Thứ hai 05/08/2024 11:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thách thức lớn cho kịch bản tăng trưởng kinh tế của cả năm nay

14:42 | 03/08/2024

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm ở mức từ 6,5-7%, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng đây là thách thức rất lớn, đòi hỏi có giải pháp bứt phá tăng trưởng trong ngắn hạn.

Thách thức lớn cho kịch bản tăng trưởng kinh tế của cả năm nay
Dây chuyền sản xuất linh kiện cho các sản phẩm điện tử tại Công ty TNHH INOAC Viet Nam (vốn đầu tư của Nhật Bản), Khu công nghiệp Quang Minh (Hà Nội). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Theo Nghị quyết số 108/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, cả nước sẽ phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm ở mức từ 6,5-7%.

Con số này cao hơn mức từ 6-6,5% tại Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2024 của Quốc hội.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng đây là thách thức rất lớn, đòi hỏi vừa có giải pháp bứt phá tăng trưởng ngay trong ngắn hạn, vừa duy trì đà tăng trong trung, dài hạn.

Báo cáo Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cả năm 2024 vừa được CIEM công bố đã đưa ra hai kịch bản tăng trưởng cho 6 tháng cuối năm cũng như cả năm 2024.

Cụ thể, trong kịch bản 1, tăng trưởng GDP năm 2024 dự báo đạt 6,55%, xuất khẩu tăng 9,54% so với năm 2023, chỉ số CPI bình quân cả năm tăng 4,32% so với năm trước và cán cân thương mại giữ được thặng dư ở mức 5,7 tỷ USD.

Trong kịch bản 2, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,95%, xuất khẩu cả năm tăng 11,64% so với năm 2023, chỉ số CPI bình quân tăng 4,12% so với năm trước và cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 7,3 tỷ USD.

Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM), sở dĩ CIEM dự báo tăng trưởng GDP ở cả hai kịch bản đều cao hơn so với mức tăng trưởng mục tiêu tại Nghị quyết 01/NQ-CP là bởi tăng trưởng GDP đã có sự phục hồi tích cực qua các quý. So sánh với cùng kỳ trong giai đoạn 2020-2023, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 chỉ thấp hơn so với năm 2022.

Thách thức lớn cho kịch bản tăng trưởng kinh tế của cả năm nay
May hàng xuất khẩu tại Công ty may Tinh Lợi, Hải Dương. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

So sánh tăng trưởng giữa các quý trong giai đoạn này thì tăng trưởng quý 2/2024 cũng chỉ thấp hơn so với quý 1 và quý 3 của năm 2022.

Một trong những nguyên nhân đóng góp vào mức tăng ấn tượng của quý 2/2024 cũng như 6 tháng đầu năm, theo đánh giá của CIEM là do các cấu phần của tổng cầu đều có tăng trưởng tương đối tích cực; trong đó, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,78% so với cùng kỳ năm 2023, đóng góp 64,26% vào tốc độ tăng GDP; tích lũy tài sản tăng 6,72%, đóng góp 35,15%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,59%.

“Đáng chú ý, tốc độ tăng của tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản đang phục hồi dần về mức của các năm 2018-2019, thời điểm trước dịch COVID-19,” báo cáo của CIEM ghi nhận.

Báo cáo của CIEM cũng ghi nhận một số kết quả tích cực trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm như: lạm phát tăng nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát; lãi suất điều hành được duy trì ổn định và thấp hơn so với cuối năm 2023; đầu tư công được thúc đẩy và vốn đầu tư FDI vẫn duy trì xu hướng tích cực.

Tư lệnh ngành kế hoạch và đầu tư cũng cho rằng 6 tháng đầu năm 2024, dù bối cảnh tình hình thế giới trong nước đối mặt nhiều khó khăn, thách thức nhưng nền kinh tế đã có bước phục hồi tích cực, ấn tượng, cao hơn các kịch bản đề ra và dự báo của tổ chức quốc tế, đồng đều ở tất cả các lĩnh vực, địa phương.

Đặc biệt là, Việt Nam đã thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần cải cách, phát triển trong từng bộ, ngành, địa phương, tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp để giải quyết khó khăn, vướng mắc, chủ động kiến tạo, hình thành nền tảng quan trọng cho phát triển đất nước trong trung và dài hạn.

Tuy nhiên, theo ông Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để cả năm tăng trưởng 6,5-7% thì 6 tháng cuối năm phải đạt từ 7-7,5%. Đây là thách thức lớn, cần có kế hoạch cụ thể, quyết liệt, hành động rõ ràng cho tăng trưởng cả năm.

Chuyên gia Cao Viết Sinh cũng lưu ý cùng với phấn đấu đạt tăng trưởng cao hơn, phải chú ý áp lực tăng giá, đảm bảo được mục tiêu lạm phát. Một trong những giải pháp quan trọng để tăng trưởng cao hơn là cần tăng cầu trong nước vì sức mua hiện còn yếu.

Đà phục hồi của doanh nghiệp trong nước cũng còn chậm so với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Các địa phương cần quan tâm hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Để xử lý khó khăn trong ngắn hạn và dài hạn, theo bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương (CIEM), trong nửa cuối năm 2024, Việt Nam sẽ phải lưu tâm xử lý về áp lực lạm phát. Bởi, tác động từ tăng lương cơ sở và tăng lương tối thiểu vùng có thể gây ra lạm phát “chi phí đẩy” nếu không có giải pháp kịp thời, đồng bộ.

Bên cạnh đó, rủi ro gia tăng chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, kèm theo đó là khả năng lạm phát gia tăng ở Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể giữ lãi suất điều hành ở mức cao, cần phải được xem xét cẩn trọng.

Tiếp đến khả năng kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) còn chậm được cải thiện. Cùng với đó, nhận thức và năng lực chuyển đổi của doanh nghiệp để thích ứng với các xu hướng mới còn tương đối hạn chế. Ngoài ra, quá trình cải cách các quy định, điều kiện kinh doanh còn chưa tương xứng với yêu cầu và kỳ vọng.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh, phải đồng hành cùng doanh nghiệp; rà soát, sửa đổi ngay các quy định, thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật… không phù hợp với thực tế, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.

Cùng với đó, đẩy nhanh việc tháo gỡ, giải quyết, xử lý các dự án, đất đai tồn đọng để giải phóng nguồn lực cho phát triển. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ mới để đáp ứng tiêu chuẩn mới của các thị trường xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.

Về phía địa phương, theo đại diện Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua, trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy giải ngân đầu tư công và hoàn thành phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thành phố nhận thấy có một số vướng mắc, khó khăn liên quan tới Luật Đầu tư công và Luật Quy hoạch.

Do vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch để phù hợp với điều kiện thực tế triển khai thực hiện tại các địa phương.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh các địa phương cần nhanh chóng nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chíp, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung các giải pháp khơi thông điểm nghẽn, thúc đẩy tối đa các động lực tăng trưởng hiện hữu và phát huy động lực, mô hình tăng trưởng mới ./.

Theo Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ T&T đã hoàn thành nộp 100% tiền thuế

    (Xây dựng) - Mặc dù gặp nhiều khó khăn chung của nền kinh tế nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ T&T - chủ đầu tư Dự án Khu đô thị VCI Sky Garden Vĩnh Yên đã nỗ lực hoàn thành nộp thuế hơn 300 tỷ đồng với Nhà nước.

  • Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

    Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn với những bước đi đầu tiên. Nhiều mô hình doanh nghiệp kinh tế tuần hoàn dựa trên ứng dụng khoa học-công nghệ, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững đã bắt đầu hoạt động.

  • Hà Tĩnh: Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án nhà máy sản xuất sơn Nano

    (Xây dựng) - Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh vừa chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án nhà máy sản xuất sơn Nano với tổng vốn đầu tư gần 50 tỷ đồng, thuộc quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Gia Lách (huyện Nghi Xuân).

  • Sửa quy định về nhiệm vụ điều tiết điện lực của Bộ Công Thương

    (Xây dựng) – Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương và Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

  • Thủ tướng quyết định tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia khỏi EVN

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 752/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và chủ trương thành lập Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện quốc gia trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

  • Cần nhiều trợ lực thúc đẩy chuyển dịch năng lượng

    Với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ, chuyển dịch năng lượng không chỉ là nhiệm vụ quan trọng mà còn là yếu tố then chốt để bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tuy nhiên, quá trình này đang đối diện với nhiều thách thức, cần nhiều chính sách hỗ trợ...

Xem thêm
  • Quảng Bình: Chấn chỉnh công tác đấu thầu

    (Xây dựng) - Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả trong thực thi pháp luật về đấu thầu, UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn số 1420/UBND-KT về việc chấn chỉnh, tăng cường quản lý công tác đấu thầu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn.

    06:05 | 04/08/2024
  • Taseco Land khởi công dự án Khu công nghiệp Đồng Văn 3 tại Hà Nam

    (Xây dựng) - Ngày 03/8, Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Taseco - Một thành viên của Taseco Group tổ chức Lễ khởi công dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn 3 phía Đông đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình”.

    22:38 | 03/08/2024
  • Các tỉnh Tây Nguyên cần nỗ lực, quyết tâm hơn nữa trong việc giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Chiều 2/8, tại Đắk Lắk, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh Tây Nguyên về tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

    20:07 | 03/08/2024
  • Thái Bình: Triển khai dự án khu công nghiệp Dược - Sinh học

    (Xây dựng) - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa có buổi làm việc với Liên danh các nhà đầu tư Quỹ Makara Capital Partners Pte., Ltd; Sakae Corporate Advisory Pte., Ltd và CTCP Newtechco Group về dự án khu công nghiệp Dược - Sinh học Thái Bình.

    18:22 | 03/08/2024
  • Bình Dương: Kinh tế vượt khó đảm bảo tăng trưởng

    (Xây dựng) - Cho thuê 79,22ha đất công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài 944 triệu đô la Mỹ. So với cùng kỳ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch tăng 13%; kim ngạch xuất khẩu đạt tăng 8,6%; kim ngạch nhập khẩu tăng 10,6% và đặc biệt, 2 dự án nhà ở với quy mô 5.968 căn hộ đã được chấp thuận chủ trương đầu tư... Đây là những con số ấn tượng trong 7 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Bình Dương.

    16:49 | 03/08/2024
  • Đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường

    (Xây dựng) – Bộ Công Thương vừa phát đi Thông cáo báo chí về vụ việc đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.

    12:28 | 03/08/2024
  • Nam Định: Đề xuất tháo gỡ vướng mắc liên quan đến Khu công nghiệp Mỹ Trung

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nam Định đã nhiều lần báo cáo bằng văn bản và báo cáo tại cuộc họp của Đoàn công tác của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương về làm việc để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Tuy nhiên, đến nay phương án xử lý tài sản của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh vẫn chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    09:51 | 03/08/2024
  • Hướng dẫn phương pháp lập giá bán điện bình quân

    (Xây dựng) - Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 09/2024/TT-BCT quy định tính toán giá bán điện bình quân.

    08:29 | 03/08/2024
  • Quy định mới về phương pháp lập giá điều độ vận hành hệ thống điện

    (Xây dựng) - Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BCT quy định phương pháp lập giá điều độ vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực.

    08:24 | 03/08/2024
  • Bến Tre: Thúc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Theo thông tin từ UBND tỉnh Bến Tre, vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam đã yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi chặt chẽ tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời yêu cầu tập trung tối đa các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ 11 công trình, dự án, chương trình, đặc biệt là dự án cầu Rạch Miễu 2.

    21:18 | 02/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load