Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể hạ tầng kinh tế - xã hội. Bởi vậy, trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển thương mại của từng địa phương phải bao gồm quy hoạch phát triển chợ.
Ngoài các loại chợ đã được quy định trước đây như chợ đầu mối, chợ kiên cố, chợ bán kiên cố, Nghị định sửa đổi cũng bổ sung thêm một số khái niệm chợ khác như: chợ chuyên doanh, chợ tổng hợp, chợ dân sinh, chợ biên giới, chợ tạm, chợ nông thôn, chợ miền núi, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế (KKT) cửa khẩu và khái niệm doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ.
Từ khi có Nghị định số 02/2003/NÐ-CP về phát triển và quản lý chợ đến nay, công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý chợ tại các địa phương đạt hiệu quả đáng kể. Cả nước xây mới gần 1.500 chợ, cải tạo nâng cấp hơn 1.800 chợ các loại, nâng tổng số chợ cả nước lên hơn 9.000 chợ; có khoảng 2 triệu hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ chiếm 40% số người hoạt động thương mại dịch vụ trong cả nước, trong đó người buôn bán cố định tại chợ chiếm khoảng 51%; số người thường xuyên trao đổi tại chợ chiếm 80% người tiêu dùng.
|
Từ khi có Nghị định số 02/2003/NÐ-CP về phát triển và quản lý chợ đến nay, công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý chợ tại các địa phương đạt hiệu quả đáng kể. Cả nước xây mới gần 1.500 chợ, cải tạo nâng cấp hơn 1.800 chợ các loại, nâng tổng số chợ cả nước lên hơn 9.000 chợ; có khoảng 2 triệu hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ chiếm 40% số người hoạt động thương mại dịch vụ trong cả nước, trong đó người buôn bán cố định tại chợ chiếm khoảng 51%; số người thường xuyên trao đổi tại chợ chiếm 80% người tiêu dùng.
Theo thống kê, tỷ trọng hàng hóa dịch vụ qua hệ thống chợ chiếm khoảng 40% tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ toàn xã hội, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội các địa phương. Hoạt động mua bán qua mạng lưới chợ là một kênh quan trọng tiêu thụ hàng nông, lâm, thủy, hải sản và sản phẩm các làng nghề, cung ứng vật tư cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống sinh hoạt nhân dân.
Ở nhiều địa phương, nhất là miền núi, chợ còn là nơi tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời là địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống. Chợ phát triển tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, tạo thuận lợi cho trao đổi và mua bán hàng hóa của cư dân trên địa bàn, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, công tác phát triển và quản lý chợ đang gặp nhiều khó khăn. Hiện cả nước còn khoảng 3.000 xã chưa có chợ. Trong số chợ đang có, chỉ có 11% chợ kiên cố (chủ yếu tập trung ở đô thị, thị trấn), 31% chợ bán kiên cố, hơn 33% chợ lều lán, gần 25% chợ họp ngoài trời. Nhiều chợ tuy được xây dựng kiên cố và bán kiên cố nhưng do sử dụng nhiều năm đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng thiếu vốn để nâng cấp, cải tạo, nhất là tại địa bàn nông thôn, miền núi và các địa phương kinh tế khó khăn.
Theo: www.chinhphu.vn
Theo baoxaydung.com.vn