Thứ hai 06/05/2024 11:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thanh Hoá: Trộn đất đổ đi với đất núi để đắp đường là thí nghiệm và thi công thử

11:08 | 27/06/2023

(Xây dựng) - Nhà thầu trộn đất đào đổ đi với đất núi để đắp nền đường dẫn lên cầu, đại diện chủ đầu tư cho rằng việc trộn đất đào đổ đi (đất cát pha) với đất núi là thí nghiệm và thi công thử, nhằm tận dùng đất đổ đi, giảm chi phí đầu tư, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước.

Thanh Hoá: Trộn đất đổ đi với đất núi để đắp đường là thí nghiệm và thi công thử
Có khoảng 50m dài đoạn đường dẫn lên cầu thuộc địa phận xã Hoằng Xuân, thí nghiệm và thi công thử, tuy nhiên không đảm bảo sẽ xúc đi và thay thế vật liệu đảm bảo với hồ sơ thiết kế.

Theo người dân xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hoá phản ánh tới phóng viên Báo điện tử Xây dựng, về việc nhà thầu thi công cầu vượt sông Mã đã lấy đất thải trộn với đất núi để đắp nền đường dẫn lên cầu, người dân cho rằng nếu thực hiện như vậy về lâu dài sẽ không đảm bảo.

Để xác minh thông tin trên, phóng viên đã về xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hoá để tìm hiểu, qua đó nội dung trên là có cơ sở, cụ thể một đoạn nền đường nhà thầu đã trộn đất đào đổ đi với đất núi để đắp nền đường.

Anh T, một người dân địa phương cho biết: Tôi không hiểu vì sao họ lại lấy đất thải trộn với đất núi để làm đường, làm như vậy chất lượng có đảm bảo?

Theo tìm hiểu của phóng viên, đoạn đường trên là: Gói thầu số 06 thi công xây dựng công trình + bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng, Tiểu dự án 1 - cầu vượt sông Mã và đường 2 đầu cầu từ Km5+250-Km7+250, thuộc Dự án đường nối Quốc lộ 1 với Quốc lộ 45 đoạn từ xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa đến xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa (Km5+250 - Km14+603), do Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hoá làm chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu là Công ty Cổ phần 479 Hoà Bình và Công ty Cổ phần Xây dựng cầu Thanh Hoá, với giá trị hơn 502 tỷ đồng, Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải là đơn vị tư vấn giám sát.

Phần thi công xây dựng công trình xây dựng cầu và đường đầu cầu từ Km5+250 (tại xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa) đến Km7+250 (tại nút giao quy hoạch tại xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa) với quy mô như sau: Phần đường xây dựng mới tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với Vtk=80km/h (theo TCVN 4054:2005), với quy mô chiều rộng nền đường Bn=12m; chiều rộng mặt đường Bm=11m, gồm 2 làn xe cơ giới Bcg=2x3,5m, 2 làn xe thô sơ Bts=2x2m, lề đất Blề = 2x0,5m; mặt đường bê tông nhựa có cường độ yêu cầu Eyc>155Mpa.

Phần cầu: Bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực theo tiêu chuẩn TCVN11823: 2017 với bề rộng cầu 12m; tải trọng thiết kế HL93, người đi bộ 3x10¬-3 Mpa; tần suất lũ thiết kế cầu qua sông Mã P=1%; đảm bảo thông thuyền BxH=(40x7)m.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hoá cho biết: “Với tình trạng nguồn nguyên vật liệu thiếu như hiện nay, để tiết kiệm chi phí mua đất cũng như vận chuyển đất đào đổ đi (đất cát pha), cho nên chúng tôi thí nghiệm và thi công thử bằng trộn đất mua tại mỏ và đất đào đổ đi, đầu tiên là trộn 50/50 nhưng thí nghiệm về vật liệu là không đạt (không đảm bảo về chỉ tiêu), sau đấy đến khi thí nghiệm 70% đất mua và 30% đất tận dụng lại thì vật liệu đất đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật để đắp, công nghệ trộn là công nghệ máy xúc đảo.

Tuy nhiên, khi thi công thử chiều dài 50m, chiều dày đất đắp là 20cm, thì kết quả kiểm tra độ chặt ở 3 vị trí ngẫu nhiên, tuy nhiên chỉ 2 vị trí đảm bảo và 1 vị trí không đảm bảo, bởi vì công nghệ trộn máy xúc không được đều. Chúng tôi đã cho nhà thầu múc đi, nhưng mấy hôm nay trời mưa nên nhà thầu chưa múc đi được”.

Trần Cường

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load