Thứ tư 15/05/2024 13:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tăng trưởng GDP âm từ năm 2000, ADB lạc quan triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn

10:07 | 09/10/2021

(Xây dựng) - Đại dịch Covid-19 đã tàn phá mọi mặt trong đời sống xã hội, bao trùm trên 197 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đối với việc ảnh hưởng suy giảm nền kinh tế trầm trọng dẫn đến tình trạng đói nghèo, đời sống khó khăn, các công ty, tập đoàn phải dừng hoạt động… ở các nước là điều đã được lường trước.

tang truong gdp am tu nam 2000 adb lac quan trien vong tang truong kinh te viet nam trong dai han
Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Internet).

ADB lạc quan triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn

Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận mức tăng trưởng GDP âm, tính từ năm 2000. GDP quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.

Ngành duy nhất chứng kiến đà tăng trưởng trong quý III/2021 là ngành nông, lâm và thủy sản, với mức tăng 1,04%, trong khi ngành công nghiệp và xây dựng giảm 5,02% và ngành dịch vụ giảm 9,28% GDP 9 tháng đầu năm chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam.

ADB đã hạ mức dự báo tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam xuống 3,8%, giảm so với dự báo 5,8% được đưa ra vào tháng7. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê đưa ra dự báo khiêm tốn hơn, với mức tăng trưởng kinh tế năm 2021 dự báo đạt 2,5% nếu quý IV đạt được mức tăng 5,3%.

Sự phục hồi của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm soát dịch bệnh, tốc độ tiêm chủng và các biện pháp mở cửa nền kinh tế. Tuy nền kinh tế gặp nhiều thách thức, ADB và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn, với dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng ở mức 6,5% trong năm 2022. Tổng mức bán lẻ và hàng hóa giảm mạnh khách quốc tế đếnViệt Nam vẫn giảm mạnh do ảnh hưởng của các biện pháp chống dịch: Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.367,7 nghìn tỷ đồng, giảm7,1% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động vận tải hành khách tiếp tục gặp khó khăn, với 2.018,8 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 23,8% so với cùng kỳ năm trước, riêng quý III/2021 giảm 69,6% do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 114,5 nghìn lượt người trong 9 tháng đầu năm 2021, giảm 97% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 tháng đầu năm tăng trưởng dương bất chấp diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức 22,15 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy tổng vốn FDI tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước, vốn FDI giải ngân trong 9 tháng đầu năm giảm nhẹ 3,5% so với cùng kỳ, đạt 13,28 tỷ USD. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 những tháng gần đây dẫn tới một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất, đã khiến FDI giải ngân giảm.

Thu hút vốn FDI tăng trưởng mạnh

Nguồn FDI vẫn được thu hút ở một số ngành nghề cho dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Trong tổng số 18 ngành nghề thu hút FDI trong 9 tháng đầu năm 2021, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 11,8 tỷ USD, chiếm 53,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là ngành sản xuất, phân phối điện, với tổng vốn đầu tư trên 5,5 tỷ USD, chiếm gần 25% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực: kinh doanh bất động sản và bán buôn, bán lẻ.

Về đối tác đầu tư, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vàoViệt Nam trong 9 tháng đầu năm 2021, với tổng cộng 6,3 tỷ USD, chiếm 28,4% tổng vốn FDI đăng ký. Tiếp theo là các nhà đầu tư Hàn Quốc và Nhật Bản CPI tăng thấp nhất kể từ năm 2016: CPI bình quân quý III/ 21 tăng 2,51% so với cùng kỳ năm trước, và CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,82% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Ở chiều ngược lại, một số nguyên nhân làm giảm CPI 9 tháng đầu năm như giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,29% so với cùng kỳ năm trước; giá điện giảm tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội làm giá điện sinh hoạt giảm 0,99% so với cùng kỳ năm trước; Nhu cầu đi lại của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, làm giá vé máy bay giảm 20,91% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì mức tăng cao, tuy nhiên 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam vẫn nhập siêu 2,13 tỷ USD. Chín tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 240,52 tỷ USD, tăng 18,8%, trong khi kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 242,65 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm trước.

Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng đầu năm 2021 ước tính nhập siêu 2,13 tỷ USD. Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 69,8 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Về thị trường nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 81,3 tỷ USD, tăng 41,1% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 40,2 tỷ USD, tăng 21,6% và thị trường ASEAN đạt 30,7 tỷ USD, tăng 41,2%.

tang truong gdp am tu nam 2000 adb lac quan trien vong tang truong kinh te viet nam trong dai han

61,4% doanh nghiệp chế tạo và sản xuất bị ảnh hưởng trong quý III/2021, nhưng 43,4% tin tưởng tình hình sẽ được cải thiện vào quý IV/2021. Chín tháng đầu năm 2021, cả nước có gần 85,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1195,8 nghìn tỷ đồng; tổng số lao động đăng ký là 648,8 nghìn lao động, giảm 13,6% về số doanh nghiệp, 16,3% về vốn đăng ký và 16,6% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 16,7% và Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm2020.

Trong khảo sát mới nhất, 61,4% các doanh nghiệp chế tạo và sản xuất được hỏi cho rằng sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Cùng lúc đó, 43,4% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2021, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lạc quan nhất với tỷ lệ này là 79,4%.

Kiến Tài

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Định: Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân

    (Xây dựng) - Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, chiều 13/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân. Cử tri huyện Hoài Ân đã kiến nghị đến Quốc hội nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

    10:39 | 14/05/2024
  • Dự án đường dây 500kv mạch 3: Chậm nhất 20/6 hoàn thành dựng cột, kéo dây

    (Xây dựng) – Mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình thi công dự án tuy nhiên Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang nỗ lực để hoàn thành dựng cột, kéo dây muộn nhất vào ngày 20/6. Đây là một trong những chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An khi chủ trì buổi làm việc với các nhà thầu xây lắp về tiến độ dựng cột, kéo dây Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối (Dự án). Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

    10:36 | 14/05/2024
  • Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế năm 2024

    (Xây dựng) - Triển khai Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc Bộ đối với các dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền thuê đất trong năm 2024; nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ôtô sản xuất lắp ráp trong nước… trước khi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để trình Chính phủ theo quy định.

    10:26 | 14/05/2024
  • Giá dự thầu vượt giá gói thầu, xử lý thế nào?

    (Xây dựng) - Đơn vị của ông Trần Ngọc Đạt (Lào Cai) thực hiện đánh giá E-HSDT áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh qua mạng (gói thầu mua sắm hàng hóa), các E-HSDT đều vượt giá gói thầu được duyệt. Ông Đạt hỏi, trường hợp này có được áp dụng Điểm c Khoản 8 Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP không (khi thực hiện chào hàng cạnh tranh qua mạng cũng đều áp dụng biểu mẫu như hình thức đấu thầu rộng rãi)?

    10:24 | 14/05/2024
  • Kinh tế Bắc Ninh phát triển cơ bản theo đúng kịch bản tăng trưởng

    (Xây dựng) – Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, GRDP quý I/2024 của tỉnh Bắc Ninh theo giá so sánh 2010 ước đạt 27.765 tỷ đồng, giảm 3,83% so với cùng kỳ, nhưng lại là mức giảm ít hơn các quý trước đó và cơ bản đúng theo diễn biến kịch bản tăng trưởng quý I/2024 của tỉnh này đã đề ra.

    22:48 | 13/05/2024
  • Xây dựng công trình xanh tiết kiệm 40% năng lượng

    (Xây dựng) - Công trình xanh do Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (United States Green Building Council - viết tắt là USGBC) đưa ra, đề cập đến những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên. Các công trình xây dựng chiếm tỷ lệ khoảng 35-40% tổng năng lượng tiêu dùng cả nước. Tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà, công trình sẽ giúp giảm chi phí vận hành và lượng phát thải CO2 ra môi trường.

    15:47 | 13/05/2024
  • Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định nền kinh tế vĩ mô

    Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội lưu ý quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước, thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng phức tạp.

    14:18 | 13/05/2024
  • Chỉ 7,5% trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ được xếp hạng tín nhiệm trong 4 tháng đầu năm

    (Xây dựng) – 4 tháng đầu năm 2024 ghi nhận có 31 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 29.050 tỷ đồng. Tuy nhiên, các trái phiếu đã được xếp hạng tín nhiệm chỉ chiếm 7,5% giá trị phát hành.

    11:27 | 13/05/2024
  • Giá trị hợp đồng tương tự thế nào là đáp ứng yêu cầu?

    (Xây dựng) - Năm 2023, cơ quan ông Trần Hòa (Hà Nội) xây dựng E-HSMT của gói thầu quy mô lớn, đấu thầu rộng rãi qua mạng theo Mẫu sỗ 2B kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT về mua sắm hàng hóa, nội dung mua sắm gồm 13 máy siêu âm, có mã HS 9018.

    11:15 | 13/05/2024
  • Tiêu chuẩn nhân sự chủ chốt trong hồ sơ mời thầu

    (Xây dựng) - Hồ sơ mời thầu (năm 2023) yêu cầu nhà thầu cần có nhân sự chủ chốt 5 năm hoặc 1 hợp đồng. Nhà thầu dự thầu nhân sự có tham gia thi công 2 công trình giao thông cấp III, biên bản bàn giao năm 2017 và có chứng chỉ giám sát. Nhà thầu tham dự như vậy có đúng với hồ sơ mời thầu không?

    10:10 | 13/05/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load