xếp khu phố, ấp nhằm xây dựng tổ chức dưới phường, xã, thị trấn sát dân, gần dân, trực tiếp truyền tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân; bảo đảm tính tự quản của cộng đồng dân cư, quản lý Nhà nước của chính quyền cấp xã và sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng; phát huy vai trò của quy ước cộng đồng dân cư; đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch trong thực hiện giúp cho khu phố, ấp hoạt động hiệu quả.

Việc sắp xếp khu phố, ấp không làm thay đổi địa giới hành chính cấp xã và phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Phương thức tổ chức sinh hoạt tại các khu phố, ấp phù hợp cộng đồng dân cư, gắn với triển khai xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh (làm các địa điểm luân chuyển sinh hoạt ở mỗi khu phố, ấp) nhưng không làm phát sinh việc xây dựng mới trụ sở làm việc của khu phố, ấp; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Kết quả sắp xếp khu phố, ấp của Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện đã chủ động bám sát các văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, UBND Thành phố về chủ trương định hướng sắp xếp khu phố, ấp trên địa bàn nhằm đảm bảo công tác triển khai được đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế và tạo sự đồng thuận, ủng hộ cao của các tầng lớp nhân dân và cán bộ, đảng viên.

Căn cứ số lượng 25.377 tổ chức (2.008 khu phố, ấp và 25.369 tổ dân phố, tổ nhân dân) sắp xếp, thành lập 4.861 khu phố, ấp (giảm 20.516 tổ chức). Tinh giản nhân sự người hoạt động không chuyên trách khu phố, ấp và người trực tiếp tham gia hoạt động khu phố, ấp từ khoảng 64.309 người xuống còn khoảng 43.749 người.

Về tên gọi, Thành phố chọn tên gọi khu phố, ấp và xuất phát từ thực tế hoạt động “tên khu phố, ấp vừa gìn giữ bản sắc, lịch sử địa phương, phù hợp với đô thị hiện nay và xu hướng phát triển của các huyện trong thời gian tới; vừa giúp không phải điều chỉnh các tổ chức chính trị - xã hội dưới phường, xã, thị trấn. Đồng thời, có những khu phố, ấp có quy mô số hộ thấp có thể giữ nguyên không phải tổ chức lại, có thể giữ nguyên tên gọi, tổ chức và nhân sự của 2.008 khu phố, ấp gốc khi tiến hành chia tách”.

Sau khi sắp xếp khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân thành lập khu phố, ấp căn cứ trên quy mô số hộ dân theo quy định: Khu phố có quy mô số hộ dân từ 500 hộ trở lên, ấp có quy mô số hộ dân từ 350 hộ trở lên; ranh giới khu phố, ấp phân chia rõ ràng, dễ xác định, được thể hiện cụ thể trên sơ đồ, bản vẽ…

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 14/3/2024 của HĐND Thành phố, UBND phường, xã, thị trấn thực hiện việc sắp xếp khu phố, ấp trên địa bàn Thành phố như sau:

1. Thành phố Thủ Đức sắp xếp 199 khu phố thành 644 khu phố mới.

2. Quận 1 sắp xếp 66 khu phố thành 98 khu phố mới.

3. Quận 3 sắp xếp 63 khu phố thành 112 khu phố mới.

4. Quận 4 sắp xếp 51 khu phố thành 78 khu phố mới.

5. Quận 5 sắp xếp 99 khu phố thành 85 khu phố mới.

6. Quận 6 sắp xếp 74 khu phố thành 106 khu phố mới.

7. Quận 7 sắp xếp 53 khu phố thành 212 khu phố mới.

8. Quận 8 sắp xếp 97 khu phố thành 202 khu phố mới.

9. Quận 10 sắp xếp 79 khu phố thành 116 khu phố mới.

10. Quận 11 sắp xếp 63 khu phố thành 115 khu phố mới.

11. Quận 12 sắp xếp 80 khu phố thành 339 khu phố mới.

12. Quận Bình Tân sắp xếp 130 khu phố thành lập 366 khu phố mới.

13. Quận Bình Thạnh sắp xếp 89 khu phố thành 271 khu phố mới.

14. Quận Gò Vấp sắp xếp 186 khu phố thành 306 khu phố mới.

15. Quận Phú Nhuận sắp xếp 60 khu phố thành 93 khu phố mới.

16. Quận Tân Bình sắp xếp 117 khu phố thành 212 khu phố mới.

17. Quận Tân Phú sắp xếp 68 khu phố thành lập 237 khu phố mới.

18. Huyện Bình Chánh sắp xếp 5 khu phố, 101 ấp thành 13 khu phố, 400 ấp mới.

19. Huyện Cần Giờ sắp xếp 5 khu phố, 28 ấp thành 5 khu phố, 43 ấp mới.

20. Huyện Củ Chi sắp xếp 8 khu phố, 170 ấp thành 13 khu phố, 292 ấp mới.

21. Huyện Hóc Môn sắp xếp 8 khu phố, 79 ấp thành 9 khu phố, 353 ấp mới.

22. Huyện Nhà Bè sắp xếp 4 khu phố, 26 ấp thành 22 khu phố, 119 ấp mới.

Viết Dũng – Bình An

Theo

Cùng chuyên mục
  • Long An đẩy nhanh phát triển đô thị theo hướng bền vững

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, chương trình phát triển đô thị không chỉ đơn thuần là một chiến lược phát triển kinh tế mà còn là một động lực mạnh mẽ giúp các địa phương định hình tương lai. Chương trình phát triển đô thị tạo động lực, định hướng để các địa phương triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn, nâng loại các đô thị hiện hữu và hình thành, phát triển các đô thị mới, hướng đến sự bền vững.

  • Sở Xây dựng Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Phùng Phú Phong cho biết, việc tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển các đô thị theo mục tiêu bền vững. Đây không chỉ là dịp để nhìn lại các thành tựu đã đạt được mà còn là cơ hội để đặt ra những mục tiêu cao hơn trong tương lai.

  • Bài 1: Thiên Thời, địa lợi, nhân hòa - hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Trên hành trình hướng tới mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh đang tập trung thu hút, lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị lớn, đa tiện ích.

  • UBND thành phố Hà Nội xem xét đề án giao thông thông minh trên địa bàn

    Sáng 1-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11-2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố.

  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

  • Xác định giải pháp để 5 huyện ở Thủ đô “tăng tốc” lên quận

    Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23-9-2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load