Chủ nhật 03/11/2024 03:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Thái Nguyên: Xây dựng Sông Công trở thành thành phố văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa

09:37 | 04/02/2024

(Xây dựng) - “Xây dựng Sông Công trở thành thành phố văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa, hướng tới nền kinh tế trí thức và đô thị thông minh, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, là một trong những địa phương đi đầu về sự thịnh vượng và chất lượng cuộc sống của người dân”. Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND thành phố Sông Công tại Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận TP Sông Công là đô thị loại II.

Thái Nguyên: Xây dựng Sông Công trở thành thành phố văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại Hội nghị thẩm định đề án Đề nghị công nhận TP Sông Công.

Nhằm triển khai cụ thể Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 04 NQ/TU ngày 02/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc xây dựng và phát triển thành phố Sông Công và trở thành đô thị loại II; Kết luận số 376-KL/TU ngày 02/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc xây dựng và phát triển thành phố Sông Công đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2035 và Chương trình phát triển đô thị thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, UBND thành phố Sông Công đã triển khai lập Đề án đề nghị công nhận thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên là đô thị loại II.

Qua rà soát, đối chiếu với 5 tiêu chí, 63 tiêu chuẩn của đô thị loại II theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, thành phố Sông Công đã hội tụ đủ các tiêu chí và cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn của đô thị loại II. Việc lập Đề án đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Sông Công, thuộc tỉnh Thái Nguyên là đô thị loại II là cần thiết; có ý nghĩa quan trọng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vị trí chức năng đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; thu hút đầu tư xây dựng thành phố Sông Công theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững. Đồng thời là nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Sông Công sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu. Qua đánh giá thực trạng đối với tiêu chí, tiêu chuẩn của đô thị loại II, thành phố Sông Công đạt 85,20/100 điểm.

Thái Nguyên: Xây dựng Sông Công trở thành thành phố văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa
Chủ tịch UBND thành phố Sông Công Vũ Duy Nghĩa nhấn mạnh: Xây dựng Sông Công trở thành thành phố văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa, hướng tới nền kinh tế trí thức và đô thị thông minh, có kết cấu hạ tầng đồng bộ…

Trong 63 tiêu chuẩn có: 35/63 tiêu chuẩn đạt điểm tối đa thể hiện những thế mạnh của thành phố, đặc biệt là các tiêu chuẩn vế kinh tế - xã hội và hạ tầng đô thị; 23/63 tiêu chuẩn đạt điểm trung bình và tối thiểu; 5/63 tiêu chuẩn chưa đạt điểm.

UBND thành phố sẽ phấn đấu khắc phục các tiêu chuẩn này là: Cơ sở giáo dục đào tạo cấp đô thị; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý; đất cây xanh toàn đô thị bình quân đầu người; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị bình quân đầu người.

UBND thành phố Sông Công đã có kế hoạch hoàn thiện từng tiêu chuẩn cụ thể, trong đó tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị nhằm khắc phục và hoàn thiện với các nhóm tiêu chuẩn chưa đạt điểm và tiếp tục đầu tư hoàn thiện đối với nhóm tiêu chuẩn chưa đạt điểm tối đa để phấn đấu đến 2035 hoàn chỉnh đạt điểm tối đa với tất cả các tiêu chuẩn.

Hội nghị thẩm định đề án Đề nghị công nhận TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên là đô thị loại II diễn ra vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho rằng, Sông Công là đô thị hạt nhân, một trong những đô thị động lực của tỉnh Thái Nguyên, với đặc thù đô thị công nghiệp rất rõ, nhiều tiềm năng phát triển; hồ sơ đề án đáp ứng các yêu cầu về thành phần và quy trình.

Sông Công hiện trạng khá nhỏ về diện tích và dân số so với quy mô của một đô thị loại II, do đó địa phương cần rà soát các chỉ tiêu về dân số, đất đai cho phù hợp, đồng thời tính toán việc mở rộng, sắp xếp đơn vị hành chính để đáp ứng yêu cầu cũng như tạo điều kiện cho phát triển. Bên cạnh đó, địa phương cần thống nhất và chịu trách nhiệm toàn diện về số liệu các thời kỳ báo cáo; tập trung hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá, nhất là các tiêu chuẩn chưa đạt; có định hướng rõ hơn về phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị.

Thái Nguyên: Xây dựng Sông Công trở thành thành phố văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa
Quảng trường 1/7 thành phố Sông Công.

Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn yêu cầu địa phương rà soát toàn bộ đồ án, đảm bảo thống nhất các số liệu. Thứ trưởng gợi mở địa phương lập lại Quy hoạch đô thị Sông Công để có định hướng thu hút đầu tư cho phát triển để đảm bảo yêu cầu cho phát triển bền vững.

Khi thành phố Sông Công lên đô thị loại II, thành phố sẽ có nhiều thuận lợi để tiếp tục triển khai nhiều dự án lớn xứng đáng là đô thị loại II của tỉnh Thái Nguyên, tập trung các nguồn lực trong đầu tư phát triển và quản lý đô thị, nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị tiến tới “Xây dựng Sông Công trở thành thành phố văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa, hướng tới nền kinh tế trí thức và đô thị thông minh, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, là một trong những địa phương đi đầu về sự thịnh vượng và chất lượng cuộc sống của người dân”, sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Vùng kinh tế Bắc Bộ và Vùng Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, trở thành đô thị phát triển bền vững; có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao; có điều kiện an sinh tốt và cuộc sống có chất lượng cao.

Đinh Vũ

Theo

Cùng chuyên mục
  • Long An đẩy nhanh phát triển đô thị theo hướng bền vững

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, chương trình phát triển đô thị không chỉ đơn thuần là một chiến lược phát triển kinh tế mà còn là một động lực mạnh mẽ giúp các địa phương định hình tương lai. Chương trình phát triển đô thị tạo động lực, định hướng để các địa phương triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn, nâng loại các đô thị hiện hữu và hình thành, phát triển các đô thị mới, hướng đến sự bền vững.

  • Sở Xây dựng Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Phùng Phú Phong cho biết, việc tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển các đô thị theo mục tiêu bền vững. Đây không chỉ là dịp để nhìn lại các thành tựu đã đạt được mà còn là cơ hội để đặt ra những mục tiêu cao hơn trong tương lai.

  • Bài 1: Thiên Thời, địa lợi, nhân hòa - hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Trên hành trình hướng tới mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh đang tập trung thu hút, lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị lớn, đa tiện ích.

  • UBND thành phố Hà Nội xem xét đề án giao thông thông minh trên địa bàn

    Sáng 1-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11-2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố.

  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

  • Xác định giải pháp để 5 huyện ở Thủ đô “tăng tốc” lên quận

    Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23-9-2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load