Thứ tư 22/03/2023 23:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tại sao ở chung nhà nhưng không nên dùng chung bếp?

10:00 | 08/04/2021

(Xây dựng) - Bếp tượng trưng cho một gia đình. Không có bếp cũng đồng nghĩa không có Thần Bếp. Cho nên thiếu gì thì thiếu, nhưng thiếu bếp thì vẫn chưa phải là một gia đình hoàn chỉnh, độc lập.

tai sao o chung nha nhung khong nen dung chung bep
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Tôi có người bạn làm đông y ở phố LTK, Hà Nội. Một lần đến chơi, tôi gặp cô bạn và bà mẹ chồng đang chờ nhau để làm bếp. Lát sau, khi ngồi trò chuyện, cô than thở: “Nhà có một cái bếp nhiều khi khổ thế đấy bác ạ”. Tôi hỏi: “Thế vợ chồng cô vẫn ăn chung với bà à?”. “Không! Ăn riêng lâu rồi. Nhưng chật chội nên nhà em vẫn dùng chung bếp với bà”.

Nghe vậy, đắn đo mãi, sau tôi mới nói: “Cái bếp cô dùng chung với bà, có vẻ không ổn đâu”. “Sao ạ?”. “Vợ chồng cô sổ hộ khẩu riêng, đúng không?”. “Vâng ạ”. “Như vậy đã là một hộ riêng, gia đình riêng. Trong gia đình thì quan trọng nhất là cái bếp. Nhà mà không có bếp chưa phải là một hộ gia đình đầy đủ”.

Cô bạn tôi ớ người ra. Tôi nói thêm: “Phòng khách, phòng ngủ không có thần, nhưng bếp lại có thần cai quản”.

Cô suy nghĩ một lúc rồi hỏi: “Thế em phải làm sao bây giờ? Nhà em chật thế, sao có thể ngăn thêm làm bếp được?”.

Nói thêm về hoàn cảnh của người bạn: Bố mẹ chồng được chia một gian nhà ở một khu tập thể phố LTK. Gian nhà ở bên trong, dãy nhà bếp lại ở mặt đường. Cái thời bao cấp thì chuyện này không ai để ý, bếp vẫn là bếp. Nhưng đến thời mở cửa, bung ra thì một mét vuông đất mặt phố đã là cả một vấn đề. Vì vậy, các gia đình ở đây đều ngăn gian bếp, dành không gian mặt phố làm cửa hàng, hoặc là kinh doanh, hoặc là cho thuê. Vì thế, không gian bếp bị thu hẹp lại tới mức tối thiểu. Nhà bạn tôi cũng vậy. Bà mẹ chồng ở gian nhà phía sau, gian bếp ngăn ra cho thuê cửa hàng phía mặt phố được hai ki-ốt, còn vợ chồng con cái cô xây cái gác xép lên trên cửa hàng làm phòng ngủ và tiếp khách. Vì thế mà bếp phải dùng chung với mẹ chồng.

Trở lại câu chuyện đang nói dở, tôi bảo cô: “Chẳng cần phải ngăn thêm bếp làm gì. Trong bếp thì quan trọng nhất là bếp đun. Bây giờ cô chỉ cần mua một cái bếp điện hoặc bếp ga về đặt chung với bà. Thế là ổn”. Cẩn thận hơn, tôi xuống bếp tính tuổi chồng cô rồi chọn hướng và vị trí đặt bếp được đúng “tọa hung hướng cát”. Hôm sau, cô gọi điện khoe đã mua và đặt bếp như tôi hướng dẫn.

Bẵng đi đến nửa tháng, bỗng cô gọi điện rủ tôi đi café để thông báo chuyện vui. Khi tôi đến nơi, cô mừng rỡ nói: “Sau khi em đặt bếp riêng như bác hướng dẫn thì hiệu nghiệm ngay bác ạ. Hôm qua bà em họp gia đình, quyết định bà ở gian nhà trong, còn hai ki-ốt cho anh chồng em một gian và chồng em gian còn lại. Cảm ơn bác nhiều lắm”. “Cảm ơn bà chứ sao cô lại cảm ơn tôi”. “Thì bao nhiêu năm nay bà có đả động gì đâu. Thậm chí có lần chồng em gợi ý bà còn lờ đi. Thế mà tự dưng hôm qua lại quyết định cho vợ chồng em cái ki-ốt. Chả nhờ bác bảo mua bếp riêng thì là gì nữa”.

Thực sự tôi cũng không biết việc cô được chia nhà có liên quan gì đến việc đặt bếp riêng hay chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nhưng trong phong thủy có một điều mà hầu như rất ít người, ngay cả các chuyên gia phong thủy, để ý đến, đó là: Mỗi gia đình phải có một bếp riêng, nếu không thì chưa thể gọi là một gia đình.

Như trên đã nói, trong một ngôi nhà, căn hộ có nhiều không gian chức năng, nhưng chỉ riêng bếp là có thần cai quản. Mỗi năm, đến hai ba tháng chạp, Thần Bếp, tức Táo Quân lại lên Thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng về công chuyện trong một năm của gia đình đó. Không có bếp riêng, có nghĩa là gia đình đó cũng không có Thần Bếp. Vì vậy, cái bếp là hình ảnh tượng trưng cho một gia đình với tư cách là một thực thể riêng. Cho nên thiếu gì thì thiếu, nhưng thiếu bếp thì vẫn không phải là một gia đình hoàn chỉnh, không phải là một gia đình độc lập.

Vì vậy, con cái có thể ở chung với bố mẹ, nhưng nếu đã là gia đình riêng thì dứt khoát phải có bếp riêng.

Tuệ Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Màu sắc kỹ thuật số bao trùm nhà ở

    Những màu sắc kỹ thuật số như tím oải hương, bạc hà, hồng phấn mang đến sự vui tươi và mới mẻ cho không gian, từ đó thúc đẩy sức khỏe tinh thần của người ở.

  • Những lưu ý khi cải tạo chung cư cũ

    (Xây dựng) - Cải tạo căn hộ chung cư cũ đang là xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn hiện nay. Đây được xem là giải pháp hoàn hảo giúp bạn có một căn hộ mới, đẹp hơn và khang trang mà không phải chịu quá nhiều áp lực về tài chính. Vậy khi cải tạo căn hộ chung cư có phải lưu ý điều gì?

  • 6 cách ngụy trang thiết bị giặt là

    Các thiết bị cồng kềnh như máy giặt, máy sấy có thể giấu vào bên dưới quầy bếp, ở hành lang hoặc đằng sau cửa trượt.

  • Làm mới nhà bằng nội thất cũ

    "Newstalgia" là trào lưu kết hợp những yếu tố cổ điển vào không gian hiện đại. Các món đồ có lớp gỉ sét và cạnh bị mài mòn giờ được trưng bày trên những chiếc tủ, kệ hiện đại.

  • Ngôi nhà 'lộn xộn có tính toán'

    Đối lập với chủ nghĩa tối giản, phong cách "cluttercore" khuyến khích người ở lấp đầy không gian sống bằng các bộ sưu tập cá tính.

  • Sàn nhà màu xanh, đỏ, cam, hồng thành mốt

    Thay vì lát sàn gỗ hay gạch trơn truyền thống, bạn có thể sơn sàn với những màu rực rỡ để làm thay đổi diện mạo của không gian và mang đến cảm giác ấm cúng, thư thái.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load