Thứ năm 26/12/2024 17:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Thái Nguyên: Hỗ trợ thực hiện mô hình Nông thôn mới thuộc chương trình khoa học công nghệ

15:39 | 11/04/2024

(Xây dựng) - Đây là nội dung quan trọng nhằm thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 115/KH-UBND, ngày 13/6/2023 của UBND tỉnh Thái Nguyên về triển khai thực hiện Quyết định 923/QĐ-TTg, ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thái Nguyên: Hỗ trợ thực hiện mô hình Nông thôn mới thuộc chương trình khoa học công nghệ
Thái Nguyên là một trong chín tỉnh được Trung ương lựa chọn triển khai mô hình thí điểm về chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, các mô hình được hỗ trợ thực hiện mô hình Nông thôn mới thuộc chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024, gồm có: Mô hình hợp tác, liên kết ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, nông nghiệp chính xác, vật liệu mới; ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ và hiện đại hóa công tác thủy lợi để phát triển sản xuất; sơ chế và chế biến nông, lâm, thủy sản theo hướng an toàn, hữu cơ, sinh thái.

Mô hình ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, thương mại nông lâm thủy sản và quản trị nông thôn. Mô hình làng sinh thái, làng thông minh đáp ứng an ninh nguồn nước và thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo đảm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Mô hình khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển kinh tế rừng; trồng và bảo vệ rừng; phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; Mô hình xây dựng cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn. Mô hình xã hội hóa, mô hình hợp tác công tư trong đầu tư, quản lý, khai thác công trình hạ tầng nông thôn và bảo vệ môi trường.

Thái Nguyên: Hỗ trợ thực hiện mô hình Nông thôn mới thuộc chương trình khoa học công nghệ
Tính đến tháng 12/2022, Thái Nguyên có 272 làng nghề được công nhận, trong đó có 184 làng nghề truyền thống và 88 làng nghề. Nổi tiếng nhất là nghề trồng và chế biến chè với sản lượng và chất lượng đứng hàng đầu cả nước.

Đối tượng được hỗ trợ: tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất – kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, chủ trang trại, gia trại, nông dân, lao động nông thôn…; trong đó ưu tiên cho hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có hợp đồng liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản, nông dân tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng; nông dân nồng cốt trong sản xuất - kinh doanh các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh; nông dân chủ động, sẵn sàng đối ứng thử nghiệm, nhân rộng các quy trình kỹ thuật, công nghệ, công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ sản xuất sạch hơn hoặc các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án khởi nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tổ chức, cá nhân được hỗ trợ phù hợp với đối tượng thụ hưởng tại Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 (theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Việt Hoan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load