Thứ hai 29/04/2024 13:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thanh Hóa: Dấu ấn nửa nhiệm kỳ

14:59 | 25/10/2023

(Xây dựng) - Với tinh thần “Đoàn kết – Kỷ cương – Sáng tạo – Phát triển” nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, tạo thế và lực cho sự phát triển, sớm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Thanh Hóa: Dấu ấn nửa nhiệm kỳ
Thanh Hóa khởi sắc sau nữa nhiệm kỳ đã qua (ảnh V.T).

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thử thách, đặc biệt là đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khiến các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, lạm phát và lãi suất tăng cao, giá nhiên liệu biến động mạnh đã đặt thách thức đối với cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa ta nói riêng. Nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thanh Hóa đã đoàn kết, chủ động, nỗ lực khắc phục khó khăn, thách thức, tranh thủ tối đa những điều kiện thuận lợi, nên kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa vẫn giữ được ổn định và tiếp tục phát triển, quốc phòng - an ninh được bảo đảm, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực.

Nữa nhiệm kỳ đã qua, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (GRDP) bình quân hằng năm (2021 – 2023) ước đạt 9,69% đứng thứ 5 cả nước và đứng thứ 3 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, thấp hơn mục tiêu đề ra (11%), nhưng là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức. Quy mô GRDP (giá hiện hành) năm 2023 ước đạt 279.074 tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm 2020, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ. GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 3.144 USD, gấp 1,42 lần năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; nhiều chỉ tiêu thuộc lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng mạnh, tổng thu ngân sách nhà nước 3 năm từ năm 2021 – 2023 ước đạt 132.418 tỷ đồng vượt dự toán Trung ương giao hàng năm. Trong đó, năm 2022 đạt 51.173 tỷ đồng cao nhất từ trước đến nay và đứng thứ 9 cả nước. Tốc độ thu ngân sách Nhà nước bình quân hang năm ước đạt 11,3% cao hơn mục tiêu Nghị Quyết.

Thanh Hóa cũng đã thu hút được hơn 2.300 dự án đầu tư trực tiếp, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 650.000 tỷ đồng; trong đó, có 149 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 14,6 tỷ USD. Thanh Hoá hiện là tỉnh đứng thứ 8 của cả nước về thu hút vốn FDI. Các dự án đi vào vận hành đã trở thành động lực chính đưa quy mô nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa luôn trong top 10 của cả nước.

Thanh Hóa: Dấu ấn nửa nhiệm kỳ
Nửa nhiệm kỳ còn lại Thanh Hóa tập trung vào 7 nhiệm vụ chủ yếu để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo (ảnh: VPBNS).

Cùng với đó là sự chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thanh Hóa, vì vậy chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2023 đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn tỉnh có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 363 xã đạt chuẩn NTM; 80 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 17 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 760 thôn, bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới. Nhờ vậy, Thanh Hóa là một trong những tỉnh, thành phố có số lượng xã, huyện đạt chuẩn NTM lớn nhất cả nước và đang là địa phương đi đầu trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Chính sự quyết liệt và sáng tạo của tỉnh Thanh Hóa đã tạo động lực cho các địa phương vận dụng sáng tạo vào thực tiễn và tập trung xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, tạo sức lan tỏa.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được Thanh Hóa đang còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức để sớm hoàn thành mục tiêu Nghị Quyết Đại hội Đang bộ đề ra như: Biến động về giá nguyên, nhiên vật liệu, chi phí sản xuất tăng cao, chất lượng sức cạnh tranh của các sản phầm, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, năng lực khoa học – công nghệ còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng còn thiếu, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, nhất là hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu vực miền núi… Thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường.

Để sớm thực hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, cơ chế, chính sách mới. Triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2045; các cơ chế chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 37 của Quốc hội, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng và phát triển Thanh Hóa “đến năm 2025, trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của tổ quốc, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và đến năm 2045 là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại, tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước”.

Thảo Chi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load