Chủ nhật 03/11/2024 02:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Thái Nguyên: Phải đảm bảo lối đi dành cho người đi bộ, người khuyết tật

21:32 | 11/03/2024

(Xây dựng) – Đó là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng trong việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng hè phố dành cho người đi bộ, người khuyết tật, nhất là trong các đô thị trên địa bàn tỉnh, nhằm không ngừng xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

Thái Nguyên: Phải đảm bảo lối đi dành cho người đi bộ, người khuyết tật
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải trao Bằng khen của UBND tỉnh cho người khuyết tật tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên.

Trong những năm qua, các đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được tập trung đầu tư phát triển theo Chương trình phát triển đô thị, Quy hoạch đô thị được duyệt; kiến trúc cảnh quan đô thị đang từng bước khang trang, hiện đại, sầm uất; các tuyến đường đô thị được quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo chỉnh trang góp phần cải thiện mỹ quan, văn minh đô thị.

Hiện tại, Thái Nguyên là một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao của cả nước, cùng với đó là sự gia tăng lưu lượng phương tiện, nguời tham gia giao thông trên các tuyến đuờng, đặc biệt là các tuyến nội thị. Tuy nhiên, công tác thiết kế kỹ thuật, quản lý, sử dụng vỉa hè và đầu tư không gian dành cho người đi bộ, người khuyết tật... chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, Thái Nguyên cũng là tỉnh có số lượng đông người khuyết tật với số lượng lên đến trên 26 nghìn người, chiếm 2,16% dân số toàn tỉnh và trên 3.800 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.

Để khắc phục ngay tình trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo Chủ tịch UBND các thành phố Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên: Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn đảm bảo trật tự, văn minh đô thị, đảm bảo lối đi dành cho người đi bộ, người khuyết tật (đáp ứng các yêu cầu về bề rộng, độ dốc, vật liệu hoàn thiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, chống trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người đi bộ, người khuyết tật...); rà soát, nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền việc cấm đỗ xe tại các tuyến đường dân sinh, nội thị có bề rộng lòng đường dưới 5,5m để đảm bảo cho các phương tiện lưu thông, tránh ùn tắc giao thông và nâng cao ý thức, văn minh đô thị; đồng thời giao nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho chủ tịch UBND các phường, xã thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng, tái lấn chiếm vỉa hè, lối đi bộ theo thẩm quyền; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào xây dựng và quản lý tuyến phố văn minh đô thị.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác quy hoạch, quản lý và đầu tư xây dựng mới các tuyến đường đô thị và vỉa hè đảm bảo tuân thủ theo QCVN 10:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình, đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng; có kế hoạch, lộ trình cải tạo đối với các tuyến đường và hè phố đô thị, bãi đỗ xe, công trình công cộng hiện hữu, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn, dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết giúp người khuyết tật dễ dàng tiếp cận sử dụng theo quy chuẩn, quy định hiện hành.

Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn và quản lý lắp đặt biển quảng cáo tuân thủ theo QCVN 17: 2018/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời, nhất là các tuyến đường, khu phố trung tâm, nội thị; tuân thủ Luật Quảng cáo và các quy định pháp luật có liên quan.

Trong đó nhấn mạnh: Chủ tịch UBND các thành phố sẽ phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND tỉnh, về công tác quản lý trật tự xây dựng, sử dụng hè phố, lòng đường theo quy định trên địa bàn quản lý.

Thái Nguyên: Phải đảm bảo lối đi dành cho người đi bộ, người khuyết tật
Thái Nguyên xây dựng phát triển đô thị theo hướng xanh - thông minh - bền vững.

Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thành phố về công tác quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo các công trình xây dựng trên địa bàn tuân thủ đúng theo quy hoạch và giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các huyện, thành phố rà soát, đánh giá và hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý hoạt động quảng cáo trên các tuyến đường, tuyến phố đảm bảo đúng quy định, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thống, nhất là người đi bộ, người khuyết tật; đồng thời đảm bảo mỹ quan đô thị.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng, hoạt động quảng cáo trên các tuyến đường, tuyến phố để người dân thực hiện đảm bảo đúng quy định pháp luật. Chủ tịch UBND các huyện nghiên cứu, rà soát các tuyến đường chính trong khu vực thị trấn thuộc huyện quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo lối đi dành cho người đi bộ, người khuyết tật tại địa phương…

Việt Hoan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Long An đẩy nhanh phát triển đô thị theo hướng bền vững

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, chương trình phát triển đô thị không chỉ đơn thuần là một chiến lược phát triển kinh tế mà còn là một động lực mạnh mẽ giúp các địa phương định hình tương lai. Chương trình phát triển đô thị tạo động lực, định hướng để các địa phương triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn, nâng loại các đô thị hiện hữu và hình thành, phát triển các đô thị mới, hướng đến sự bền vững.

  • Sở Xây dựng Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Phùng Phú Phong cho biết, việc tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển các đô thị theo mục tiêu bền vững. Đây không chỉ là dịp để nhìn lại các thành tựu đã đạt được mà còn là cơ hội để đặt ra những mục tiêu cao hơn trong tương lai.

  • Bài 1: Thiên Thời, địa lợi, nhân hòa - hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Trên hành trình hướng tới mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh đang tập trung thu hút, lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị lớn, đa tiện ích.

  • UBND thành phố Hà Nội xem xét đề án giao thông thông minh trên địa bàn

    Sáng 1-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11-2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố.

  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

  • Xác định giải pháp để 5 huyện ở Thủ đô “tăng tốc” lên quận

    Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23-9-2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load